Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Y Học Mới Nhất 2024

Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Y Học Mới Nhất 2024

Đăng ngày
30 Tháng Bảy, 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Nhóm chuyên viên học thuật ngành Y – Luận Văn Beta.

Y học là một trong những lĩnh vực quan trọng để đảm bảo sức khỏe cộng đồng từ đó làm nền tảng phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu về luận văn thạc sĩ y học được đánh giá cao. Vì vậy, trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ tổng hợp lại một số đề tài tiêu biểu để các bạn tham khảo nhé.

Tổng quan thạc sĩ y học

Luận văn thạc sĩ y học là công trình nghiên cứu khoa học có mức độ chuyên môn cao, đây là công trình nghiên cứu được thực hiện độc lập, đòi hỏi sinh viên cần vận dụng toàn bộ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, khả năng nghiên cứu của mình để giải quyết các vấn đề y học cấp bách. Luận văn thạc sĩ y học không chỉ là điều kiện cần để người học có thể hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ y học mà còn là cơ hội để các bác sĩ, các nhà nghiên cứu y học tương lai thể hiện được năng lực, khả năng chuyên môn của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành y.

Thông qua việc lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp, người học có cơ hội đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về một lĩnh vực khoa học cụ thể, khám phá những khía cạnh mới và bổ sung những kiến thức còn thiếu vào kho tàng khoa học. Đồng thời, luận văn thạc sĩ y học thường tập trung vào việc giải quyết những vấn đề y tế thực tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Quá trình thực hiện luận văn giúp học viên rèn luyện tư duy khoa học, kỹ năng nghiên cứu và khả năng làm việc độc lập, chuẩn bị cho họ trở thành những nhà nghiên cứu, bác sĩ có trình độ cao trong tương lai.

luan van thac si y hoc luanvanbeta
Giới thiệu về luận văn thạc sĩ y học

Các lĩnh vực viết luận văn thạc sĩ y học bao gồm:

  • Y khoa lâm sàng: Nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, tai mũi họng, mắt, da liễu, răng hàm mặt
  • Y học cơ bản: Sinh lý học, giải phẫu học, sinh hóa, vi sinh vật học, di truyền học
  • Y học dự phòng: Y tế công cộng, dịch tễ học
  • Y học cổ truyền
  • Y học tâm thần
  • Y học thể thao

Việc lựa chọn đề tài viết luận văn thạc sĩ y học sẽ phụ thuộc vào chuyên ngành đào tao, sở thích, sở trường của tác giả và đáp ứng đủ các tiêu chí: tính khả thi và thực tế, giá trị khoa học và thực tiễn. Ở phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài luận văn thạc sĩ y học mới nhất, cùng chúng tôi tham khảo để hoàn thành tốt hơn bài luận của mình nhé!

Có thể bạn quan tâm:

» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Y Khoa Xuất Sắc Nhất 2024, Tải Miễn Phí

» Top 05 Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Dược Lý Học Lâm Sàng Đạt Điểm Cao

Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ y học PDF, tải miễn phí

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng hạ Glucose máu của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm

luan-van-thac-si-y-hoc-01-luanvanbeta
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng hạ Glucose máu của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm

Đặt vấn đề:

Năm 2017, ước tính có khoảng 462 triệu người trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2, chiếm 6,28% dân số thế giới. Căn bệnh này đã gây ra hơn 1 triệu ca tử vong, trở thành nguyên nhân tử vong thứ 9. Tại Việt Nam, số lượng người mắc ĐTĐ đã tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua, hiện nay có khoảng 5,76 triệu người mắc bệnh này.

Ở bệnh nhân ĐTĐ, tình trạng tăng glucose máu kéo dài gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, dẫn đến nhiều biến chứng mãn tính. Do đó, việc kiểm soát glucose máu nhằm giảm nguy cơ tiến triển của các biến chứng và hạn chế tác dụng phụ của thuốc trở nên cấp thiết và được quan tâm hàng đầu.

Theo Y học cổ truyền, ĐTĐ có nhiều điểm tương đồng với chứng Tiêu khát, và có nhiều vị thuốc, bài thuốc đã chứng minh hiệu quả trong điều trị chứng này cả trên thực nghiệm lẫn lâm sàng. Hiện nay, xu hướng tìm kiếm và phát triển các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, vừa hiệu quả, ít tác dụng phụ và có thể dùng lâu dài đang được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới quan tâm.

Cao Bằng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho nhiều dược liệu quý phát triển, trong đó có me rừng, thạch hộc tía và giảo cổ lam, đều được đánh giá cao về chất lượng và hàm lượng hoạt chất. Những dược liệu này đã được dân gian sử dụng và có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao về tác dụng hạ glucose máu, điều chỉnh rối loạn mỡ máu,… Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về sự kết hợp của các vị thuốc này. Viên nang Gydenphy, sản phẩm từ đề tài cấp tỉnh Cao Bằng, được bào chế từ quả me rừng, giảo cổ lam và thạch hộc tía thu hái tại địa phương. Sản phẩm được bào chế tại Học viện Quân y, với quy trình và tiêu chuẩn cơ sở đã được đánh giá và thẩm định. Với thành phần dược liệu có hàm lượng hoạt chất tốt, viên nang Gydenphy được định hướng tác dụng trong dự phòng và điều trị tăng glucose máu cùng một số tác dụng quý khác. Sự kết hợp các dược liệu với các thành phần hoạt chất và cơ chế tác dụng khác nhau giúp tạo hiệu quả hiệp đồng, nâng cao hiệu quả hạ glucose máu.

Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng hạ Glucose máu của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm” với các mục tiêu:

  • Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của viên nang Gydenphy trên chuột nhắt gây Đái tháo đường type 1.
  • Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của viên nang Gydenphy trên chuột cống gây Đái tháo đường type 2.

Tải full Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng hạ Glucose máu của viên nang Gydenphy trên động vật thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động chi trên ở người bệnh do nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng điện châm kết hợp bài tập CIMT

uan-van-thac-si-y-hoc-02-luanvanbeta
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động chi trên ở người bệnh do nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng điện châm kết hợp bài tập CIMT

Đặt vấn đề:

Đột quỵ não, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng thiếu máu cục bộ đột ngột gây ra các triệu chứng thần kinh khu trú. Các triệu chứng này kéo dài hơn 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ, trừ khi có nguyên nhân chấn thương. Đột quỵ não đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật kéo dài. Khoảng 69% bệnh nhân bị giảm chức năng vận động chi trên và bàn tay, và gần 56% tiếp tục giảm chức năng này trong 5 năm sau đột quỵ Sự tiến bộ y học và công nghệ chẩn đoán giúp nhiều bệnh nhân sống sót sau tai biến, nhưng cũng làm tăng tỷ lệ di chứng và tàn tật. Suy giảm chức năng vận động bàn tay ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày, khiến bệnh nhân không thể sử dụng tay liệt, làm công việc cũ hoặc tự chăm sóc bản thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Phục hồi chức năng vận động trở thành vấn đề cấp thiết cho bệnh nhân đột quỵ não nói chung và nhồi máu não sau giai đoạn cấp nói riêng. Các phương pháp phục hồi như vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và điện châm đã chứng minh hiệu quả. Điện châm, do Nguyễn Tài Thu phát triển từ những năm 70, được sử dụng để điều trị tổn thương tủy sống, viêm não, đột quỵ não và hội chứng liệt nửa người. Kỹ thuật này không ngừng cải tiến và hoàn thiện.

Kỹ thuật tập bắt buộc tay liệt (Constraint Induced Movement Therapy – CIMT) là phương pháp can thiệp cụ thể cho phục hồi chi trên và bàn tay liệt, kích thích tối đa hoạt động của tay liệt để hoạt hóa các tế bào thần kinh, mang lại kết quả tốt nhất. Nhằm kết hợp y học cổ truyền và hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động chi trên ở người bệnh do nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng điện châm kết hợp bài tập CIMT” với các mục tiêu sau:

  • Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động chi trên ở người bệnh do nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng điện châm kết hợp bài tập CIMT.
  • Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp.

Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động chi trên ở người bệnh do nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng điện châm kết hợp bài tập CIMT

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan

mau-luan-van-thac-si-y-hoc-03-luanvanbeta
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú

Đặt vấn đề:

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính ngày càng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Năm 2017, toàn thế giới có 451 triệu người mắc ĐTĐ, dự báo con số này sẽ đạt 693 triệu vào năm 2045. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐ năm 2019 là 5,7%, và tỷ lệ bệnh nhân chưa được chẩn đoán là cao.

Biến chứng của ĐTĐ có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, làm suy giảm sức lao động, tăng chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, việc kiểm soát đường huyết tốt có thể làm chậm tiến triển bệnh. Chỉ số HbA1c là tiêu chí chính để đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kiểm soát đường huyết chưa tốt khá cao, với số liệu từ 70% đến 80% ở các quốc gia khác nhau.

Tại thành phố Thái Nguyên, số bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú khoảng 3.000 người, trong đó phường Phan Đình Phùng có hơn 350 bệnh nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu về tình trạng kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan tại địa phương còn hạn chế. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này nhằm:

  • Mô tả thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú tại phường Phan Đình Phùng năm 2019.
  • Phân tích các yếu tố liên quan đến tình trạng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân ĐTĐ tại khu vực này.

Tải miễn phí: Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

luan-van-thac-si-y-hoc-04-luanvanbeta
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Đặt vấn đề:

Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều cơ quan của trẻ sơ sinh do vi khuẩn gây ra. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh, chỉ đứng sau hội chứng suy hô hấp và tỷ lệ tử vong cao hơn ở trẻ sinh non. Các loại nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp bao gồm viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm da, viêm rốn, và viêm màng não mủ. Trong số đó, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, và viêm màng não là những nhiễm khuẩn nặng nhất, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao nhất.

Mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị và phát triển kháng sinh mới, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh vẫn đáng lo ngại. Toàn cầu, mỗi năm có hơn 1,4 triệu ca tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh, chiếm khoảng 13% tổng số ca tử vong ở trẻ sơ sinh, và 42% số ca tử vong xảy ra trong tuần đầu tiên sau sinh. Hơn 96% các trường hợp tử vong sơ sinh xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại Châu Á, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh là 10,4%, tương đương với 0,69 ca tử vong trên 1000 ca sinh sống. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh là 12,6%, trong đó trẻ đẻ non chiếm 11,8%.

Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nhiễm khuẩn sơ sinh có thể làm giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn sơ sinh rất đa dạng, không điển hình và không đặc hiệu, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt bác sĩ chuyên khoa sơ sinh cũng là một thách thức lớn ở nhiều quốc gia.

Nghiên cứu trước đây tại Khoa Nhi – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ điều trị khỏi nhiễm khuẩn sơ sinh nặng ở trẻ đủ tháng (50,6%) cao hơn so với trẻ sinh non (33,7%) [6]. WHO khuyến cáo các quốc gia cần tự đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và phát triển các công cụ theo dõi và đánh giá. Hiện tại, Trung tâm Nhi khoa ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh nặng cao hơn ở trẻ đẻ non và các chủng vi khuẩn kháng đa kháng sinh cùng với nhiễm khuẩn bệnh viện đang trở thành mối nguy hiểm lớn đối với điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh, đặc biệt ở trẻ cần can thiệp thở máy tại Đơn nguyên ICU. Do đó, việc nghiên cứu kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong 10 năm qua là rất cần thiết.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” nhằm đạt được các mục tiêu sau:

  1. Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong năm 2019 – 2020.
  2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Link Download: Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Luận văn thạc sĩ y học Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

luan-van-thac-si-y-hoc-05-luanvanbeta
Luận văn thạc sĩ y học Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Đặt vấn đề:

Ghép thận, một thành tựu y học quan trọng của thế kỷ 20, hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Được xem là phương pháp điều trị thay thế thận hiệu quả nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (IIIb&IV), ghép thận là lựa chọn ưu tiên cho những bệnh nhân dưới 60 tuổi có nhu cầu.

Trên toàn cầu, nhiều bệnh nhân đã sống hơn 40 năm sau khi ghép thận, với chức năng thận vẫn duy trì tốt. Số lượng ca ghép thận ngày càng tăng theo thời gian. Tại Việt Nam, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện tại Học viện Quân y vào năm 1992. Mỗi năm, có hàng chục ngàn người bệnh cần ghép mô hoặc bộ phận cơ thể, nhưng nguồn cung cấp vẫn chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu. Đến nay, cả nước đã có 19 cơ sở ghép, thực hiện hơn 3000 ca ghép, trong đó ghép thận chiếm phần lớn. Ghép thận không chỉ khôi phục chức năng lọc và bài tiết chất độc mà còn điều hòa huyết áp, bài tiết hormone, điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, phục hồi chức năng tạo máu và sinh dục, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tại Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đóng vai trò là trung tâm khám chữa bệnh cho khu vực trung du miền núi phía Bắc, đồng thời là nơi đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao. Đối mặt với sự gia tăng số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, đặc biệt những người cần ghép thận, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiên phong trong nghiên cứu và triển khai ghép thận tại khu vực này. Tính đến tháng 03/2019, bệnh viện đã thực hiện thành công 22 ca ghép thận từ người cho sống.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả bước đầu của ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên với hai mục tiêu cụ thể:

  • Mô tả các đặc điểm giải phẫu và sinh lý của thận ghép qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính.
  • Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận từ người cho sống cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại bệnh viện từ 09/2015 đến 03/2019.

Tài full Luận văn thạc sĩ y học Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên PDF

Trên đây là các đề tài luận văn thạc sĩ y học chất lượng và đạt điểm số cao đã được hội đồng chấm luận văn đánh giá tích cực. Các bạn có thể sử dụng bài viết này như một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu của mình nhé. Luận Văn Beta hy vọng các bạn sẽ thực hiện luận văn thật tốt và đạt điểm như mong muốn nhé. Ngoài ra, nếu cần sự hỗ trợ hoặc có nhu cầu thuê viết luận văn thạc sĩ, tham khảo ngay: https://luanvanbeta.com/viet-luan-van-thue/

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận