Tài chính công là một trong những nội dung quan trọng thuộc sự quản lý của nhà nước. Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho các hạng mục phát triển đất nước là điều quan trọng nhưng việc sử dụng ngân sách như thế nào để đạt được hiệu quả luôn là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy, trong bài viết hôm nay Luận Văn Beta sẽ gửi đến các bạn một số đề tài luận văn thạc sĩ tài chính công hay được đánh giá cao.
Tổng quan chương trình thạc sĩ tài chính công
Thạc sĩ tài chính công (Master of Public Finance) là một chương trình học cao cấp chuyên về tài chính công, tập trung vào các khía cạnh tài chính liên quan đến quản lý nguồn lực và chính sách tài chính trong các tổ chức công và các cơ quan chính phủ. Chương trình thạc sĩ tài chính công cung cấp kiến thức và kỹ năng để hiểu và phân tích vấn đề tài chính công, thiết kế và thực hiện chính sách tài chính, quản lý nguồn lực công, và đưa ra quyết định tài chính có hiệu quả trong ngành công. Các nội dung chính trong chương trình học thạc sĩ tài chính công bao gồm:
- Nguyên lý tài chính công: Tìm hiểu về các nguyên lý cơ bản của tài chính công và vai trò của nó trong việc quản lý nguồn lực công.
- Chính sách tài chính công: Nghiên cứu về thiết kế và thực hiện chính sách tài chính công, bao gồm thuế, ngân sách, và các hình thức tài chính công khác.
- Quản lý nguồn lực công: Học cách quản lý nguồn lực tài chính công, bao gồm quản lý ngân sách, kế toán công, và kiểm soát tài chính công.
- Tài chính quốc tế: Nghiên cứu về các vấn đề tài chính công ở mức độ quốc tế, bao gồm quản lý nợ công, viện trợ và phát triển.
- Phân tích tài chính công: Học cách phân tích dữ liệu tài chính công và đưa ra quyết định dựa trên các số liệu và chỉ số tài chính.
- …
Sau khi hoàn thành chương trình, người học sẽ có kiến thức và kỹ năng để làm việc trong các vị trí liên quan đến tài chính công trong chính phủ, tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành chương trình và lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành tài chính công, người học sẽ phải hoàn thiện tốt nhất bài luận văn tốt nghiệp của mình. Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài luận văn thạc sĩ tài chính công hay, nhận được sự đánh giá cao từ hội đồng chấm thi mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng các mẫu đề tài này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn hoàn thành tốt bài luận của mình. Ngoài ra, nếu có nhu cầu thuê viết luận văn thạc sĩ tài chính công, bạn đọc có thể liên hệ với Luận Văn Beta thông qua Hotline: 0934725139 nhé!
Bài viết liên quan:
» 05 Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Đạt Điểm Cao
» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Hành Chính Công Mới Nhất 2023
Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ tài chính công ấn tượng 2023, tải miễn phí
Luận văn thạc sĩ tài chính công: “Tăng cường tự chủ tài chính tại đề án biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam”
Tính cấp thiết của đề tài:
Khoa học – công nghệ hiện là động lực sản xuất trực tiếp và quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều tới phát triển khoa học- công nghệ cả về quy mô và chất lượng, đưa ra chính sách đổi mới quản lý tài chính công cho lĩnh vực khoa học công nghệ. Các tổ chức khoa học công nghệ đã có một bước chuyển mình khi chuyển từ thực hiện cơ chế tự chủ sang thực hiện theo nghị định của chính phủ.
Sự thay thế này kỳ vọng sẽ giải quyết được những tồn tại và bất cập đang có, tạo động lực cho các tổ chức khoa học công nghệ phát triển với những quyền cụ thể hơn. Tuy nhiên, thực tế công tác tại văn phòng Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam chưa phát huy được hết tự chủ của mình trong công tác quản lý tài chính. Bản thân Đề án mới đi vào hoạt động nên việc thực hiện đề án và quản lý tài chính còn nhiều vướng mắc. Văn phòng đề án được thành lập để giúp triển khai công việc, hoạt động và quản lý tài chính nhưng việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại đề án đang là bài toán cần tìm lời giải.
Kết cấu luận văn:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tự chủ tài chính tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập
Chương 2: Thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính tại Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường tự chủ tài chính tại Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam
Tải miễn phí Mẫu luận văn thạc sĩ tài chính công Tăng cường tự chủ tài chính tại đề án biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam PDF
Luận văn thạc sĩ tài chính công: “Chính sách tài chính công trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế – xã hội trường hợp tỉnh Tuyên Quang”
Lý do chọn đề tài:
Việc thu hút các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế là nhu cầu chung và cần thiết của các tỉnh nhằm cải thiện sự phát triển của kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vào chính sách, khả năng tiếp cận nguồn vốn, lao động và cơ sở hạ tầng của địa phương. Trong điều kiện huy động các nguồn vốn khác còn hạn chế thì kênh chi tiêu của ngân sách hiệu quả sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh cho tỉnh.
Phân cấp ngân sách nhà nước là xu hướng chung trên thế giới ngay cả ở những nước đang phát triển, khi cơ cấu quản trị dần thay đổi, quá trình phân cấp giúp chính quyền địa phương chủ động trong quản lý thu, chi ngân sách nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi ở phía Bắc với mức tăng trưởng cao nhưng đây vẫn là một tỉnh nghèo, mức thu nhập bình quân chỉ bằng 60% trung bình chung của cả nước. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, hướng phát triển của tỉnh tập trung vào cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông lâm nghiệp với trọng tâm là phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Là một tỉnh nghèo nên nguồn lực từ tài chính công là đòn bẩy chính tác động đến tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, chỉ tiêu của khu vực công tỉnh vẫn phụ thuộc vào trợ cấp của ngân sách trung ương. Do đó, việc huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế là một thách thức lớn cho chính quyền tỉnh Tuyên Quang.
Luận văn thạc sĩ tài chính công: “Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương”
Tính cấp thiết của đề tài:
Cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình kiện toàn bộ máy Nhà nước. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính là nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ công. Các dịch vụ công có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội, trong đó các dịch vụ sự nghiệp công do các đơn vị sự nghiệp đảm nhận.Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và đòi hỏi tăng cường số lượng và chất lượng các dịch vụ sự nghiệp công khi nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho cung cấp dịch vụ ngày càng khó khăn, xu hướng xã hội hóa dịch vụ công ra đời và đang phát huy tác động trong thực tiễn.
Nghị định của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, trải qua thời gian đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các bệnh viện công lập nói riêng, mang lại hiệu quả thiết thực nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nói chung và dịch vụ y tế nói riêng cho toàn xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này cũng còn nhiều bất cập cần giải quyết. Vì vậy, vấn đề tổ chức thực hiện chính sách tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các bệnh viện công lập nói riêng như thế nào để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước là nội dung nghiên cứu cần thiết.
Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương bắt đầu triển khai thực hiện chính sách tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp công. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện này đã cho thấy tác dụng tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chế độ tự chủ tại bệnh viện vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương” làm đề tài nghiên cứu.
Link Download Luận văn thạc sĩ tài chính công Thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương PDF
Luận văn thạc sĩ tài chính công: “Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang”
Lý do chọn đề tài:
Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước để duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng là vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày của nhân dân, của tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được Đảng, nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
Để góp phần phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang, thời gian qua tỉnh đã thực hiện nhiều nghị quyết, chính sách và tăng cường cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi để cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đặc điểm là tỉnh biên giới và trong thời kỳ đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng,…nên tình hình vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước diễn biến phức tạp. Vì vậy, các cơ quan chức năng của tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
Việc thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính của tỉnh đã được thực hiện tốt, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc cần khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính. Để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, tác giả thực hiện đề tài “Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang”.
Luận văn thạc sĩ tài chính công: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư các công trình xây dựng là một lĩnh vực quan trọng nằm trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Nhà nước cũng hoàn thiện khung thể chế về trật tự xây dựng trong đó nội dung quan trọng nhất là xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng.
Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng hiện được điều chỉnh theo dọc pháp lý cơ bản. Hệ thống các quy phạm được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để theo kịp sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng rất phức tạp, có quan hệ trực tiếp với các vấn đề quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất. Địa phương nào có nền kinh tế phát triển thì tình hình xây dựng cũng rất sôi động và biến chuyển mạnh mẽ nhưng công tác quản lý còn chưa theo kịp xu thế phát triển đó. Từ đó dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng còn xảy ra nhiều, ảnh hưởng đến tổ chức quản lý quy hoạch, đời sống xã ninh xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, các huyện ngoại thành cũng đang từng bước phát triển quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Huyện Đông Anh với tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo những hệ hụy cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng. Để xây dựng huyện Đông Anh thành cửa ngõ thủ đô góp phần trong tổng quan xây dựng thành phố cần giữ gìn trật tự, tuân thủ đúng quy định trong lĩnh vực xây dựng theo đúng pháp luật và định hướng, quy hoạch phát triển của thành phố. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Trên đây là tổng hợp một số đề tài luận văn thạc sĩ tài chính công hay mà Luận Văn Beta đã muốn gửi đến các bạn học viên cao học năm cuối để có thể hoàn thành bài luận của mình một cách tốt nhất. Việc thực hiện luận văn cao học sẽ quyết định điểm số tốt nghiệp của các bạn và là tiền đề cho công việc và định hướng sau này nên cầu sự đầu tư kỹ lưỡng. Nếu các bạn cần hỗ trợ trong quá trình làm luận văn, hãy liên hệ với đội ngũ của Luận Văn Beta để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.