Trang chủ Tài liệu chuyên ngành 05 Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Đạt Điểm Cao

05 Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nông Nghiệp Đạt Điểm Cao

Đăng ngày
16 Tháng Năm, 2024

Có thể thấy rằng, các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tri thức nghiên cứu thực tiễn. Hiện nay, kinh tế nông nghiệp đang được quan tâm đầu tư mạnh mẽ nên việc lựa chọn các đề tài liên quan để thực hiện luận văn được các bạn học viên tìm kiếm khá nhiều. Để hỗ trợ các bạn tốt nhất, chúng tôi đã tổng hợp các đề tài có tính ứng dụng cao để các bạn sử dụng như một nguồn tham khảo trước khi bắt tay vào thực hiện luận văn.

Tổng quan chương trình thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Thạc sĩ kinh tế nông nghiệp là chương trình sau đại học được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình đào tạo thạc sĩ kinh tế nông nghiệp tập trung vào việc áp dụng các kiến thức kinh tế để nghiên cứu và quản lý các khía cạnh kinh tế trong ngành nông nghiệp. Sinh viên học thạc sĩ kinh tế nông nghiệp sẽ được đào tạo các nội dung kiến thức như sau:

  • Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu về cung cầu sản phẩm nông nghiệp, giá cả, thị trường nông sản và các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp.
  • Chính sách nông nghiệp: Tìm hiểu và đánh giá các chính sách liên quan đến nông nghiệp, như chính sách hỗ trợ nông dân, chính sách thương mại quốc tế và ảnh hưởng của các chính sách này đến nền kinh tế quốc gia và quốc tế.
  • Quản lý nông nghiệp: Nghiên cứu về quản lý sản xuất, quản lý tài nguyên, quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động trong ngành nông nghiệp.
  • Kinh tế phát triển nông thôn: Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong vùng nông thôn.
  • Kinh tế học môi trường và tài nguyên tự nhiên: Nghiên cứu về tương tác giữa kinh tế và môi trường, đánh giá tác động của hoạt động nông nghiệp lên tài nguyên tự nhiên và phát triển bền vững.
  • Nghiên cứu chi tiêu người tiêu dùng: Đánh giá hành vi tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp và tác động của các yếu tố kinh tế đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, người học có thể làm việc trong các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan quản lý chính phủ, các công ty nông nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến ngành nông nghiệp. Ngoài ra, thạc sĩ kinh tế nông nghiệp cũng có thể tiếp tục nghiên cứu và học hỏi để đạt tới bậc tiến sĩ và trở thành nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này. Tại các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, nông nghiệp vân là một ngành quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong tổng GDP hàng năm. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế nông lâm là rất lớn. Do đó, ngành học này nhận được sự quan tâm của rất nhiều sinh viên. Để giúp các bạn sinh viên theo học chương trình thạc sĩ kinh tế nông nghiệp có thể hoàn thành tốt bài luận của mình, trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp mẫu để bạn tham khảo & vận dụng linh hoạt cho bài luận văn của mình.

luan van thac si kinh te nong nghiep luanvanbeta
Kho đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp mới nhất, tải miễn phí

Bài viết liên quan:

» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Miễn Phí 2023, Tải Miễn Phí

» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Công Chọn Lọc Mới Nhất

Kho đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp đạt điểm cao, tải miễn phí

Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”

mau de tai luan van thac si kinh te nong nghiep 01 luanvanbeta

Tính cấp thiết của đề tài:

Tại tỉnh Thái Nguyên, từ khi Luật Hợp tác xã có hiệu lực, số lượng hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Có đến hàng trăm hợp tác xã mới hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực được thành lập. Trong đó, nhiều hợp tác xã được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, số tổ hợp tác tiếp tục tăng; hầu hết các hợp tác xã đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Nhiều hợp tác xã được đổi mới về tổ chức và hoạt động giúp hỗ trợ cho kinh tế hộ thành viên tốt hơn, từ đó tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Sự liên kết hợp tác giữa các hợp tác xã và với các tổ chức kinh tế bước đầu có sự phát triển, từng bước khẳng định mình là nhân tố có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo đảm an ninh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội nước ta.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì kinh tế tập thể trên địa bàn tình Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cũng như những khó khăn làm cho chưa phát huy được tối đa tiềm năng cũng như thế mạnh của địa phương. Sự liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau và giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp chưa nhiều và còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Quy mô hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn rất nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Trên địa bàn tỉnh có ít hợp tác xã khá, giỏi, năng động, sáng tạo có thể xây dựng được thương hiệu sản phẩm và chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, hạ giá thành các dịch vụ cung cấp cho thành viên và người lao động.

Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện  Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định số 1980/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; với việc xã đạt chuẩn nông thôn mới phải có hơp tác xã hoạt động hiệu quả theo đúng quy định của Luật hợp tác xã năm 2012 và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

Xuất phát từ thực tế trên, vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và có sự thích ứng tốt với nền kinh tế thị trương, mang lại lợi ích thiết thực cho xã viên, đóng góp quan trọng cho ngân sách và nền nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển đi lên. Đồng thời, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn là mục tiêu quan trọng để các địa phương trong tỉnh sớm đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, đề cập trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới. chính vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Tải Full: Luận văn thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”

mau de tai luan van thac si kinh te nong nghiep 02 luanvanbeta

Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều lợi thế và tiềm năng tốt cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững đa canh với nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Song thực thế, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập cần phải tập trung nghiên cứu và giải quyết để đáp ứng yêu cầu tăng nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa và lực mối cho sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp.

Trong những năm qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy được hết lợi thế để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện sẽ chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hơn. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.

Bố cục luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Link tải Luận văn thạc sĩ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: “Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay”

mau de tai luan van thac si kinh te nong nghiep 03 luanvanbeta

Tính cấp thiết của đề tài:

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế. Tuy nhiên, làm thế nào để người dân, doanh nghiệp và hợp tác xã có thể tiếp cận vốn vay nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là bài toán nan giải vì có nhiều bất cập trong chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Nhiều ngành trong sản xuất nông nghiệp cần chu kỳ đầu tư dài hạn nhưng các tổ chức tín dụng thường đưa ra thời hạn vay ngắn hạn 12 tháng. Có thể thấy rằng, thời hạn vay vốn này không phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp nên đã tạo ra những rào cản cho khách hàng khi tiếp cận tín dụng. Bên cạnh đó, việc vay vốn để sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục và điều kiện vay vốn. Những tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng vào nông nghiệp khiến các nhà đầu tư nản lòng, cản trở sự phát triển của khu vực nông thôn .

Agribank chi nhánh huyện Phù Ninh được đánh giá là đơn vị chiếm phần lớn thị phần cho vay trên địa bàn nên tín dụng của Agribank chi nhánh này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, những bất cập trong hệ thống ngân hàng vẫn còn hiện hữu. Để thúc đẩy phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, cần từng bước tháo gỡ các vướng mắc. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay”.

Kết cấu luận văn

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Tải ngay Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: “Một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”

mau de tai luan van thac si kinh te nong nghiep 04 luanvanbeta

Tính cấp thiết của đề tài:

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, công tác thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, nông nghiệp ở huyện Ba Chẽ có những thay đổi đáng kể góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nông nghiệp- nông dân và nông thôn của huyện còn nhiều hạn chế.

Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh trong những năm qua có sự phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Chương trình nông thôn mới đã và đang được triển khai tích cực, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm với nhiều công trình quan trọng, thiết yếu liên quan đến giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, bưu chính,…đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội.

Tuy nhiên, tác động của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm và một số mô hình khuyến nông, khuyến lâm được đầu tư nhưng chưa được nhân dân hưởng ứng tích cực và nhân rộng.

Để phát triển kinh tế nông thôn huyện Ba Chẽ, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cần thực hiện xây dựng, đánh giá các tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn để đưa ra giải pháp phù hợp cho phát triển kinh tế nông thôn giai đoạn mới. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” làm nội dung thực hiện luận văn của mình.

Kết cấu luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Link tải Luận văn thạc sĩ Một số giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp: “Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”

Tính cấp thiết của đề tài:

Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Phát triển nông nghiệp góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.

Nông nghiệp có bước phát triển nới, kinh tế- xã hội được tăng cường, bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Phát triển nông nghiệp cần đi liền với việc khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cùng với việc giải quyết các vấn đề xã hội khác như công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,…

Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được củng cố và nâng cao nên Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp. Trong đó, phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp là vấn đề quan trọng và cấp thiết.

Nông nghiệp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên những năm qua có những bước phát triển rõ rệt. Đầu tư khoa học công nghệ và thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế nông nghiệp của thị xã phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh thấp và chưa phát huy tốt nguồn lực. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” làm nội dung nghiên cứu luận văn nhằm đưa ra giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững.

Kết cấu luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Tải Free Luận văn thạc sĩ Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Trên đây là tổng hợp một số đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp chất lượng đã được đánh giá cao về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn. Luận Văn Beta hy vọng bài viết này đã phần nào giúp các bạn biết định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình cũng như cách thức thực hiện để đạt điểm số cao nhất. Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp của mình, bạn đọc có thể tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn chuyên nghiệp của chúng tôi. Hiện nay, Luận Văn Beta đã và đang cung cấp dịch vụ tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc, nhận viết luận văn thạc sĩ thuê ở TpHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội…

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận