Giáo dục là một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm vì đây là nền tảng để phát triển con người một cách toàn diện, trau dồi kiến thức và kỹ năng để bắt kịp xu hướng phát triển toàn cầu, phát triển đất nước. Vì vậy, các hoạt động nghiên cứu giáo dục luôn được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngành học giáo dục học và một số đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học tiêu biểu.
MỤC LỤC CỦA BÀI VIẾT
Tổng quan về ngành học giáo dục học
Thạc sĩ chuyên ngành giáo dục học là chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn và năng lực nghiên cứu về khoa học giáo dục, năng lực giải quyết các vẫn đề thực tiễn giáo dục trong các cơ sở giáo dục và các tổ chức giáo dục. Sau khi hoàn thành khóa học, người học đạt được các mục tiêu sau:
Sau khi hoàn thành chương trình học thạc sĩ giáo dục học, người học sẽ có khả năng vận dụng các kiến thức về koa học giáo dục như: phát triển môi trường giáo dục, văn hóa trong nhà trường; lý luận dạy học hiện đại; phát triển trương trình giáo dục; đánh giá và kiểm định chất lượng; giáo dục đại học; giáo dục học so sánh; phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục… vào nghiên cứu khoa học giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục, dạy hoc trong các cơ sở giáo dục một cách sáng tạo, linh hoạt trong mọi tình huống.
Có khả năng thực hiện được các hoạt động giảng dạy, giáo dục người học; đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; phát triển chương trình giáo dục; xây dựng văn hóa nhà trường; phát hiện và giải quyết được những vấn đề lý luận, thực tiễn giáo dục thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục. Ngoài ra, người học cũng có đủ phẩm chất của một người giáo viên, tuân thủ đúng quy định về chuẩn mực nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức nhà giáo và các chuẩn mực trong nghiên cứu khoa học, tích cực nghiên cứu, đổi mới hoạt động giáo dục, dạy học.
Nội dung chương trình đào tạo thạc sĩ giáo dục học:
Nhóm kiến thức cơ sở:
- Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
- Tâm lý học
- Quan điểm và lý thuyết dạy học hiện đại
- Chính sách, chiến lược phát triển giáo dục
- Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
- Giáo dục học so sánh
- Tiếp cận năng lực trong dạy học và giáo dục
- Giáo dục hướng nghiệp
- Dự báo giáo dục
- Tư vấn giáo dục
- …
Nhóm kiến thức chuyên ngành:
- Lý luận dạy học đại học
- Hoạt động giáo dục trong nhà trường
- Quản lí, phát triển chương trình giáo dục
- Phát triển giáo dục cộng đồng
- Kinh tế học giáo dục
- Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống
- Giáo dục người trưởng thành
- Đo lường trong giáo dục
- Xã hội học giáo dục
- …
Từ những kiến thức được trang bị trong quá trình học thạc sĩ giáo dục học cũng như thế mạnh, công việc hiện tại của bản thân, học viên có thể lựa chọn một chủ đề phù hợp nhất liên quan đến chuyên ngành học làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Dưới đây, trong phần tiếp theo Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn một số mẫu đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học đặc sắc trong một vài năm gần đây. Bạn đọc có thể tải về và tham khảo cách viết, cách phát triển luận văn cũng như cách trình bày một bài luận văn thạc sĩ chuẩn. Ngoài ra, nếu như bạn có vấn đề cần hỗ trợ hoặc vì lý do nào đó bạn không thể hoàn thành bài luận của mình, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên viết thuê luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên nghiệp của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ bất cứ khi nào!
Có thể bạn quan tâm:
» Mẫu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Miễn Phí Mới Nhất
» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Tiểu Học Tiêu Biểu 2023
Một số đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học tiêu biểu
Mẫu luận văn thạc sĩ giáo dục học 01
Tên đề tài: “Phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”
Tính cấp thiết của đề tài:
Hợp tác là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống con người và nó diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Với sự phát triển của xã hội, vai trò của hợp tác ngày càng được đề cao. Con người không thể sống và hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình nếu không có sự hợp tác với những người xung quanh.
Các nhà giáo dục nhận định sự phát triển của xã hội đòi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi toàn diện. Giáo dục không chỉ đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ mà còn hướng đến năng lực hành động, trong đó chú ý đến năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề ở từng cá nhân trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng có sẵn của mỗi người. Giáo dục cần giúp sinh viên có năng lực hợp tác, giao tiếp, chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao động,…
Sinh viên có nhiều nét tâm lý điển hình tích cực như tự ý thức cao, tình cảm nghề nghiệp, năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển,…được thể hiện rõ qua hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng hợp tác của sinh viên trong các hoạt động còn nhiều hạn chế. Nhiều sinh viên khi cần hợp tác nhưng không biết xử lý như thế nào. Thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là ở chỗ phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên chưa được chú trọng.
Việc phát triển kỹ năng hợp tác ở trường CĐSP Cao Bằng trong thời gian qua đã được quan tâm chú ý và thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau. Tuy nhiên, việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên vẫn còn tính tự phát, chưa hệ thống và kết quả khá hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng này ở sinh viên để có biện pháp giúp các em rèn luyện có hiệu quả là điều cần thiết.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
Kết cấu luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chương 2: Thực trạng việc phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP Cao Bằng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Chương 3: Biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên trường CĐSP thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Tải miễn phí mẫu luận văn thạc sĩ giáo dục học 01
Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học 02
Tên đề tài: “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non quận Ngô Quyền, thành phố Hải Dương”
Tính cấp thiết của đề tài:
Giao tiếp là phương thức đặc biệt trong mối quan hệ giữa con người với nhau nhằm trao đổi thông tin, biểu cảm, kích thích hành động,…thông qua đó con người có thể lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, chia sẻ và bộc lộ nhu cầu và thái độ của mình.
Giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách con người nên nhu cầu giao tiếp được xem là nhu cầu bẩm sinh. Qua đó, con người gia nhập các mối quan hệ xã hội, bộc lộ cảm xúc cá nhân và lĩnh hội chuẩn mực đạo đức, hệ thống giá trị của xã hội.
Giáo dục mầm non là bộ phận nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành các phẩm chất mới của con người Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ,…đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Đối với trẻ mầm non, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Kỹ năng giao tiếp giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống, có vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Thực tế cho thấy, trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng chưa có kỹ năng giao tiếp. Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, không thường xuyên giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Vì vậy, tác giả lựa chọn nội dung: “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non quận Ngô Quyền, thành phố Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu.
Kết cấu luận văn gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Download luận văn thạc sĩ giáo dục mẫu 02 miễn phí
Đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học mẫu 03
Tên đề tài: “Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học Thái Nguyên”
Lý do chọn đề tài:
Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP & AN) cho học sinh, sinh viên là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đào tạo con người, nhằm tạo ra những con người mới có đủ trình độ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để làm được điều này, chúng ta cần có sự nhất quán trong thực hiện tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước với GDQP & AN trong việc luật hóa môn học, tạo hành lang pháp lý cho cả hệ thống.
Nhiệm vụ GDQP & AN với mục tiêu tổng quát của chiến lược quốc phòng là xây dựng nền quốc phòng toàn dân có lực lượng ngày càng vững mạnh để có thể đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù. Vì vậy, cần đổi mới công tác GDQP&AN nói chung và giáo dục kỷ luật quân đội cho sinh viên nói riêng.
Trung tâm GDQP & AN tại Đại học Thái Nguyên hiện nay đang đảm nhiệm nhiệm vụ GDQP & AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp thuộc đại học Thái Nguyên. Việc duy trì kỷ luật và tác phong đối với sinh viên rất quan trọng. Việc nhận thức được việc tổ chức, quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP & AN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trung tâm. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục kỷ luật cho sinh viên học GDQP & AN nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, công tác giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm GDQP & AN tại đại học Thái Nguyên cần được quan tâm đúng mức. Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Kết cấu luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Chương 2: Thực trạng giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh- Đại Học Thái Nguyên
Chương 3: Biện pháp giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh- Đại học Thái Nguyên.
Xem toàn bộ luận văn thạc sĩ giáo dục học mẫu 03 FULL
Mẫu luận văn thạc sĩ chuyên ngành giáo dục học 04
Tên đề tài: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua mạng xã hội ở các trung tâm giáo dục kỹ năng sống tại thành phố Hồ Chí Minh”
Tính cấp thiết của học sinh
Trong quá trình phát triển đất nước, rất cần có những nhân lực có khả năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội, nắm bắt thời cơ để xây dựng tương lai của mình và phục vụ đất nước.
Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI cũng đã khẳng định vài trò quan trọng của việc đổi mới giáo dục. Việc giáo dục học sinh trở thành công dân có khả năng thích ứng tốt giúp học sinh thực hiện được những mục tiêu trong cuộc sống, đối mặt với khó khăn và thử thách để trưởng thành.
Giáo dục kỹ năng sống là việc hình thành lối sống tích cực trong xã hội, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực để giúp người học có kiến thức, thái độ và kỹ năng thích hợp. Giáo dục kỹ năng sống với mục tiêu là thay đổi hành vi người học từ thói quen thụ động thành những hành vi có tính xây dựng tích cực và hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, phát triển bền vững cho xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cũng cần thống nhất trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.
Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh phổ thông là vấn đề được quan tâm hiện nay. Vì thế, giáo dục kỹ năng sống được triển khai tại hệ thống các trường học và trung tâm giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận và cung cấp thông tin về các nội dung và hoạt động giáo dục kỹ năng sống qua mạng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu và sự kỳ vọng từ phía người học cũng như các bên liên quan.
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua mạng xã hội ở các trung tâm giáo dục kỹ năng sống tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn nghiên cứu.
Nội dung luận văn gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua mạng xã hội ở trung tâm giáo dục kỹ năng sống.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua mạng xã hội tại các trung tâm giáo dục kỹ năng sống ở thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua mạng xã hội ở các trung tâm giáo dục kỹ năng sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tải miễn phí: Mẫu luận văn thạc sĩ chuyên ngành giáo dục học 04
Gợi ý tên đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học
Trên đây là một số thông tin về ngành giáo dục học cũng như một số đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học mà các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị tốt hơn cho bài luận của mình. Quá trình viết luận văn luôn đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và nỗ lực. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, hãy liên hệ với Luận Văn Beta để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.