Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Đội chuyên viên học thuật nhóm ngành khoa học chính trị.
Ở bài viết trước, Luận Văn Beta đã chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và nhận được nhiều yêu cầu của các bạn sinh viên muốn tham khảo thêm các đề tài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Do vậy, chúng tôi đã tổng hợp và sẽ gửi đến bạn đọc một số mẫu bài tiểu luận về chủ đề này. Cùng tham khảo nhé!
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Hồ Chí Minh – Vị chủ tịch kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người là ánh mặt trời soi sáng cho con đường cách mạng và đồng thời người cũng là một tấm gương đạo đức sáng ngời trong lòng người dân Việt Nam. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng. Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi việc. Chính vì vậy đạo đức giúp ta làm được những điều cao cả, vẻ vang và là chỗ dựa vững vàng cho ta vượt mọi thử thách. Sự thống nhất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất giữa đức và tài. Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hoạt động thì tài chính là phương tiện thực hiện mục tiêu đó. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chính vì vậy đức là gốc, là trước hết, là nền tảng tinh thần của xã hội và của người cách mạng.
Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh:
- Trung với nước, hiếu với dân: Đây chính là phẩm chất bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác trong tư tưởng đạo đức của con người trong thời đại mới. Trung với nước hiếu với dân là kế thừa giá trị truyền thống của quan niệm đạo đức có từ thời phong kiến: Trung với vua, hiếu với cha mẹ, đồng thời vượt qua các hạn chế của truyền thống đó để trở thành một trong những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Có thể thấy quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước, đối với cán bộ, đảng viên điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng lấy dân làm gốc, có được cái đức ấy thì người cách mạng, người lãnh đạo sẽ được dân yêu quý, kính trọng nhất định sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Đây là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người. Cần tức là lao động cần cù có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao. Lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại. Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiền của, thì giờ của dân, của nước, của bản thân mình. Phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to. Tiết kiệm khác với keo kiệt, bủn xỉn. Liêm tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch, không tham lam. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn được thể hiện qua ba mối quan hệ. Đối với mình không tự cao, tự đại, đối với người không nịnh hót người trên, chớ xem thường người dưới, đối với công việc để công việc lên trên trước việc tư, việc nhà. Về chí công vô tư đó là làm những việc ích nước lợi dân, không màng danh lợi, một lòng hướng về Đảng, về tổ quốc nhân dân,
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa: Dựa trên sự kế thừa truyền thống và cơ sở thực tiễn Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết là dành cho những người cùng khổ được thể hiện ở Hồ Chí Minh là ham muốn tột bậc là làm cho đất nước được độc lập tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Nếu không có tình yêu thương con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng, nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí với mọi người hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Trong di chúc, Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau. Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ đảng viên phải luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.
- Tinh thần quốc tế trong sáng: Đó là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức. Với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới. Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.
Bài viết liên quan:
» Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa Đạt Điểm Cao 2024
05 Mẫu đề tài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ấn tượng 2024
Mẫu 01: Tiểu luận Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay
Lời mở đầu:
Đạo đức được định nghĩa là một hình thái ý thức xã hội. Đạo đức bao gồm những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội được tập hợp nhằm mục đích đánh giá và điều chỉnh cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và trong mối quan hệ giữa con người và xã hội. Bác Hồ từng nói “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì phải thành nhân”. Qua câu nói này, ta có thể thấy được Bác coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống của mỗi người.
Tuy nhiên, đối diện với thực trạng đạo đức của giới trẻ ngày nay không khỏi khiến chúng ta phải lo lắng. Tình trạng một bộ phận giới trẻ ngày nay có lối sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp mà cha ông ta đã truyền lại: lôi kéo bè cánh đánh nhau, tình trạng bạo lực học đường,… Không dừng lại ở đó, tình trạng các bạn trẻ có xu hướng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao, tỷ lệ nạo phá thai ở người trẻ cũng đang ở mức báo động: cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi. Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi gây mất trật tự công cộng, nguy hiểm cho cộng đồng và chính người tham gia đua xe…
Chính vì những tình trạng thiếu văn hóa, thiếu đạo đức nêu trên, nhóm chúng em đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay”. Thông qua chủ đề này, nhóm chúng em muốn làm rõ hơn về những khía cạnh đạo đức trong tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng như nhìn nhận lại vấn đề đạo đức của giới trẻ ngày nay.
Tải miễn phí Tiểu luận Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đạo đức cho sinh viên hiện nay PDF
Mẫu 02: Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng? Liên hệ với vấn đề tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của bản thân theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Dẫn luận:
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng và Người luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rất nhiều về đạo đức, văn hóa cũng như về xây dựng con người trong thời chiến cũng như ở thời bình theo nhiều cách khác nhau.
Những cử chỉ, hành động và lời nói của Người đã để lại cho chúng ta nhiều bài học để noi theo. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc vận dụng trong mọi lĩnh vực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, với sự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng cũng như những con người Việt Nam mới luôn là vấn đề thời sự, thể hiện tính cần thiết, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tiếp tục đào sâu suy nghĩ, kiên trì phấn đấu và noi theo. Đó là sự nghiệp của toàn Đảng, của hệ thống chính trị,nhằm góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong giai đoạn hiện nay, một phần cán bộ Đảng viên, các thanh thiếu niên đã sai lầm với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa suy đồi gây tác hại không nhỏ đến người khác và sự vững chắc cũng như làm lung lay long tin vào Đảng trong toàn thể nhân dân. Vì vậy giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và cán bộ Đảng viên đồng thời không ngừng nâng cao trình độ văn hóa không nằm ngoài mục đích xây dựng con người mới xã hội mới đưa đất nước đi lên dân giàu nước mạnh. Ý nghĩa của bài tiểu luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới” soi rõ con đường mà Đảng và nhân dân ta đã và đang đi, đề cao nhiệm vụ xây dựng đất nước, nâng cao tư duy lí luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị,nâng cao đạo đức cách mạng năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng đại của Đảng và nhà nước ta.
Mẫu 03: Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Là một sinh viên, em cần làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Lời mở đầu:
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, ngoài ra Người còn là một Danh nhân văn hóa Thế Giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi, mỗi tên gọi gắn liền với một khoảng thời gian hoạt động cách mạng riêng, trong từng hoàn cảnh riêng. Bác sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than, phải sống khổ đau dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, điều này càng khiến cho tinh thần yêu nước của Bác Hồ ngày càng được trỗi dậy và nung nấu ý chí đánh đuổi kẻ thù xâm lược từ khi Bác còn trẻ.
Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, người sang các nước phương Tây và sống hòa bình với nhân dân lao động. Trong suốt thời gian hoạt động tại nước ngoài, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia, vừa học tập, vừa nghiên cứu tìm đường cứu nước vừa hoạt động cách mạng. Sau thắng lợi của cách mạng Tháng mười Nga năm 1917, sự kiện này đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người nhận ra con đường để giải phóng dân tộc chính là con đường cách mạng vô sản.
Năm 1920, Hồ Chí Minh tham gia thành lập Đảng Cộng sản tại Pháp, người tích cực tham gia đòi quyền bình đẳng, tự do cho dân tộc. Sau nhiều năm bôn ba tại nước ngoài, Người trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Người, quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi, đặc biệt nhất phải kể đến sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954…
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam, bác đã đứng ra điều hành đất nước. Người và Đảng ban hành nhiều chính sách, phát động nhiều phong trào và tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về nhiều mặt cho nhiều lớp người noi theo. Người không chỉ tài giỏi, dũng cảm, ý chí quyết tâm sắt đã mà còn là người mang nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Một người là chủ tịch của cK một quốc gia nhưng lại hết sức giản dị. Giản dị từ cách ăn mặc, sinh hoạt đến lời nói, cử chỉ. Những chiếc áo nâu dép cao su đã theo bác từ những ngày còn ở chiến khu đến khi về thủ đô. Rồi những bữa cơm giản dị,đơn sơ. Bác luôn gần gũi với nhân dân, yêu quý và chăm lo đời sống mọi người. Chính vì vậy Bác được nhân dân yêu quý và gọi bằng tên rất đỗi thân thương, kính trọng: Bác Hồ – vị cha già của dân tộc. Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Mẫu 04: Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng và ý nghĩa của nó đối với sinh viên
Lý do chọn đề tài:
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về thực hành đạo đức cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Theo thống kê di sản mà Bác Hồ Để lại, có gần tới 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức như: “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”; “Đạo đức cách mạng”… Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng, là sức mạnh của toàn dân, Người coi đạo đức là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng là một điều có ý nghĩa quan trọng. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài “Tư tưởng hồ chí minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng và ý nghĩa của nó đối với sinh viên” làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua qua đề tài ta có thể hiểu rõ hơn những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng và ý nghĩa của nó đối với sinh viên, từ đó ta có thể học hỏi và tiếp thu những bài học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Tải miễn phí Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng và ý nghĩa của nó đối với sinh viên PDF
Mẫu 05: Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của các phẩm chất đạo đức cần kiệm, liêm, chính qua nhận định: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ”
Lời mở đầu:
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ là nhà cách mạng, nhà tư tưởng mà còn là một Danh nhân văn hóa thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự quan tâm đặc biệt đối với đạo đức. Bằng câu nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” Người đã định nghĩa về Đảng dưới góc độ đạo đức và văn hóa, Người xem đạo đức là cái cốt lõi, là bản chất hàng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam. Mặc khác, Người có sự thấu hiểu “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố và phát triển”. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì, đặt việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên lên hàng đầu. Một trong những chuẩn mực đạo đức của người cách mạng được Bác Hồ nói đến nhiều nhất là cần, kiệm, liêm, chính. Bằng cử chỉ, lời nói cũng như hành động, Hồ Chí Minh không chỉ luận giải sâu sắc về “tứ đức” của người cách mạng mà còn là biểu hiện ngời sáng của những phẩm chất cao quý đó.
Trong đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra chủ trương xây dựng Đảng về phương diện đạo đức đòi hỏi chúng ta cần phải thấu hiểu và ra sức hành động, thực hành tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Chính vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của các phẩm chất đạo đức cần kiệm, liêm, chính qua nhận định: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ” làm chủ đề nghiên cứu của mình.
Trên đây, Luận Văn Beta đã gửi đến bạn đọc top 05 mẫu bài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức hay, ấn tượng và đạt điểm cao mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn đọc đã có thêm được những kiến thức hữu ích. Ngoài ra, nếu cần sự hỗ trợ hoặc có nhu cầu thuê viết tiểu luận, tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi tại: https://luanvanbeta.com/viet-tieu-luan-thue/