Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phát biểu rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo….”. Đúng như vậy, mỗi bài học hay hoạt động giáo dục đều cần có sự sáng tạo của các thầy cô. Sự sáng tạo ấy rút ra từ những kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm của đồng nghiệp. Do đó, hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm luôn được bộ giáo dục khuyến khích triển khai trên quy mô cả nước. Trong đó, sáng kiến kinh nghiệm mầm non đang rất được quan tâm hiện nay. Trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ gửi đến bạn đọc một số mẫu sáng kiến kinh nghiệm mầm non kèm với đó là một số lưu ý quan trọng khí thực hiện viết tiểu luận sáng kiến kinh nghiệm mầm non. Cùng tham khảo ngay bây giờ nhé!
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non là gì?
Khái niệm sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Sáng kiến được hiểu là những ý kiến mới hoặc ý tưởng mới trong hoạt động giúp cho hoạt động ấy trở nên thuận lợi và mang lại nhiều hiệu quả hơn. Sáng kiến trong giáo dục mầm non là những ý kiến và ý tưởng trong việc chăm sóc và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non như tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động học tập,…cho trẻ ở trường mầm non. Qua đó giúp cho hoạt động chăm sóc và giáo dục học sinh trở nên thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm những hiểu biết có được trong quá trình tiếp xúc thực tế qua những trải nghiệm. Đó là những tri thức được đúc kết từ những điều mà mắt thấy tai nghe, việc làm thực tế và trở thành bài học thực tiễn cho mọi người. Nói đến kinh nghiệm là nói tới những việc đã nghe, đã thấy,đã làm và thu được kết quả chứ không phải là những dự định hay ý tưởng đang nằm trong suy nghĩ. Kinh nghiệm trong giáo dục mầm non là những tri thức giáo dục trẻ em được đúc kết qua thực tiễn công tác chăm sóc, giáo dục các em mầm non.
Như vậy, sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức và kỹ năng mà người viết tích lũy được trong quá trình hoạt động mà những biện pháp ấy đã góp phần khắc phục khó khăn, hạn chế của những biện pháp thông thường, từ đó nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm mầm non là những tri thức và kỹ năng mà người viết tích lũy trong quá trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng những biện pháp mới đã khắc phục được khó khăn, hạn chế của các biện pháp thông thường từ đó nâng cao rõ rệt hiệu quả giáo dục mầm non.
Bài viết cùng chuyên mục:
Mẫu Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tiểu Học Đạt Giải Cấp Tỉnh 2023
Vai trò của việc viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Như đã nói ở trên, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục mầm non là những tri thức được rút ra từ thực tiễn hoạt động giáo dục, quản lý trong lĩnh vực mầm non, được giáo viên mầm non hay cán bộ quản lý giáo dục mầm non thực hiện.Vì vậy, đây là những bài học quý giá trong việc nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Cụ thể:
Sáng kiến kinh nghiệm là tài liệu để cơ sở giáo dục mầm non tham khảo, học tập và vận dụng trong điều kiện có thể để nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục mầm non ở đơn vị mình. Dựa vào bản sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên mầm non có hướng nghiên cứu nội dung, phương pháp, biện pháp,…và đối chiếu với điều kiện khách quan và chủ quan của mình trên cơ sở đó tìm cách vận dụng sáng kiến kinh nghiệm một cách sáng tạo vào thực tiễn của đơn vị mình.
Sáng kiến kinh nghiệm có nhiều giá trị thực tiễn giúp giáo viên và cán bộ quản lý khắc phục những hạn chế của những biện pháp và cách thức giáo dục cũ để nâng cao hiệu quả giáo dục.
Sáng kiến kinh nghiệm thường là những tri thức sinh động, nhiều mặt nên nó sẽ cung cấp nhiều thông tin phong phú, hữu ích về mặt lý luận và thực tiễn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thông qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên sẽ nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ từ đó nâng cao hiệu quả công tác trước hết là của chính giáo viên đó.Đồng thời, việc tích lũy, tổng kết và viết sáng kiến kinh nghiệm thường xuyên còn hình thành ở giáo viên thói quen tổ chức các hoạt động giáo dục đều được tính toán kỹ lưỡng, đúc rút được kinh nghiệm,có ý thức cải tiến phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động,…
Một số chủ đề viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2023
Có thể nói, sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là các sáng kiến về đổi mới hoạt động quản lý giáo dục mầm non, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, sáng kiến trong công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, đổi mới nội dung chăm sóc, giáo dục mầm non,…Cụ thể:
- Sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý giáo dục mầm non tại các trường.
- Sáng kiến kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các hoạt động của trường mầm như của hiệu trưởng, cán bộ phòng giáo dục,…
- Sáng kiến kinh nghiệm về việc mua sắm, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất ở trường mầm non.
- Sáng kiến kinh nghiệm về công tác xã hội hóa giáo dục như huy động các nguồn lực cho giáo dục mầm non, phối hợp các lực lượng giáo dục,…
- Sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non về chế biến món ăn, tổ chức hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, việc thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày,…
Bạn chưa tìm được chủ đề/ tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non? Bạn chưa nghĩ ra ý tưởng hoặc bạn quá bận rộng không có thời gian để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thật chỉn chu, chất lượng… Tham khảo ngay dịch vụ viết sáng kiến kinh nghiệm thuê chuyên nghiệp tại Luận Văn Beta để “gửi gắm” bài sáng kiến của mình. Tham khảo mức giá viết thuê sáng kiến kinh nghiệm chi tiết tại: https://luanvanbeta.com/viet-thue-sang-kien-kinh-nghiem/
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm mầm non đạt giải cấp tỉnh mới nhất 2022
Dưới đây chúng ta sẽ cùng tham khảo một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi; sáng kiến kinh nghiệm mầm non mùa dịch; sáng kiến kinh nghiệm quản lý mầm non đạt giải cấp tỉnh mới nhất mà Luận Văn Beta đã tổng hợp được.
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non”
Lý do chọn đề tài:
Đóng vai trò vừa là giáo viên, vừa là người mẹ thứ hai của các con tại trường mầm non, nhiệm vụ của chúng tôi bao gồm cả việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, giúp các con phát triển toàn diện về đức – trí – thể – mỹ. Đây cũng được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình giáo dục bậc mầm non.
Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh lĩnh vực giáo dục sau đại dịch Covid-19, để đảm bảo công tác dạy bà học, ngành giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên về mọi mặt cho các trường trên địa bàn như nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, kế hoạch tập huẩn chuyên đề, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh nhằm hoằn thành mục tiêu giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
Đặc thù của trẻ trong độ tuổi 3-4 tuổi là tâm lý chưa ổn định, trẻ chưa có khả năng tự phân biệt được những biểu hiện cảm xúc của cá nhân, chính vì thế tác giả nhận định rằng việc giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi là rất quan trọng. Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não diễn giải, phân tích và biểu hiện ra bên ngoài thông qua những cử chỉ, hành động, nét mặt hay lời nói. Ví dụ như vui, buồn, tức giận… Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng đến cách trẻ tư duy và hành động, cảm xúc kích thích bộ não để đưa ra quyết định tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Trẻ được trang bị đầy đủ các kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ có đủ bản lĩnh để đương đầu với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt sẽ phân biệt được đúng – sai, tốt – xấu và hình thành được lối sống lành mạnh, biết cách điều chỉnh cảm xúc, tâm trạng luôn vui vẻ, mang đến cho bản thân và những người xung quanh nguồn năng lượng tích cực, từ đó xây dựng nên nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời việc quản lý cảm xúc tốt sẽ giúp trẻ đưa ra quyết định một cách sáng suốt, nhờ vậy, trẻ sẽ học được cách thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non nói chung và trẻ trong độ tuổi 3-4 tuổi nói riêng là rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non của mình với mong muốn lan tỏa được nhiều cảm xúc tích cực tới bạn bè đồng nghiệp, các bậc phụ huynh đặc biệt là giúp trẻ nhận ra và biết cách quản lý cảm xúc của mình ngay ở lứa tuổi mầm non.
Tải miễn phí Sáng kiến kinh nghiệm mầm non Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”
Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước” và để một thế hệ trẻ có đủ điều kiện phát triển toàn diện thì môi trường học tập nói chung và môi trường học tập tại trường mầm non nói riêng là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Một môi trường học tập tốt không thể thiếu được sự hạnh phúc, thoải mái của cô và trò, sự tin tưởng, yên tâm giao phó con em mình của các bậc phụ huynh.
Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là môt ngày vui” phải biến thành bức tranh hiện thực chứ không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã thực sự rất trăn trở liệu mỗi ngày tới lớp trẻ đã thực sự thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng bạn bè, cô giáo? Làm thế nào để có được môi trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàn diện?
Theo quan điểm của cá nhân tôi, lớp học hạnh phúc được định nghĩa là nơi mà cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến. Trước khi đến sẽ có sự mong chờ và khi đến sẽ có sự hứng thú, niềm vui cùng những rung cảm yêu mến, gắn bó. Đặc biệt, một nhiệm vụ quan trọng nhất của một giáo viên mầm non là đón những mầm non bỡ ngỡ, rụt rè khi ngày đầu tới trường, giúp các con nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới để mỗi ngày đến trường với các con là một ngày vui, được học tập được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước mơ non của trẻ.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi mới nhất
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non”
Lý do chọn đề tài:
Tại Việt Nam, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đóng vai trò làm nền móng cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ. Ở giai đoạn 5-6 tuổi trẻ có sự hứng thú đặc biệt với mọi thứ. Trẻ có nhu cầu ham học hỏi muốn được khám phá thế giới xung quanh, luôn tò mò về mọi thứ, thích hoạt động nhiều, thích được tư lập… Việc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng được ví như việc trồng một cây non, chăm sóc tốt thì sau này cây sẽ phát triển tốt. Chính vì thế mà chúng ta cần đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khao học về giáo dục mầm non. Bên cạnh việc phát triển, cải cách chương trình giáo dục truyền thống cần lòng ghép các chương trình giáo dục tiên tiến để tạo môi trường giáo dục tiên tiến, lành mạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu.
Việc áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, tiên tiến sẽ tạo cơ hội cho trẻ được học tập nhiều hơn, đồng thời rèn luyện các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi, khả năng của mình. Trong chương trình giáo dục mầm non, các lĩnh vực phát triển cho trẻ được tổ chức thông qua các hoạt động học dựa trên các môn học là: Làm quen với chữ viết, làm quen với toán học, văn học, âm nhạc, tạo hình, khám phá khoa học – xã hội.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Bộ Giáo dục, giáo viên tại các trường mầm non trên địa bàn Huyện được tiếp cận gần hơn với các phương pháp giáo dục hiện đại, nổi bật nhất là phương pháp giáo dục STEAM. Phương pháp STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Phương pháp giáo dục này đã và đang phát triển vượt bậc và được xem là một phương thức tiếp cận nền giáo dục mới. Giáo dục STEAM là tích hợp nội dung theo chủ đề với các môn như: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Math). Phương pháp STEAM cho phép trẻ tự do lựa chọn chủ đề và nội dung bài học phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân các em. Hiệu quả giáo dục của phương pháp STEAM mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non nói riêng vô cùng lớn.
Việc ứng dụng phương pháp STEAM tại trường mầm non sẽ tạo cơ hội cho ác em được trải nghiệm, được tìm tòi, khám phá, phát triển toàn diện mọi mặt. Bản thân tôi dưới cương vị là một cô giáo đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc, gần gũi với trẻ thường xuyên, tôi hiểu được mức độ nhận thức của trẻ. Được tham gia vào lớp bồi dưỡng chuyên đề “Phương pháp tiếp cận học qua chơi và ứng dụng STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non”. Tôi luôn mong muốn được có thể áp dụng phương pháp STEAM trong giảng dạy ở bậc Mầm non.. Từ đó giúp cho trẻ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, khơi dậy sự sự tò mò, ham hiểu biết và mong muốn được khám phá trong trẻ, từ đó các em có thể rút ra những bài học cho mình. Phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể vận dụng trong cuộc sống. Với những mong muốn trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non”.
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm mầm non mùa dịch
Tên đề tài: “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian ở nhà nghỉ dịch Covid – 19”
Lý do chọn đề tài:
Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Tỷ lệ tử vong và thương tật ở trẻ em từ những tai nạn thường ngày là rất cao, chính vì thế, nó trở thành một vấn đề lớn của cộng đồng, đe dọa sự sống và phát triển khỏe mạnh của trẻ. Hậu quả vật chất và cả tinh thần từ tai nạn thương tích là vô cùng nặng nề, nhẹ thì có thể gây cho trẻ sự sợ hãi, các vết sẹo trên cơ thể, nặng thì là những thương tật vinh viễn hoặc sự đau đớn trong nhiều năm. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải đối mặt nhiều với các vấn đề tài chính kinh tế từ chi phí điều trị, chăm sóc sức khỏe của trẻ sau tai nạn, thương tích.
Chính vì thế, việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, đặc biệt là các bé đang trong độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng không chỉ của gia đình mà còn của nhà trường và toàn xã hội. Hiện nay, vấn đề này đã được các cấp ngành quan tâm đúng mực thông qua các thông tư, chương trình, tổ chức tập huấn cho giáo viên liên quan đến phòng, chống, tai nạn, thương tích trẻ em.
Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi mầm non rất hiếu động, trẻ đang trong quá trình thích thú, tò mò khám phá thế giới xung quanh, thích vận động, chạy nhảy… tuy nhiên kỹ năng và kinh nghiệm trong việc phòng, chống, tai nạn thương tích còn nhiều hạn chế. Trẻ chưa biết cách tự bảo vệ mình vì vậy guy cơ có thể gây thương tích cho trẻ là rất lớn. Một nguyên nhân khác gây ra tai nạn thương tích cho trẻ em đến từ việc thiếu kiến thức, hiểu biết về các nguyên nhân và nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ của cha mẹ, người thân, giáo viên… đã vô tình đặt sự an toàn của trẻ vào rủi ro một cách vô thức.
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng, chống tai nạn thương tích xảy ra với trẻ thông qua nhièu biện pháp khác nhau. Biện pháp quan trọng nhất chắc chắn là nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống, tai nạn thương tích cho các bậc phụ huynh trong bối cảnh Covid-19, trẻ được nghỉ dịch tại nhà. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ mầm non 3-4 tuổi, bản thân tôi luôn trăn trở, cố gắng nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp hay để góp phần đẩy lùi tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ trong độ tuổi 3-4 tuổi nói riêng. Từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến hết sức phức tạp vì vậy mà năm học 2021 – 2022 trẻ mầm non chưa thể tới trường. Để đảm bảo an toàn phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch, đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ 3- 4 tuổi trong thời gian ở nhà nghỉ dịch Covid – 19” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn chia sẻ cho phụ huynh những kiến thức và kỹ năng phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ trong thời gian ở nhà nghỉ dịch Covid-19
Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Một sáng kiến kinh nghiệm có cấu trúc ba phần gồm: mở bài, nội dung, kết luận và kiến nghị. Cụ thể như sau:
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài:
Trình bày bối cảnh của đề tài: người viết cần trình bày khái quát về không gian, thời gian, vấn đề mâu thuẫn, bất cập trong thực tiễn thôi thúc tác giả tìm kiếm biện pháp để giải quyết các mâu thuẫn, bất cập đó.
Trình bày sự cần thiết phải tiến hành đề tài để tìm kiếm các biện pháp tối ưu giải quyết mâu thuẫn, bất cập trong thực tiễn công tác.
Phạm vi và đối tượng của đề tài: Phạm vi của đề tài cần giới hạn lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu (bộ phận, một lĩnh vực hay một vấn đề cụ thể nào đó trong giáo dục).
Mục đích của đề tài: Để tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, bất cập gì có tính chất bức xúc trong công tác quản lý và giáo dục mầm non, tác giả viết sáng kiến nhằm mục đích gì (nâng cao nghiệp vụ công tác, trao đổi kinh nghiệm, tham gia nghiên cứu khoa học,…). Sáng kiến có đóng góp gì về mặt lý luận và thực tiễn giáo dục mầm non.
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Chỉ ra được các mâu thuẫn, bất cập trong thực tiễn giáo dục mầm non và nguyên nhân của mâu thuẫn, bất cập đó.
Phần nội dung
Cơ sở lý luận của đề tài: Trình bày ngắn gọn, logic và có hệ thống các lý luận liên quan đã được tổng kết, bao gồm khái niệm, kiến thức lý luận cơ bản về vấn đề được chọn để viết sáng kiến, làm cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu, tìm tòi giải pháp và biện pháp khắc phục các mâu thuẫn, bất cập đã đặt ra trong phần mở đầu.
Thực trạng của vấn đề: Trình bày rõ ràng, cụ thể các sự kiện, mâu thuẫn và bất cập trong thực tiễn giáo dục, thôi thúc người viết tìm tòi biện pháp khắc phục, cải tạo hiện trạng để nâng cao hiệu quả giáo dục.
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày tường minh các biện pháp đã áp dụng, các bước cụ thể để tiến hành giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng và hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. Nêu rõ ràng phương pháp thực hiện đề tài như thu thập thông tin, điều tra khảo sát,…
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Đã triển khai áp dụng sáng kiến cho đối tượng cụ thể nào? Những kết quả đạt được là gì? Kinh nghiệm rút ra khi áp dụng đề tài đó?
Phần kết luận và kiến nghị
Tác giả cần trình bày các vấn đề sau:
Ý nghĩa của sáng kiến đó đối với việc quản lý, giáo dục mầm non
Những bài học kinh nghiệm được rút ra qua việc triển khai áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến trong thực tiễn giáo dục mầm non cho đơn vị mình đang công tác và các đơn vị khác, hướng mở rộng và phát triển đề tài,…
Những đề xuất và kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo,…tùy theo từng đề tài để triển khai, ứng dụng sáng kiến ở quy mô lớn hơn và đạt hiệu quả.
Tham khảo chi tiết các bước viết sáng kiến kinh nghiệm tại bài viết: Hướng Dẫn Cách Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2023
Trên đây là những nội dung cơ bản mà các thầy cô mầm non cần nắm được trước khi bắt tay vào việc viết sáng kiến kinh nghiệm. Một số sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4, 4-5, 5-6 tuổi… được đánh giá cao khi kết quả thu được khi triển khai trên thực tiễn thu được những hiệu quả rõ rệt và có hướng nhân rộng đề tài đó ở phạm vi lớn hơn.