Trong quá trình thực tập thực tế, ngoài báo cáo thực tập thì việc hoàn thành nhật ký thực tập cũng là một trong những vấn đề được các bạn sinh viên quan tâm. Dù đã được hướng dẫn từ trước từ nhà trường nhưng vẫn có không ít bạn sinh viên gặp khó khăn khi viết nhật ký thực tập. Vì vậy, bài viết này Trung tâm Luận Văn Beta sẽ cùng chia sẻ với các bạn cách viết nhật ký thực tập lễ tân khách sạn chi tiết kèm một số mẫu tham khảo. Cùng khám phá ngay sau đây!
Hướng dẫn cách viết nhật ký thực tập lễ tân khách sạn
Nhật ký thực tập lễ tân khách sạn là gì?
Thông thường, trong cuộc sống chúng ta thường ghi lại nhật ký những việc mình đã trải qua trong ngày cùng với cảm xúc và suy nghĩ của mình đúng không? Tương tự như vậy, đối với nhật ký thực tập lễ tân khách sạn là báo cáo ghi lại những công việc hằng ngày và kết quả đạt được cũng như những bài học, kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong quá trình thực tập thực tiễn tại khách sạn. Nhật ký này sẽ được thực hiện theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng tùy yêu cầu của nhà trường và được tổng kết lại sau quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập thì nhật ký thực tập cũng là một trong các nội dung quan trọng để qua đó giáo viên hướng dẫn sẽ quyết định điểm bài cáo thực tập của sinh viên. Một nhật ký thực tập được trình bày logic, khoa học và đầy đủ các nội dung sẽ giúp các bạn sinh viên hệ thống lại những công việc mà mình đã thực hiện cũng như rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân qua quá trình thực tập và dùng nó như một hành trang cho công việc tương lai. Thông qua nhật ký thực tập, giáo viên cũng có thể đánh giá chi tiết và khách quan về quá trình thực tập của sinh viên tại đơn vị thực tập cũng như có thể chấm điểm phù hợp.
Nội dung cần có trong nhật ký thực tập lễ tân khách sạn
Để viết nhật ký thực tập lễ tân khách sạn, các bạn hãy liệt kê các công việc mà mình thực hiện theo mốc thời gian cụ thể bằng một đầu mục nhỏ.
- Phần mở đầu: Trong phần này, các bạn cần trình bày các thông tin cá nhân của mình bao gồm: Họ và tên, lớp, khóa, mã số sinh viên, thời gian thực tập cụ thể….
- Phần nội dung: Đây là phần quan trọng nhất mà các bạn sinh viên cần chú ý trình bày đủ 3 thông tin quan trọng sau:
- Thời gian: Trình bày các mốc thời gian tương ứng với nội dung công việc mà bạn đã thực hiện như theo ngày hoặc theo từng tuần.
- Nội dung công việc: Ghi lại ngắn gọn và chi tiết các công việc đã thực hiện theo mốc thời gian tương ứng, nên chia nhỏ thành các nội dung cụ thể để dễ theo dõi.
- Kết quả đạt được: Trong phần này có thể bao gồm nhận xét của đơn vị thực tập, những kết quả đạt được hoặc những điều cần cải thiện
- Phần kết: Phần này các bạn sinh viên cần trình bày các nội dung nhằm xác thực thông tin trong nhật ký của mình là chính xác như nhận xét của người hướng dẫn tại đơn vị thực tập, thời gian viết nhật ký, chữ ký hoặc dấu mộc của đơn vị thực tập.
Hai hình thức trình bày nhật ký thực tập lễ tân khách sạn
Các bạn sinh viên có thể trình bày nhật ký thực tập của mình thông qua hai hình thức phổ biến là dạng văn bản hoặc dạng bảng. Về mặt nội dung, cả hai hình thức này đều giống nhau và điểm khác biệt nằm ở cách trình bày. Khi trình bày nhật ký thực tập, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, liệt kê đầy đủ thời gian thực tập cùng nội dung công việc và kết quả đạt được hoặc những kinh nghiệm, bài học rút ra trong quá trình thực tập của mình.
Thứ hai, sau khi đã chọn hình thức trình bày, các bạn cần thống nhất định dạng văn bản như font chữ, cỡ chữ, căn lề,…
Thứ ba, để xác thực thông tin trong nhật ký thực tập cần có chữ ký của người hướng dẫn tại đơn vị hoặc dấu mộc xác nhận của đơn vị thực tập.
Vài lưu ý quan trọng khi viết báo cáo thực tập bộ phận lễ tân khách sạn
Tìm hiểu kỹ về đề tài thực tập: Có thể nói rằng, bạn càng hiểu rõ về đề tài thực tập mà mình hiểu đến đâu thì các bạn các hoàn thành quá trình thực tập tốt bấy nhiêu. Khi hiểu rõ đề tài sẽ giúp các bạn xác định được kế hoạch và những thông tin, số liệu cần thiết để hoàn thành đề tài của mình một cách tốt nhất.
Viết nhật ký mỗi ngày: Thông thường, các bạn sinh viên thường dồn vào cuối đợt thực tập để viết nhật ký thực tập một lần. Tuy nhiên, các bạn nên viết nhật ký mỗi ngày để đảm bảo tổng hợp thông tin và dữ liệu một cách đầy đủ và chính xác nhất. Việc dồn đến cuối đợt thực tập mới hoàn thành thực sự không mang lại hiệu quả mà đôi lúc còn khiến các bạn trễ deadline vì không kịp chỉnh sửa.
Lên kế hoạch những việc cần làm: Trước khi thực tập thực tế, các bạn hãy lên kế hoạch những việc mình cần làm mỗi ngày sẽ giúp các bạn sắp xếp thời gian tốt hơn. Khi đến cơ sở thực tập, các bạn chỉ cần hoàn thành công việc và thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết cho báo cáo thực tập của mình.
Trình bày nội dung rõ ràng: Đối với nhật ký thực tập, hãy trình bày nội dung một cách ngắn gọn, rõ ràng và chuyên nghiệp để người đọc dễ dàng theo dõi.
Bài viết cùng chuyên mục:
» Mẫu Bài Báo Cáo Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Mới Nhất 2024
Mẫu nhật ký thực tập lễ tân khách sạn tham khảo 2023
Mẫu nhật ký thực tập lễ tân khách sạn 01
Tải full mẫu nhật ký thực tập lễ tân khách sạn 01
Mẫu nhật ký thực tập lễ tân khách sạn 02
Tuần 1: Đặt phòng khách sạn
Tiếp nhận và xử lý các booking đặt phòng với khách sạn qua điện thoại, email, OTA,…nhằm đảm bảo các yêu cầu đặt phòng của khách hàng được xử lý trong vòng 48 giờ
Tiếp nhận đặt phòng qua điện thoại:
- Ghi nhận đầy đủ và chính xác thông tin đặt phòng của khách hàng gồm họ tên, loại phòng, số lượng khách và thời gian check tin
- Sau khi tiếp nhận yêu cầu đặt phòng, cần chuyển cho bộ phận liên quan để chuẩn bị đón tiếp và phục vụ khách hàng.
- Nắm thông tin về các dịch vụ của khách sạn và chương trình ưu đãi theo dịp hay áp dụng cho các đối tượng khách hàng khác nhau để giới thiệu cách chính xác đến khách đặt phòng.
- Báo giá phòng khách sạn cho khách, cập nhật tình hình phòng vào những ngày khách có yêu cầu check in thông qua điện thoại
Gọi điện thoại xác nhận hoặc gửi email đặt phòng cho khách hàng, gồm:
- Trước 3 ngày check in đối với khách lẻ
- Trước 15 ngày đối với khách đi theo đoàn
- Tiếp nhận yêu cầu sửa đổi, hủy đặt phòng chủ động từ phía khách và thực hiện đúng quy trình sửa đổi- hủy đặt phòng khách sạn
- Đảm bảo các thông tin sửa đổi, hủy đặt phòng được cập nhật vào hệ thống chính xác tuyệt đối để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh phòng khách sạn.
Tuần 2: Bộ phận lễ tân
Thực tập quy trình check in theo tiêu chuẩn tại khách sạn gồm:
- Chào khách
- Hỏi tên khách đặt phòng để xác nhận thông tin phòng và dịch vụ đã đặt. Với khách walk-in thì giới thiệu phòng còn trống để khách lựa chọn
- Hỏi mượn căn cước công dân đối với khách nội địa và passport đối với khách nước ngoài
- Sắp xếp CCCD/passport của khách theo đúng thứ tự phòng, thực hiện đánh dấu cần thiết để tránh trả nhầm cho khách.
- Cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết như: sự kiện diễn ra tại đia phương, các điểm đến tham quan, nhà hàng quán café gần.
- Giữ hộ chìa khóa cho khách khi họ có nhu cầu đi ra ngoài
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện yêu cầu chuyển phòng cho khách
Thực hiện quy trình check out, gồm:
- Nhận lại chìa khóa/ thẻ vào phòng từ khách hàng
- Liên hệ bộ phận buồng phòng thực hiện kiểm tra phòng gồm sử dụng minibar, tình trạng sử dụng các thiết bị- dụng cụ, đồ uống trong phòng.
- Ghi nhận thông tin kiểm tra từ bộ phận Housekeeping, cập nhật dữ liệu vào sổ chi tiêu của khách hàng
- Xác nhận lại với khách các dịch vụ mà khách hàng sử dụng trong thời gian lưu trú.
- Thông báo số tiền mà khách hàng cần thanh toán, thực hiện thủ tục thanh toán bằng tiền mặt, visa,…và in hóa đơn cho khách.
- Trả lại CCCD/passport cho khách hàng theo đúng tên và số phòng.
- Cảm ơn và chào tạm biệt khách hàng
Thu ngân lễ tân
Xử lý thủ tục thanh toán cho khách hàng, quy trình này gồm:
- Hỏi khách số phòng và kiểm tra thông tin trong hệ thống và thông báo số tiền khách phải thanh toán.
- Nhập số lượng dịch vụ khách sử dụng tại khách sạn trong suốt thời gian lưu trú vào hệ thống máy tính.
- Nhận tiền thanh toán từ khách hàng và tiến hành in hóa đơn.
Tuần 3: Bộ phận lễ tân
- Hỗ trợ khách hàng đặt phòng
- Đưa khách hàng muốn đặt phòng đi tham khảo các loại phòng hiện có
- Giới thiệu chi tiết từng loại phòng
- Báo giá từng loại phòng cho khách
- Hỏi ý kiến khách hàng và báo về bộ phận lễ tân để chuẩn bị.
Kiểm phòng:
- Dọn dẹp phòng sạch sẽ đảm bảo theo quy chuẩn của khách sạn sau khi khách hàng và trước khi check out để khách tiếp theo check in.
- Kiểm tra các đồ dùng, vật dụng cần bảo dưỡng và bật, kiểm tra khả năng hoạt động của các thiết bị điện trong phòng, báo cáo với quản lý ca trực nếu có hư hỏng và liệt kê những món đồ khách đã sử dụng cho bộ phận tiếp tân
- Kiểm tra tình trạng của các đồ dùng trong phòng như cốc, chén, gạt tàn,…và thay mới nếu có hư hỏng.
- Dọn phòng: dọn rác thải trong thùng chứa, làm sạch và tẩy trắng các đồ dùng, thiết bị khử mùi nhà vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng.
- Theo dõi bản phân công các công việc hàng ngày và danh sách những phòng hiện đang có khách lưu trú và thực hiện các công việc được phân công theo đúng hướng dẫn.
- Theo dõi và đảm bảo các khu vực công cộng như tiền sảnh, hành lang,…của khách sạn luôn sạch sẽ.
Xác nhận của đơn vị thực tập:
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhật ký thực tập và hướng dẫn viết nhật ký thực tập lễ tân khách sạn tham khảo mà Luận Văn Beta muốn gửi đến các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết cách hoàn thành nhật ký thực tập của mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc về nhật ký thực tập lễ tân khách sạn hay các vấn đề khách liên quan đến viết báo cáo thực tập lễ tân khách sạn, các bạn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên viết thuê báo cáo thực tập của Luận Văn Beta để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhé.