Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của một tổ chức và doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh càng chi tiết, bám sát tình hình kinh tế của đất nước và thế giới sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Vì vậy, khi lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ, các bạn cần sự cân nhắc kỹ lưỡng. Hôm nay, Luận Văn Beta sẽ gửi đến các bạn những đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh hay và ấn tượng nhất.
Tổng quan về xây dựng chiến lược kinh doanh
Về bản chất, chiến lược kinh doanh (Tiếng Anh: Business strategy) là một kế hoạch tổng thể của tổ chức, doanh nghiệp. Một cách dễ hiểu, chiến lược kinh doanh là các sáng kiến chiến lược mà một doanh nghiệp theo đuổi để tạo ra giá trị cho tổ chức và các bên liên quan cũng như đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược này rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp và cần thiết trước khi bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào được sản xuất hoặc phân phối. Chiến lược kinh doanh là nền tảng cho sự thành công của một doanh nghiệp. Nó giúp các nhà lãnh đạo thiết lập các mục tiêu của tổ chức và mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh. Nó xác định các yếu tố kinh doanh khác nhau, bao gồm:
- Giá: Cách định giá hàng hóa và dịch vụ dựa trên sự hài lòng của khách hàng và chi phí nguyên vật liệu
- Nhà cung cấp: Nguồn nguyên liệu bền vững hay không và từ nhà cung cấp nào
- Tuyển dụng nhân sự: Cách thu hút và giữ chân nhân tài
- Phân bổ nguồn lực: Cách phân bổ nguồn lực hiệu quả
Nếu không có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, một doanh nghiệp không thể tạo ra giá trị và khó có thể thành công. Thế nhưng làm thế nào để xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả? Đó là câu hỏi đặt ra cho rất nhiều nhà quản trị doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là một nội dung quan trọng được thiết kế trong chương trình học thạc sĩ quản trị kinh doanh, thạc sĩ quản lý kinh tế và một số chuyên ngành khác của lĩnh vực kinh tế. Đây là một nội dung học hay, mang tính thiết thực cao. Do đó, rất nhiều sinh viên đã lựa chọn chủ đề xây dựng chiến lược kinh doanh làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Ở bài viết này, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc danh sách các đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh hay, thiết thực được đội ngũ của chúng tôi tổng hợp trong một vài năm trở lại đây. Hy vọng bạn đọc có thể sử dụng các mẫu bài luận này như một nguồn tài liệu tham khảo để viết & trình bày bài luận của mình tốt hơn.
Bài viết cùng lĩnh vực:
» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Quy Trình Bán Hàng, Tải Miễn Phí
» Mẫu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh 2023
Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh hay
Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh siêu thị Á Châu đến năm 2020
Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là đất nước có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Những năm trở lại, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đây là kết quả của chính sách mở cửa, từng bước đưa nền kinh tế hội nhập vào khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, các loại hình kinh doanh buôn bán, bán lẻ hiện đại cần được hình thành và phát triển trong mối quan hệ với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp cần đưa ra chính sách thúc đẩy cầu tiêu dùng hàng hóa, chính sách gia tăng số lượng khách hàng và chính sách củng cố hình ảnh của mình để tồn tại và phát triển.
Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh Siêu thị Á Châu- AISTC được thành lập từ 2011 với mô hình kinh doanh bán lẻ góp phần làm cho thị trường bán lẻ nói chung và các hoạt động kinh doanh trong ngành siêu thị nói riêng ngày càng sôi động. Tuy nhiên, vì ra đời sau các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nên công ty phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức như đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, khó khăn khi xây dựng thương hiệu,…Vì vậy, để giữ được thị phần và phát triển trong thời gian tới, cần có chiến lược kinh doanh phù hợp với giai đoạn sắp tới. Bên cạnh đó, lý do mà tác giả quan tâm đến việc nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty AISTC với mong muốn góp phần tìm hướng đi giúp cho công ty đứng vững và phát triển trong tương lai. Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh siêu thị Á Châu đến năm 2020”.
Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Bibica đến năm 2020
Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự quản lý của nhà nước. Trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, không ngừng nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Với sự phát triển của kinh tế đất nước, công ty cổ phần Bibica đã gặt hái không ít thành công, góp phần đưa ngành sản xuất bánh kẹo và thực phẩm nước ta lên một tầm cao mới.
Bánh kẹo là một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị lớn cho nước ta, với vị thế đó nên trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu và rộng thì mặt hàng này không tránh khỏi tác động từ nhiều phía. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần tự xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh có hiệu quả, đánh giá đúng khả năng của thị trường, xác định được các nguồn lực tự có của doanh nghiệp để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của mình.
Công ty cổ phần bánh kẹo Bibica là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹp được thành lập hơn 20 năm, có quy mô khá lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa được khai thác cách trách triệt để. Do đó, tác giả chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Bibica đến năm 2020”.
Tải ngay Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Bibica đến năm 2020 PDF
Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng thị phần môi giới chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán CV
Lý do chọn đề tài:
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện có 93 CTCK hoạt động ở thị trường Việt Nam gồm các công ty trong nước và các công ty có vốn hoặc cổ phần sở hữu nước ngoài. Đối với các công ty có vốn ngoại dù có ưu thế về vốn và kinh nghiệm nhưng để tạo được đột phá trên thị trường là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, sau những khó khăn thách thức, một thị trường chứng khoán cận biên đang nhiều khả năng chuyển mình và phát triển trên thị trường mới nổi là “miền đất hứa” và sự xuất hiện của các CTCK nước ngoài ở thời kỳ mở cửa.
Thị trường tài chính Việt Nam gần đây có sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhận thấy tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam, tập đoàn tài chính Trung Tín- Trung Quốc đã mua lại cổ phần công ty cổ phần chứng khoán Hưng Thịnh và đổi tên thành Công ty cổ phần chứng khoán và trở thành doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, bắt đầu đi và hoạt động từ năm 2017. Là một doanh nghiệp non trẻ muốn tìm chỗ đứng trên thị trường, để thu hút khách hàng và tăng thị phần khách hàng là một câu hỏi khó, công ty phải nghiêm túc nhìn nhận nghiên cứu và tìm lối đi riêng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng thị phần môi giới chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán CV”.
Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng
Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt đặc biệt là thị trường tài chính. Các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong nước, mặt khác phải chịu sức ép cạnh tranh của các tổ chức tài chính nước ngoài với lực lượng tài chính hùng mạnh.
Đến cuối năm 2011, các ngân hàng nước ngoài được đối xử như các ngân hàng Việt Nam thì các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các ngân hàng khẩn trương thành lập, mở rộng quy mô hoạt động để tạo thế đứng nhất định cho mình. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng”.
Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng PDF
Luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm rau quả sạch bằng công nghệ thủy canh tại công ty cổ phần IMC Đông Dương
Tính cấp thiết của đề tài:
Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần phải đề ra chiến lược phát triển cụ thể, ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, sơ chế, đóng gói cho đến việc phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ thực sự cần thiết bởi nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết vấn đề môi trường sinh thái và đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
Xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bước đi cần thiết, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. sự xuất hiện của ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời kỳ cách mạng nông nghiệp 4.0 tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thuận tiện để chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã phát triển nhanh chóng, với những thành tựu đã tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hóa đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất còn lạc hậu. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.
Để phát triển trong quá trình hội nhập, công ty Cổ phần IMC Đông Dương đã tiến hành nghiên cứu, triển khai giai đoạn 2 dự án “Hình thành chuỗi sản xuất-sơ chế- tiêu thụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4.0”. Tuy nhiên, công ty chưa xây dựng chiến lược kinh doanh cách bài bản mà chỉ tập trung sản xuất, chế biến. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm rau quả sạch bằng công nghệ thủy canh tại công ty cổ phần IMC Đông Dương”.
Một số lưu ý khi chọn đề tài & viết luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh
**Lưu ý khi lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh:
Khi chọn đề tài luận văn thạc sĩ về xây dựng chiến lược kinh doanh, có một số lưu ý quan trọng bạn nên xem xét để đảm bảo rằng đề tài của bạn là phù hợp và có tính thực tiễn để đảm bảo rằng nghiên cứu của bạn có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào lĩnh vực kinh doanh mà bạn quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên cân nhắc khi lựa chọn đề tài:
Sự quan tâm và đam mê: Chọn một đề tài mà bạn thực sự quan tâm và có đam mê nghiên cứu. Việc thực hiện luận văn thạc sĩ là một quá trình dài và đòi hỏi nỗ lực và kiên nhẫn. Nếu bạn không quan tâm đến đề tài, việc tiếp tục nghiên cứu và viết luận văn có thể trở nên khó khăn và mất hứng thú.
Tính cần thiết và độc đáo: Chọn một đề tài có tính cần thiết và có độc đáo trong lĩnh vực của bạn. Điều này giúp đảm bảo rằng nghiên cứu của bạn đóng góp ý nghĩa vào hiểu biết hiện có và không chỉ là việc lặp lại những gì đã được thực hiện trước đó.
Tính thực tiễn và ứng dụng: Đảm bảo đề tài của bạn có tính thực tiễn và có thể áp dụng trong thực tế kinh doanh. Điều này sẽ giúp nghiên cứu của bạn có giá trị và hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề thực tế trong lĩnh vực kinh doanh.
Tính khả thi và phạm vi nghiên cứu: Xác định mức độ khả thi của việc nghiên cứu đề tài mà bạn chọn. Hãy xem xét liệu bạn có thể thu thập đủ dữ liệu và tài liệu cần thiết để hỗ trợ luận điểm của mình hay không. Đồng thời, xác định phạm vi nghiên cứu sao cho không quá rộng và không quá hẹp để đảm bảo rằng bạn có thể xử lý đề tài một cách chi tiết và chính xác.
Sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn: Thảo luận với giáo viên hướng dẫn của bạn về đề tài bạn đang xem xét. Họ có thể cung cấp ý kiến và hướng dẫn để giúp bạn chọn một đề tài phù hợp và hỗ trợ bạn trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Tài nguyên và thời gian: Xem xét các tài nguyên (như thời gian, tiền bạc, truy cập vào nguồn tài liệu…) bạn có để thực hiện nghiên cứu. Đề tài mà bạn chọn phải phù hợp với khả năng và nguồn lực của bạn để đảm bảo bạn có thể hoàn thành luận văn một cách hiệu quả.
**Lưu ý khi viết luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh:
Lựa chọn chủ đề: Việc xây dựng chiến lược kinh doanh rộng lớn và phức tạp. Do đó, bạn nên hạn chế phạm vi chủ đề của luận văn. Có thể lựa chọn một lĩnh vực cụ thể hoặc một công ty, tổ chức cụ thể để tập trung nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Định rõ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu mà bạn muốn giải quyết trong luận văn. Ví dụ: Tại sao một chiến lược kinh doanh cụ thể đã thành công? Hoặc: Làm thế nào để đưa ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả trong ngành công nghiệp X?
Tìm hiểu lý thuyết: Nghiên cứu về các lý thuyết liên quan đến chiến lược kinh doanh, như mô hình Michael Porter về cạnh tranh chi phí và cạnh tranh phân khúc, phân tích SWOT, hay lý thuyết Blue Ocean Strategy. Tìm hiểu cách các lý thuyết này áp dụng vào thực tế kinh doanh và tác động của chúng đối với hiệu quả doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu: Xác định phương pháp nghiên cứu bạn sẽ sử dụng, có thể là phân tích thư viện, điều tra, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp, hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đảm bảo phương pháp lựa chọn liên quan đến mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của bạn.
Nghiên cứu thực tế và phân tích dữ liệu: Nếu có thể, tiến hành nghiên cứu thực tế và thu thập dữ liệu để hỗ trợ luận điểm của bạn. Dựa vào dữ liệu này, bạn có thể đánh giá và phân tích hiệu quả của các chiến lược kinh doanh đã áp dụng trong các trường hợp cụ thể.
Phân tích và kết luận: Dựa trên dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả để trả lời câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược kinh doanh đã nghiên cứu và đề xuất các cải tiến, điều chỉnh nếu cần thiết.
Tổ chức luận văn: Xây dựng luận văn của bạn với một cấu trúc rõ ràng và logic. Bao gồm mục lục, giới thiệu, phần nền tảng lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, phân tích và kết luận.
Đánh giá và kiểm tra lại: Trước khi hoàn thành, hãy đánh giá lại luận văn của bạn để đảm bảo logic, rõ ràng và có tính thuyết phục cao. Đảm bảo không có sai sót ngữ pháp hoặc chính tả.
Đề xuất giải pháp và hướng phát triển: Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên cứu, bạn có thể đề xuất các giải pháp cụ thể và hướng phát triển cho các công ty, tổ chức hoặc lĩnh vực bạn đã nghiên cứu.
Trên đây là các đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh tiêu biểu mà các bạn có thể tham khảo trước khi bắt tay vào thực hiện đề tài của mình. Luận Văn Beta hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có những ý tưởng và hiểu cách thức thực hiện một bài luận văn đạt điểm cao. Ngoài ra, nếu như bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ xây dựng chiến lược kinh doanh, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên của Luận Văn Beta nhé, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7!