Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Gợi Ý Đề Tài & Mẫu Tham Khảo

Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học: Gợi Ý Đề Tài & Mẫu Tham Khảo

Đăng ngày
20 Tháng Hai, 2023

Triết học là một bộ phận quan trọng trong vấn đề xây dựng và phát triển nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề triết học trong thực tiễn có vai trò vô cùng quan trọng. Có rất nhiều người lựa chọn theo đuổi ngành triết học ở bậc Thạc sĩ, tiến sĩ. Trong bài viết này, Luận Văn Beta đã tổng hợp lại một số đề tài luận văn thạc sĩ triết học mới nhất trong thời gian qua để các bạn sinh viên chuyên ngành này có thể tham khảo.

Tổng quan về thạc sĩ triết học

Thạc sĩ triết học là chương trình đào tạo cung cấp cho người học các nội dung kiến thức cả về cơ bản và kiến thức nâng cao về triết học phương đông, triết học phương tây, triết học Việt Nam trong truyền thống và hiện đại. Đồng thời cập nhật những nội dung kiến thức mới, những vấn đề mới đặt ra đối với triết học trong thời địa ngày nay. Thông qua chương trình thạc sĩ triết học, dựa trên lập trường và thế giới quan duy vật, khoa học, người học có thể nắm bắt, hội nhập và có khả năng giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra từ phương diện triết học.

Khung chương trình thạc sĩ triết học:

Khối kiến thức cơ sở:

  • Thế giới quan và Phương pháp luận triết học
  • Thời đại ngày nay: Những vấn đề chính trị – xã hội
  • Phương pháp nghiên cứu triết học
  • Tư tưởng triết học Việt Nam: Truyền thống và hiện đại
  • Triết học về con người trong cách mạng khoa học – công nghệ
  • Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học với việc nhận thức quy luật xã hội
  • Vũ trụ quan trong triết học phương Đông
  • Triết học về tôn giáo trong thời đại ngày nay
  • Đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
  • Triết học lịch sử
  • Vấn đề dân chủ và dân chủ hoá đời sống xã hội: Lịch sử và hiện đại

Khối kiến thức chuyên ngành:

  • Triết học chính trị – xã hội Tây Âu Cổ – Trung đại
  • Triết học chính trị – xã hội Tây Âu Cận đại
  • Triết học Tây Âu thế kỷ XIX – XX qua một số tác phẩm tiêu biểu
  • Nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
  • Đạo đức truyền thống Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
  • Phương pháp lôgíc trong nghiên cứu “Tư bản” của C. Mác với việc vận dụng nhận thức xã hội trong thời đại hiện nay
  • Triết học Trung Quốc cận hiện đại
  • Nhân học triết học
  • Vấn đề triết học của khoa học và công nghệ hiện đại
  • Phạm trù vật chất của triết học Mác – Lênin dưới ánh sáng của khoa học tự nhiên hiện đại
  • Quan niệm đạo đức học trong một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại

Trên cơ sở các kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình tham gia khóa đào tạo thạc sĩ triết học cùng với thế mạnh của bản thân và sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn, sinh viên lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ triết học để đủ điều kiện xét tốt nghiệp thạc sĩ triết học. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo một số mẫu đề tài luận văn thạc sĩ triết học để có cái nhìn rõ hơn về việc viết và trình bày bài luận văn thạc sĩ một cách khoa học, logic. Ngoài ra, nếu bạn cần sự trợ giúp hoặc có nhu cầu thuê viết luận văn thạc sĩ triết học, liên hệ hotline: 0934725139 để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia!

Bài viết cùng chuyên mục:

» Top 5 Mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Mới Nhất 2023, Tải Miễn Phí

» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Miễn Phí 2023

luan van thac si triet hoc luanvanbeta
Kho đề tài luận văn thạc sĩ triết học

Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ triết học, tải miễn phí

Mẫu 01: Luận văn thạc sĩ triết học văn hóa và giá trị học

Tên đề tài: “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay”

Tính cấp thiết của đề tài:

Ở bất kỳ xã hội nào, dù là trong quá khứ hay hiện tại, mối quan hệ giữa văn hóa và sự phát triển của một đất nước luôn là một vấn đề mang tính thời sự. Bởi với mỗi một vấn đề, tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, một thời điểm khác nhau, tại các lĩnh vực khác nhau chúng ta đều phải tiếp cận và đánh giá theo từng giai đoạn, thời điểm và lĩnh vực cụ thể. Thực tế đã chứng minh rằng vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu một cách chuyên sâu, tuy nhiên tính đến hiện tại vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và sự phát triển của một đất nước một cách toàn diện và có hệ thống dựa trên góc nhìn của triết học văn hóa và giá trị học. Chính vì lý do này, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.

loi cam on luan van thac si triet hoc luanvanbeta
Lời cảm ơn luận văn thạc sĩ triết học

Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ triết học văn hóa và giá trị học mẫu 01

Mẫu 02: Luận văn thạc sĩ triết học Phật giáo 

Tên đề tài: “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”

luan van thac si triet hoc phat giao

Tính cấp thiết của đề tài:

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN và được du nhập vào Việt Nam vào những năm đầu Công nguyên theo hai con đường là Ấn Độ và Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Phật giáo đã tồn tại ở nước ta hơn 18 thế kỷ, đây là một khoảng thời gian phải nói là rất dài, xuyên suốt cả chiều dài lịch sử Việt Nam. Do bề dày lịch sử này, dân tộc ta có đủ thời gian để khẳng định và gạn lọc: Khẳng định những gì tốt đẹp, tích cực và gạn lọc những gì tiêu cực, không phù hợp. Sự thật hiển nhiên cho thấy, những tư tưởng nhân văn cao đẹp của Phật giáo trong kinh sách đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống và văn hóa của con người Việt Nam trong mấy nghìn năm từ rất nhiều
thế hệ và thuộc mọi tầng lớp.

Thanh niên đóng vai trò là tương lai của đất nước, là những người có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là thế hệ trẻ, mang trong mình sự nhiệt huyết, năng động, trẻ trung nhưng bên cạnh đó cũng là đối tượng dễ bị cuốn vào những luồng tư tưởng văn hóa ngoại lại, dễ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội… Vì lẽ đó, việc giáo dục lối sống có đạo đức cho thanh niên ngày nay là một việc mang tính cấp thiết cho toàn xã hội. Nghiên cứu sự tác động của Giới luật Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở nước ta hiện nay không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức, định hướng lý tưởng sống mà còn hướng tới một xã hội chân, thiện, mỹ, theo đúng tinh thần hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.

Tải ngay Mẫu luận văn thạc sĩ triết học Phật giáo 02 miễn phí

Mẫu 03: Luận văn thạc sĩ triết học tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Tên đề tài: “Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Quảng Nam”

mau de tai luan van thac si triet hoc 03 luanvanbeta

Lý do chọn đề tài:

Nếu xã hội được ví là một cơ thể sống thì đạo đức là sức mạnh tinh thần của cơ thể ấy nên việc xây dựng và phát triển đạo đức là nhu cầu tất yếu, khách quan của xã hội. Khi con người được soi sáng bởi lý tưởng đạo đức tiến bộ và khi sự hiểu biết về cái thiện, ác, lương tâm, danh dự của họ càng nâng cao thì hoạt động của họ ngày càng hướng tới phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng từ đó góp phần thúc đẩy xã hội phát triển ổn định và bền vững.

Ở Việt Nam, việc học tập, thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang là một trong những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội nhất là đối với sinh viên- các chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ sinh viên đang có biểu hiện phai mờ về lý tưởng, suy thoái đạo đức, lối sống và chạy theo lối sống lai căng và xem nhẹ các giá trị truyền thống. Những nhận thức sai lầm, lệch lạc đó nếu không được nhắc nhở, chỉnh đốn kịp thời sẽ tạo ra cho đất nước nguy cơ làm suy yếu xã hội, kéo lùi sự phát triển đất nước.

Từ thực trạng đó, việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức sinh viên là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực về lý luận lẫn thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, tạo ra nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Quảng Nam”.

Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ triết học tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 03 PDF

Luận văn thạc sĩ triết học mẫu 04

Tên đề tài: “Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay”

mau de tai luan van thac si triet hoc 04 luanvanbeta

Lý do chọn đề tài:

Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật là công cụ quý báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người bởi chúng được khái quát, đúc kết và rút ra từ chính sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở hình thành quan điểm toàn diện. Quan điểm này đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng quan lại giữa các bộ phận, yếu tố.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp- dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp là xu hướng tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Trong các ngành dịch vụ, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, là ngành công nghiệp không có ống khói. Du lịch đã khẳng định được vai trò của mình qua đóng góp ngày càng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới cũng như nước ta. Với vị trí thuận lợi và tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Ngành du lịch ở Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, đóng góp to lớn cho sự phát triển thành phố.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Đà Nẵng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Với mục đích tìm lời giải cho vấn đề phát triển du lịch bền vững trên địa bàn. Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững, việc vận dụng quan điểm toàn diện là điều kiện đảm bảo tốt nhất cho ngành du lịch ở Đà Nẵng phát triển theo hướng bền vững. Xuất phát từ cơ sở lý luận và quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm phát triển du lịch bền vững cùng các chủ trương, chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay”.

Link Download Full Luận văn thạc sĩ triết học mẫu 04 PDF

Mẫu 05: Luận văn thạc sĩ triết học Quan điểm duy vật biện chứng về mâu thuẫn

Tên đề tài: “Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mâu thuẫn trong nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ở nước ta hiện nay”

mau de tai luan van thac si triet hoc 05 luanvanbeta

Lý do chọn đề tài:

Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy luôn trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Các quy luật cơ bản của phát biện chứng duy vật đã phản ánh sự vận động phát triển dưới những phương diện cơ bản nhất. Mỗi quy luật phản ánh một khía cạnh của sự vận động, phát triển nhưng theo Lênin quy luật mâu thuẫn là hạt nhân, là thực chất của phép biện chứng.  Quy luật mâu thuẫn nói lên nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nắm được quy luật này sẽ nắm được bản chất của sự vật,nguồn gốc của sự vận động, phát triển. Song việc nhận thức được mâu thuẫn của sự vật mới là điều kiện cần còn muốn thúc đẩy sự vật phát triển đi lên thì cần giải quyết được mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết mâu thuẫn cách đúng đắn.

Tuy nhiên, việc  nhận thức và vận dụng các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật đặc biệt là việc nhận thức đúng đắn và sáng tạo phạm trù mâu thuẫn trong thực tiễn không hề dễ. Từ năm 1986, nước ta bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những ưu điểm của cơ chế thị trường thì cũng có không ít mặt trái. Điều này đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn và vận dụng sang tạo phạm trù này sao cho phù hợp hơn. Đây là mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển xã hội hiện nay.

Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài “Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mâu thuẫn trong nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.

Tải ngay Mẫu luận văn thạc sĩ triết học Quan điểm duy vật biện chứng về mâu thuẫn PDF 05

Mẫu 06: Luận văn thạc sĩ triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

Tên đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và vận dụng trong quá trình thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định hiện nay”

mau de tai luan van thac si triet hoc 06 luanvanbeta

Lý do chọn đề tài:

Ở nước ta, chính sách dân tộc được hiểu là hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống các dân tộc thiểu số. Nội dung cơ bản là hướng đến thúc đẩy sự phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội,… tạo lập điều kiện cho việc phục vụ ngày càng tốt hơn các nhu cầu vừa cơ bản vừa lâu dài của các dân tộc để hợp thành đại gia đình dân tộc Việt.

Xuyên suốt mọi giai đoạn cách mạng, vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được nước ta quan tâm. Điều này xuất phát từ truyền thống yêu nước, thương nòi của người dân Việt và thể hiện mục tiêu dân chủ, công bằng trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là biểu hiện sinh động của tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, cùng chung tay xây dựng xã hội phồn thịnh vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mọi người dân đất Việt.

Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, là vùng đất có truyền thống anh hung trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm,….Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của đảng, nhân dân Bình Định đoàn kết vượt qua khó khăn, thử thách để xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương.

Tuy kết quả đạt được là khả quan nhưng sự phát triển của tỉnh còn thiếu vững chắc, chưa cân đối giữa các ngành, các vùng. Nhiều tiềm năng chưa được khai thác tốt nên đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

Để thực hiện tốt việc đưa các dân tộc thiểu số thoát khỏi cảnh đói, nghèo và phát triển bền vững là bài toán khó. Từ những tri thức triết học Mác- Lê nin nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng đã lĩnh hội trong quá trình học tập cùng với kinh nghiệm đã tích lũy trong hoạt động thực tiễn ở địa phương, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và vận dụng trong quá trình thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định hiện nay”.

Tải ngay Luận văn thạc sĩ triết học  Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 06 miễn phí

Mẫu 07: Luận văn thạc sĩ triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ

Tên đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và sự vận dụng trong sự nghiệp đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Quảng Nam”

mau de tai luan van thac si triet hoc 07 luanvanbeta

Lý do chọn đề tài:

Từ những ngày đầu thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ. Người khẳng định cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, là gốc của mọi công việc và cán bộ quyết định tất cả. Vì vậy, vấn đề cán bộ giữ vị trí cực kỳ trọng yếu và là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng và sự nghiệp cách mạng.

Cán bộ là lực lượng nòng cốt trong bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước, là nhân tố ảnh hưởng đến sự thành bại của cách mạng.  Sức chiến đấu và năng lực laxnhd đạo của Đảng cao hay thấp, đường lối chính sách hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ. Cán bộ là dây truyền của bộ máy nên nếu dây truyền không tốt thì động cơ dù chất lượng cao thì toàn bộ bộ máy vẫn tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thực hiện được.

Cả về lý luận và thực tiễn đều khẳng định đội ngũ cán bộ Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và hệ thống hành chính nói riêng. Nếu nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị thì đội ngũ chính là lực lượng vận hành cỗ máy hành chính cả nước, giúp guồng máy hành chính hoạt động thông suốt từ trung ương đến địa phương. Tức là, đội ngũ cán bộ là xương sống của chính quyền, có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn mở cửa, hội nhập phát triển đất nước. Vì vậy, công  tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải là một mắt khâu then chốt trong mục tiêu đột phá về nguồn nhân lực hiện  nay.

Quảng Nam là tỉnh mới tái lập năm 1997. Là một tỉnh nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề và chị tác động nhất định của thời kỳ tập trung quan liêu và bất cập trong công cuộc tái thiết từ khi tái lập đến nay. Vậy làm sao có thể tạo nên sự phát triển bền vững của tỉnh đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cả về hoạch định chính sách lẫn tổ chức thực hiện chính sách.

Hiểu rõ tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian qua. Vì vậy, tác giả đã chọn thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tên “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và sự vận dụng trong sự nghiệp đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Quảng Nam”.

Tải miễn phí Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ 07

Trên đây là những mẫu luận văn thạc sĩ triết học hay và đặc sắc với cơ sở lý luận và thực tiễn đã được kiểm chứng, các bạn có thể tham khảo và dung bài viết tổng hợp này làm tài liệu để thực hiện đề tài của chính mình. Luận Văn Beta hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích và chúc bạn đạt điểm số cao trong bài luận tốt nghiệp của mình nhé.

5/5 - (3 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận