Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Mẫu Lời Mở Đầu Báo Cáo Thực Tập Ngành Điều Dưỡng

Mẫu Lời Mở Đầu Báo Cáo Thực Tập Ngành Điều Dưỡng

Đăng ngày
12 Tháng Chín, 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Nhóm chuyên viên học thuật ngành Điều dưỡng – Luận Văn Beta.

Trong thời điểm hiện nay, ngành điều dưỡng đã và đang trở thành một trong những ngành nghề quan trọng trong hệ thống chăm sóc y tế vì dân số đang ở trong giai đoạn già hóa nên cần rất nhiều nhân viên điều dưỡng. Đối với các bạn sinh viên đang làm báo cáo thực tập chuyên ngành này, việc viết lời mở đầu luôn là phần chiếm nhiều thời gian vì các bạn không biết phải bắt đầu báo cáo của mình như thế nào. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo top 5 lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng dễ thực hiện và đạt điểm số cao nhé.

Tầm quan trọng của lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng

loi mo dau bao cao thuc tap nganh dieu duong luanvanbeta
Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng

Không đơn thuần chỉ là phần giới thiệu, lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng còn đóng vai trò như cánh cửa dẫn dắt người đọc vào những trải nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn mà bạn đã tích lũy trong quá trình thực tập tại bệnh viện. Đây là cơ hội để bạn chia sẻ những trải nghiệm đáng nhớ, những khó khăn đã vượt qua, và những bài học quý giá thu được khi đối mặt với những tình huống thực tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Một lời mở đầu ấn tượng sẽ dẫn dắt người đọc bước vào một câu chuyện chân thực và sâu sắc, làm họ cảm thấy hứng thú và tò mò về hành trình học hỏi của bạn.

Đây là phần đầu tiên người đọc tiếp xúc, và qua đó họ sẽ hình thành những đánh giá ban đầu về nội dung của toàn bộ báo cáo. Một lời mở đầu sáng tạo, chân thành và đầy cảm xúc sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc, khiến người đọc muốn tiếp tục khám phá nội dung phía sau. Lời mở đầu là cầu nối giữa người viết và người đọc, giúp họ hiểu rõ bối cảnh thực tập của bạn. Nó nên làm rõ mục đích của kỳ thực tập, các nhiệm vụ bạn đã thực hiện và những điều bạn đã học hỏi. Điều này giúp người đọc nhận ra giá trị của trải nghiệm thực tập đối với quá trình phát triển nghề nghiệp của bạn.

 Thực tập không chỉ là giai đoạn học hỏi, mà còn là bước đệm quan trọng để bạn phát triển thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Lời mở đầu nên nêu rõ những mục tiêu của bạn khi bước chân vào môi trường thực tế, những gì bạn hy vọng đạt được và cách kỳ thực tập đã định hình những giá trị, kỹ năng, và quan điểm của bạn về nghề điều dưỡng. Một lời mở đầu xuất sắc sẽ không chỉ thông tin mà còn khơi gợi cảm xúc. Nó tạo ra mối liên kết giữa người đọc và câu chuyện của bạn, khiến họ tò mò về những thử thách, thành công và những khoảnh khắc đáng nhớ mà bạn đã trải qua. Đặc biệt, sự chân thực trong việc chia sẻ những trải nghiệm thực tế có thể khiến người đọc cảm thấy gần gũi và đồng cảm với bạn.

Trong phần tiếp theo, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng ấn tượng. Bạn đọc có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo để sáng tạo ra lời mở đầu báo cáo thực tập của riêng mình.

Có thể bạn quan tâm:

» List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Điều Dưỡng Tại Bệnh Viện/ Trạm Y Tế

Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng ấn tượng

Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng tại bệnh viện Thanh Nhàn

Điều dưỡng là một ngành quan trọng trong lĩnh vực y khoa, đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình khám và điều trị bệnh. Với sự phát triển không ngừng của xã hội và dân số, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành điều dưỡng.

Điều dưỡng viên không chỉ hỗ trợ các y bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh mà còn đảm nhận vai trò chăm sóc, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị. Họ đóng góp quan trọng vào việc giảm tải áp lực công việc cho đội ngũ y tế, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, phát hiện kịp thời những bất thường để phối hợp xử lý hiệu quả. Một điều dưỡng viên giỏi sẽ góp phần lớn vào sự thành công của quá trình điều trị, trong khi thiếu sót về kỹ năng và kiến thức có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Ngày nay, điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên và các chuyên gia y tế khác trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Được truyền cảm hứng từ mong muốn góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe, em đã luôn mơ ước trở thành một nhân viên y tế, khoác lên mình chiếc áo blouse trắng để cống hiến cho cộng đồng.

Hiện tại, sau 4 năm học tập tại Đại học Thành Đông, em đã có cơ hội thực hiện ước mơ đó thông qua kỳ thực tập tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Đây là dịp để em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị, cô chú trong bệnh viện. Chúng em tự nhủ phải nỗ lực hết mình trong kỳ thực tập này, vì đây là cơ hội quý báu để áp dụng những bài học từ giảng đường và đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình trở thành điều dưỡng viên chuyên nghiệp.

Tải miễn phí Báo cáo thực tập ngành điều dưỡng tại bệnh viện Thanh Nhàn

Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng: “Tình hình chăm sóc chi trên của bệnh nhân liệt nửa người giai đoạn cấp do tai biến mạch máu não”

Tai biến mạch máu não là vấn đề lớn của y học các nước trong nhiều thập kỷ qua. Nguyên nhân gây ra bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề đặc biệt các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của họ. Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch,

Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến mạch máu não có xu hướng ngày càng tăng cao, theo thống kê của trường đại học Y Hà Nội thì tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não là 115,92/100.000 dân trong đó có di chứng về vận động tới 92,96%. Những di chứng của tai biến mạch máu não dù nhẹ và vừa thậm chí nặng gây phiền phức rất nhiều cho bệnh nhân, từ những sinh hoạt hàng ngày đến việc tái hòa nhập cộng đồng. Trong đó di chứng ở chi trên không những hay gặp mà còn ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân. Đó là đau khớp vai, bán trật khớp vai và hội chứng vai tay,…mang đến cho bệnh nhân những đau đớn, hạn chế vận động, công tác phục hồi chức năng vất vả hơn nhiều. Vì vậy, phục hồi chức năng giai đoạn cấp cho bệnh nhân vô cùng quan trọng bởi nếu giai đoạn đầu được chăm sóc tốt, bệnh nhân sẽ hạn chế được nhiều thương tật thứ cấp thì phục hồi giai đoạn sau nhanh và hiệu quả.

Trong giai đoạn cấp, người điều dưỡng là người thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân. Người điều dưỡng nếu chăm sóc đúng và có trách nhiệm với bệnh nhân sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được những thương tật thứ cấp không đáng có. Hiện nay, ở Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm nhiều vì vậy chúng tôi làm báo cáo “Tình hình chăm sóc chi trên của bệnh nhân liệt nửa người giai đoạn cấp do tai biến mạch máu não”.

Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng: “Chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng tại bệnh viện đa khoa Đức Giang”

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây từ người sang người, dễ tạo thành dịch. Biểu hiện lâm sáng là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân,….Trong mấy năm gần đây, bệnh đã phổ biến ở một số nước trong khu vực gây ra các vụ dịch lớn. Dịch bệnh tay chân miệng trở thành vấn đề y tế cộng đồng quan trọng trên toàn thế giới nói chung và của toàn Việt Nam nói riêng. Do đó, bệnh này đã được tổ chức Y tế Thế giới xem là vấn đề sức khỏe cộng đồng và khuyến cáo sử dụng vacxin phòng bệnh cho những vùng dịch tễ.

Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh ở trẻ em hiện nay mà những hiểu biết của người dân cũng như nhiều nhân viên y tế còn hạn chế là điều đáng lo ngại của Bộ Y tế trong công tác phòng tránh và điều trị bệnh tay- chân- miệng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần bổ sung những kiến thức cần thiết về bệnh cho cán bộ y tế nhằm giúp họ thực hành tốt công tác chăm sóc người bệnh và giáo dục sức khỏe cho người dân mà chúng tôi hoàn thành chuyên đề này.

Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng: “Hướng dẫn và chăm sóc bệnh nhân sinh thiết kim trong chẩn đoán ung thư vú tại khoa Ngoại trú- bệnh viện K”

Ung thư vú là loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới với tỷ lệ mắc ung thư vú ngày càng gia tăng do các yếu tố môi trường, di truyền, chế độ ăn và nội tiết,…Theo ghi nhận số lượng phụ nữ bị ung thư vú tăng cao và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các ung thư ở phụ nữ.

Việc chẩn đoán ung thư vú dựa vào ba bộ là lâm sáng, chụp vú và tế bào vẫn được áp dụng rộng rãi nhưng xét nghiệm giải phẫu bệnh vẫn là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán xác định căn bệnh này. Khi một trong ba yếu tố trên nghi ngờ vì thiệc sinh thiết u làm xét nghiệm mô bệnh học là bắt buộc để chẩn đoán tổn thương này là ác hay lành tính để từ đó có chiến lược điều trị phù hợp.

Nhờ có chiến lược khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú và các chương trình truyền thông và tiến bộ về khoa học kỹ thuật nên tỷ lệ phát hiện sớm ung thư vú ngày càng tăng, thậm chí các tổn thương còn chưa sờ thấy. Để chắc chắn là ung thư vú đặc biệt ở giai đoạn sớm thì xét nghiệm giải phẫu bệnh đóng vai trò quyết định dựa trên bệnh phẩm sinh thiết tổn thương.

Sinh thiết kim trong chẩn đoán ung thư vú được áp dụng trên thế giới vào những năm 1980 và ở Việt Nam đã được áp dụng ở một số trung tâm. Đây là một thủ thuật ngoại khoa cần phải được giải thích kỹ để có sự hợp tác tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân, đảm bảo an toàn không xảy ra các tai biến. Để thủ thuật này được tốt thì việc hướng dẫn, giải thích và chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau khi làm sinh thiết kim vô cùng quan trọng.

Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng: “Khảo sát thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại khoa nội bệnh viện trường đại học Y dược Huế”

Giao tiếp là một kỹ năng, nhu cầu của con người trong xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Đối với ngành y, điều dưỡng là người đầu tiên tiếp xúc với người bệnh trong quá trình người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện. Với điều dưỡng, đối tượng giao tiếp rất đặc biệt và phức tạp nên việc trang bị kỹ năng giao tiếp hằng ngày, hàng giờ là rất cần thiết. Giao tiếp là một phần rất quan trọng thể hiện y đức của nhân viên y tế, nhất là đội ngũ làm công tác điều dưỡng vì đây là lực lượng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số nhân viên toàn bệnh viện và ngày đêm gần gũi với người bệnh. Giao tiếp là hoạt động thực hành chăm sóc của điều dưỡng và là chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện nên giao tiếp cần được quan tâm, chú trọng để hướng đến hiệu quả trong công tác chăm sóc và điều trị.

Để thay đổi phong cách phục vụ người bệnh của nhân viên y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử,…Tại Việt Nam trong những năm qua Bộ y tế đã đưa ra nhiều quy định về giao tiếp ứng xử như tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng cáu gắt với người bệnh và người nhà gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến hình ảnh bệnh viện nói chung và nhân viên y tế nói riêng, đặc biệt với ngành điều dưỡng. Lý do cấp thiết là trạng thái quá tải người bệnh thường xuyên xảy ra trong khi số lượng điều dưỡng không tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến các vấn đề chăm sóc, giao tiếp với người bệnh trong quá trình chăm sóc và điều trị.

Nhằm nâng cao việc thực hành kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng nên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại khoa nội bệnh viện trường đại học Y dược Huế”

Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng: “Quy trình theo dõi, chăm sóc và rút ống cho bệnh nhân mở khí quản”

Mở khí quản là một trong những phẩu thuật rất phổ biến trong chuyên khoa Tai Mũi Họng gần như không thể thiếu trong thực hành lâm sàng tai mũi họng hiện nay. Tuy nhiên, mở khí quản mới chỉ là bước đầu của việc điều trị và cần một quá trình theo dõi, chăm sóc và rút ổng tỉ mỉ, thậm chí nghiêm ngặt mới đảm bảo được kết quả điều trị, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để tìm hiểu về giải phẫu, sinh lý thanh khí phế quản, triệu chứng lâm sàng và các chỉ định, biến chứng của mở khí quản. Cách theo dõi, chăm sóc hằng ngày cũng như quy trình rút ống được thực hiện tại khoa cấp cứu B7 Bệnh viện Tai Mũi họng trung ương. Từ đó đưa ra những kinh nghiệm, đề xuất ý kiến giúp công tác chăm sóc bệnh nhân ngày càng tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Quy trình theo dõi, chăm sóc và rút ống cho bệnh nhân mở khí quản”

Trên đây là những lời mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng mà Luận Văn Beta đã tổng hợp lại để gửi đến các bạn tham khảo và có thể hoàn thành báo cáo của mình một cách tốt nhất. Một phần mở đầu hấp dẫn sẽ là cách tạo sự hứng thú để người đọc tìm hiểu những nội dung tiếp theo trong báo cáo từ đó có thể đạt điểm số cao hơn. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ cách viết mở đầu báo cáo thực tập ngành điều dưỡng một cách tốt nhất nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết báo cáo thực tập thuê mà Luận Văn Beta cung cấp để có thể hoàn thành báo cáo của mình một cách nhanh chóng, đúng deadline mà nhà trường quy định với điểm số mong muốn. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các bạn hoàn thành báo cáo nhanh chóng kèm dấu mộc đỏ từ cơ quan thực tập cùng với chính sách bảo mật tuyệt đối các thông tin khách hàng. Để tìm hiểu rõ về dịch vụ viết báo cáo thực tập thuê mà Luận Văn Beta cung cấp, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc hòm thư điện tử để bảo mật hiệu quả nhé.

Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận