Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sản phẩm tổng hòa các điều kiện khách quan chủ quan của truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng này trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho dân tộc ta đấu tranh giành độc lập dân tộc và làm tư tưởng để xây dựng và phát triển đất nước. Để hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cùng đọc bài viết sau cùng Luận Văn Beta nhé.
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) nhận định: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản liên quan đến cách mạng Việt Nam. Đây kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước nhà, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta giành thắng lợi.
Nguồn gốc hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh
Giá trị truyền thống dân tộc: Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho nước ta các giá trị truyền thống phong phú, bền vững, ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập tự cường,…tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước. Bên cạnh đó, nước ta còn xây dựng tinh thần tương thân tương ái, nhân nghĩa, khoan dung, thủy chung độ lượng,…Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam.
Tinh hoa văn hóa nhân loại: Hồ Chí Minh đã làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng văn hóa từ phương Đông sang phương Tây. Đối với tư tưởng văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu các mặt tích cực của Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa Tam dân. Về văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và tiếp thu tư tưởng văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ.
Chủ nghĩa Mác- Lê nin: Đây là nguồn gốc lý luận trực tiếp,quyết định đến bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó và là phương pháp biện chứng duy vật, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp biện chứng của chủ nghĩa này để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh: Nhân cách, phẩm chất và tài năng của Hồ Chí Minh đã tác động lớn đến sự hình thành và phát triển tư tưởng này. Đây là một con người sống có hoài bão, có lý tưởng, yêu nước thương dân, tinh thần học hỏi,…Nhờ vậy, Người đã khám phá sáng tạo về lý luận cách mạng thuộc địa cho thời đại mới, xây dựng hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc, sáng tạo về cách mạng Việt Nam.
Chi tiết về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước 1911): Là thời kỳ mà Hồ Chí Minh lớn lên và sống trong nỗi đau của người dân mất nước, được gia đình giáo dục về lòng yêu nước thương dân. Người đã sớm tham gia vào phong trào đấu tranh chống Pháp, băn khoăn trước những thất bại của các sĩ phu yêu nước chống Pháp, ham học hỏi,…Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh đã hình thành nên tư tưởng yêu nước thương dân tha thiết và bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, tinh thần ham học hỏi với những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.
Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920): Năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, trước tiên Người đến với nước Pháp- nơi sản sinh ra tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và tiếp tục đến nhiều nước Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, cùng tham gia hoạt động với những người dân bị áp bức ở phương Đông.
Ở phương Tây, Hồ Chí minh đã tìm hiểu các cuộc cách mạng Pháp,Mỹ, tham gia Đảng xã hội Pháp, tìm hiểu về cách mạng Tháng Mười Nga,…Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh có sự chuyển biến vượt bậc về tư tưởng, từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin, là bước chuyển biến cơ bản về tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh.
Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921-1930): Trong thời kỳ hoạt động thực tiễn và lý luận ở Pháp (1921-1923), ở Liên Xô (1923-1924), ở Trung Quốc (1924-1927), ở Thái Lan (1928-1929),…đã giúp hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên cứu xây dựng lý luận và tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và vận động quần chúng đấu tranh, xây dựng tổ chức cách mạng, chuẩn bị các yếu tố để thành lập Đảng.
Các tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927) và các bài viết khác của Hồ Chí Minh trong thời kỳ này đã phản ánh những quan điểm lớn và độc đáo, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam.
Vượt qua thử thách, kiên trì giữ lập trường cách mạng (1930-1945): Dựa trên cơ sở tư tưởng nền tảng về con đường cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững lập trường quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh hướng “tả” đang chi phối Quốc tế cộng sản, chi phối Ban Chấp hành trung ương Đảng,…để phát triển thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tư do dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Đây là mốc lịch sử đánh dấu kỷ nguyên tự do, độc lập và là bước phát triển mở rộng tư tưởng dân quyền và nhân quyền của cách mạng tư sản thành quyền tự do, độc lập của các dân tộc trên thế giới.
Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945-1969): Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng xây dựng nhân dân ta vừa tiến hành kháng chiến chống Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm:
Mẫu tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh file PDF, Tải miễn phí
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam: Tư tưởng này đã đáp ứng đầy đủ các vấn đề của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đạo đức của Người là tấm gương sáng, có vai trò định hướng cho Đảng và Nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước và quá trình đổi mới hiện nay.
Tư Tưởng Hồ Chí Minh được đánh giá là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam: Tư tưởng Hồ Chí Minh được xem là nền tảng vững chắc để Đảng hoạch định đường lối cách mạng, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân,..đấu tranh và giành thắng lợi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển cách mạng thế giới
Phản ánh khát vọng thời đại: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người: Đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào phạm trù cách mạng vô sản toàn thế giới.
Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả gồm hòa bình dân chủ và tiến bộ.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những giá trị mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam cũng như cỗ vũ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước vô sản khác trên thế giới. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã mang lại cho các bạn nguồn tham khảo hữu ích phục vụ cho quá trình viết tiểu luận, luận văn của mình. Nếu các bạn đang gặp khó khăn khi làm tiểu luận, luận văn… hãy để lại bình luận ở dưới nhé.