Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Mẫu Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Chuẩn 2023

Mẫu Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Chuẩn 2023

Đăng ngày
23 Tháng Tám, 2023

Đề cương luận văn thạc sĩ là một trong những bước quan trọng mà các bạn học viên cao học cần bắt tay vào làm trong giai đoạn đầu làm luận văn. Đề cương chính là kim chỉ nam để các bạn không đi lạc hướng hay trình bày vấn đề cách lan man. Vì vậy, dù việc soạn đề cương không mất quá nhiều thời gian nhưng cần sự đầu tư về chất xám và tri thức. Trong series hướng dẫn viết đề cương luận văn thạc sĩ ngày hôm nay, Luận Văn Beta sẽ hướng dẫn các bạn cách soạn đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế chi tiết nhé.

Tầm quan trọng của đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế

Đề cương luận văn thạc sĩ nói chung và đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế nói riêng là một phần quan trọng mà sinh viên cần hoàn thành trước khi bắt tay vào viết luận văn thạc sĩ. Hiểu một cách đơn giản, đề cương luận văn là một tài liệu ngắn tóm tắt về nội dung, mục tiêu, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu của luận văn thạc sĩ. Đây là một bản tóm tắt cấu trúc được sử dụng để hướng dẫn quá trình nghiên cứu và viết luận văn. Đề cương giúp bạn và người hướng dẫn hiểu rõ hơn về khung chương trình của luận văn và tạo ra một hướng đi chính xác cho công việc nghiên cứu.

Một đề cương luận văn thạc sĩ được hoàn thiện một cách chỉn chu, có đầu tư sẽ giúp ích rất nhiều cho tác giả trong việc viết & hoàn thiện luận văn sau này. Đề cương giúp bạn xác định rõ ràng hướng đi chính của luận văn. Bằng cách tạo ra một tài liệu tóm tắt, bạn sẽ phải xác định các yếu tố quan trọng như vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp, và phạm vi. Điều này giúp bạn tập trung vào mục tiêu và tránh lạc hướng trong quá trình nghiên cứu. Đề cương giúp bạn và người hướng dẫn (giáo viên hướng dẫn luận văn) hiểu rõ về ý tưởng và hướng đi của luận văn. Điều này tạo ra một cơ hội để nhận được phản hồi từ người có kinh nghiệm và điều chỉnh hướng đi nếu cần. Viết đề cương buộc bạn phải tổ chức ý tưởng và thông tin một cách có hệ thống. Điều này giúp bạn xác định các phần chính của luận văn và xác nhận rằng mỗi phần có ý nghĩa và hỗ trợ cho mục tiêu tổng thể. Đề cương giúp bạn lập kế hoạch cho quá trình nghiên cứu và viết. Bằng cách xác định rõ ràng các bước cần thực hiện và mục tiêu cần đạt được, bạn có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực không cần thiết. Một đề cương rõ ràng và chặt chẽ thể hiện sự chuẩn bị và chuyên nghiệp trong quá trình nghiên cứu của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách người khác đánh giá về luận văn của bạn.

Tóm lại, viết đề cương luận văn thạc sĩ là một bước quan trọng để xác định hướng đi, tổ chức ý tưởng, và chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu và viết luận văn. Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ đưa ra một số hướng dẫn chi tiết để bạn có thể hoàn thành tốt đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình.

de cuong luan van thac si quan ly kinh te luanvanbeta
Viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế

Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế

Thông tin về đề tài

Tên đề tài:

Bộ môn quản lý

Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các kết quả dự kiến sẽ đạt được

Nội dung nghiên cứu: Tức là việc các bạn tóm tắt lại các nội dung chính của luận văn mà các bạn cần làm

Phương pháp nghiên cứu: Liệt kê các phương pháp nghiên cứu chính mà các bạn sẽ sử dụng trong luận văn của mình và việc các bạn sẽ sử dụng từng phương pháp cụ thể đó như thế nào trong luận văn này.

Ví dụ:

Phương pháp kế thừa: tức là việc các bạn dựa trên các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, các nghiên cứu luận văn đã thực hiện trước đó đã được bảo vệ và đánh giá bởi các hội đồng khoa học,…

Phương pháp chuyên gia: Luận văn thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn các chuyên gia, những nhà quản lý trong lĩnh vực liên quan,…

Kết quả dự kiến đạt được: Học viên cần gạch đầu dòng những kết quả nổi bật mà dự kiến sẽ đạt được trong luận văn như kết quả về cơ sở lý luận và thực tiễn, kết quả phân tích đánh giá thực trạng vấn đề, kết quả về các giải pháp khắc phục những  tồn tại và nguyên nhân,…

Ví dụ:

  • Hệ thống hóa các cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về quản lý vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư công cấp tỉnh, thành phố,…
  • Đánh giá thực trạng về quản lý vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
  • Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Phần mở đầu: Thường đề cập đến các nội dung sau:

Tính cấp thiết của đề tài: Học viên cần nêu tóm tắt và dẫn dắt tại sao các bạn lại lựa chọn hướng đề tài cần nghiên cứu cho luận văn của mình, tên đề tài nghiên cứu của luận văn ngành quản lý kinh tế. Độ dài của phần nào chỉ giới hạn từ 1 đến 2 trang trở lại, không viết quá dài dòng sẽ có thể gây ra tình trạng lan man.

Mục đích nghiên cứu đề tài: Các bạn cần nêu mục đích chính mà mình sẽ đi sâu vào nghiên cứu và đề cập đến tính lý luận và thực tiễn mà đề tài mang lại,…

Đối tượng cùng phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính mà đề tài xoay quanh nghiên cứu và hướng đến đưa ra các giải pháp phù hợp,…

Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm phạm vi nghiên cứu về nội dung, phạm vi về không gian và phạm vi về thời gian. Cụ thể:

  • Phạm vi về nội dung: Một số luận văn có đối tượng nghiên cứu rộng vì chủ thể nghiên cứu bao hàm nhiều đối tượng cần nghiên cứu nên các bạn học viên có thể nêu phạm vi áp dụng của nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu để tập trung vào vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn như đầu tư công gồm xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển văn hóa- xây dựng, đầu tư giáo dục,…
  • Phạm vi về không gian: Là địa điểm tiến hành nghiên cứu số liệu, tiến hành khảo sát, bộ phận phòng ban hoặc cơ quan nghiên cứu tập trung sâu,…
  • Phạm vi về thời gian: Đề cập đến thời gian nghiên cứu của số liệu trong quá khứ, giai đoạn nghiên cứu trong quá khứ và giải pháp cũng như biện pháp trong tương lai,….

Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn mà đề tài mang lại

  • Ý nghĩa khoa học: Các bạn cần nêu vắn tắt về hệ thống cơ sở khoa học và lý luận cũng như bài học kinh nghiệm mà các bạn rút ra trong quá trình thực hiện luận văn.
  • Ý nghĩa thực tiễn: Nêu những tác dụng, ứng dụng và tài liệu tham khảo trong thực tiễn, đề tài này có thể áp dụng đối với đối tượng nào?

Cách tiếp cận đề tài và phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

Cách tiếp cận:

  • Tiếp cận kế thừa: Ví dụ luận văn đã sử dụng cách tiếp cận kế thừa các kết quả đã được nghiên cứu trước đó.
  • Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận từ cơ sở lý luận, pháp lý đến việc nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn, các văn bản quy phạm pháp luật từ trên xuống,….

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu nào thì các bạn hãy liệt kê tóm tắt các phương pháp nghiên cứu chính dự kiến sẽ được sử dụng trong nghiên cứu.

Kết quả dự kiến đạt được: Nêu tóm tắt các kết quả chính dự kiến sẽ đạt được trong luận văn, cần bám vào mục tiêu và kết quả của các chương trong đề tài.

Nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc với 3 chương có nội dung chính sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề trong đề tài: Chương này sẽ được chia làm các đầu mục nhỏ tương ứng với các nội dung bắt buộc như nội dung vấn đề, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá và tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan,…

Chương 2: Thực trạng của vấn đề: Cần nêu và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, các kết quả và hạn chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan để làm điều kiện cho đề xuất giải pháp. Học viên có thể có bố cục cụ thể hoặc chi tiết sẽ được hội đồng thẩm định xem xét và đánh giá.

Chương 3: Giải pháp đề xuất: Đề cập đến những định hướng chung, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong bối cảnh chung của vấn đề nghiên cứu, phân tích các mục tiêu chung và bối cảnh chung để đưa ra các định hướng các giải pháp phù hợp với các mục tiêu của địa phương, cơ quan hoặc doanh nghiệp. Các học viên cần bắt buộc đề xuất các nhóm giải pháp dựa trên cơ sở phân tích nguyên nhân và hạn chế trong chương 2.

Bài viết cùng chuyên mục:

» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế 2023, Tải Miễn Phí

Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế chi tiết tham khảo

Tên đề tài: “Quản lý kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí hiện nay”

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. Cơ sở lý luận của quản lý kinh tế đối với xây dựng nông mới
1.1.1. Khái niệm
1.1.2.Chương trình mục tiêu quốc gia đối với vấn đề xây dựng nông thôn mới
1.1.3 .Quản lý Nhà nước về kinh tế
1.1.4. Quản lý kinh tế, phân cấp quản lý đối với xây dựng nông thôn mới
1.2. Nội dung quản lý kinh tế đối với xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế
1.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế
1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý kinh tế đối với lĩnh vực xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Nhận thức của của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân đối với quản lý kinh tế về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới
1.3.2. Năng lực của cán bộ chính quyền các cấp
1.3.3. Sự tham gia chủ động và tích cực của người dân nông thôn
1.3.4. Hệ thống chính sách và huy động các nguồn lực
1.4. Kinh nghiệm quản lý kinh tế đối với xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương
1.4.1. Tỉnh Hưng Yên
1.4.2 Tỉnh Thái Bình
Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

2.1. Giới thiệu chung về xã Thượng Yên Công
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và cơ cấu hành chính của xã
2.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội tại xã Thượng Yên Công
2.2. Thực trạng quản lý kinh tế đối với chương trình xây dựng nông thôn mới
của Chính quyền xã Thượng Yên Công
2.2.1. Xây dựng Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế đối với chương trình xây
dựng nông thôn mới cuả Chính quyền xã Thượng Yên Công
2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển nông thôn mới
2.2.3. Nội dung của quản lý kinh tế về xây dựng nông thôn mới đối với chương
trình xây dựng nông thôn mới cuả Chính quyền tại xã Thượng Yên Công
2.2.3.4. Huy động nguồn lực kinh tế đối với chương trình xây dựng nông thôn mới.
2.3. Đánh giá chung việc thực hiện quản lý kinh tế đối với chương trình xây
dựng nông thôn mới
2.3.1. Các kết quả đạt được
2.3.2. Mặt hạn chế
2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ THƯỢNG YÊN CÔNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH.

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý kinh tế đối với chương trình xây dựng
nông thôn mới của Chính quyền xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí trong giai đoạn 2021-2025
3.1.1. Phương hướng và quan điểm chỉ đạo
3.1.2. Mục tiêu
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc quản lý kinh tế đối với chương trình xây
dựng nông thôn mới của Chính quyền tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí
3.3.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý kinh tế đối với xây dựng NTM
3.3.2. Triển khai một số giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý kinh tế xây
dựng nông thôn mới 
3.2.3. Thực hiện tốt công tác xây dựng và sử dụng phân bổ vốn đối với chương trình
xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.2.4. Hoàn thiện phân cấp quản lý vốn đối với chương trình xây dựng NTM hiện nay
3.3. Đề xuất và Kiến nghị
3.4.1. Đối với cấp Tỉnh
3.4.2. Đối với Thành phố Uông Bí
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách soạn đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế và bài mẫu tham khảo mà Luận Văn Beta muốn gửi đến các bạn để các bạn có thể làm quen với việc soạn đề cương luận văn. Một đề cương luận văn càng chi tiết, cụ thể sẽ giúp các bạn hoàn thành luận văn logic và khoa học, tránh được sự lan man không đáng có. Ngoài ra, Luận Văn Beta đang là đơn vị cung cấp dịch vụ viết luận văn thuê nhanh chóng, chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay sẽ giúp các bạn hoàn thành bài luận của mình đúng deadline với giá thành cạnh tranh nhất hiện nay.

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận