Soạn đề cương luận văn thạc sĩ luật có lẽ là một trong những yêu cầu mà thời gian qua Luận Văn Beta nhận được nhiều nhất từ các bạn học viên. Phải thừa nhận rằng, đề cương có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của luận văn hay không. Vì vậy, dù chỉ chiếm thời lượng không nhiều nhưng soạn đề cương lại khiến các bạn học viên mất ăn mất ngủ. Hiểu được điều này, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn Top 05 mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật hay nhất để các bạn tham khảo nhé.
Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ luật
Đề cương luận văn thạc sĩ là một trong những nội dung quan trọng mà học viên cần phải thực hiện trước khi viết luận văn thạc sĩ. Không chỉ đối với ngành luật, mà ở bất kỳ ngành học nào, để được tiến hành viết luận, người viết sẽ phải thực hiện viết đề cương luận văn dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, được hội đồng xét duyệt thông qua. Quy định về hình thức trình bày, yêu cầu của đề cương luận văn thạc sĩ sẽ có sự khác nhau tùy vào từng trường đại học. Dưới đây, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ, bạn đọc có thể tham khảo để hoàn thành tốt hơn đề cương luận văn của mình.
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong phần này, tác giả cần phải chỉ ra được lý do vì sao lựa chọn đề tài nghiên cứu và những câu hỏi đặt ra cần phải đi tìm câu trả lời khi nghiên cứu vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trình bày mục tiêu chung nhất, mục tiêu cuối cùng của vấn đề nghiên cứu là giải quyết vấn đề gì cho nghiên cứu khoa học hoặc cho thực tiễn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu cần đạt được để đạt được mục tiêu tổng quát
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Tác giả cần nêu được đề tài nghiên cứu mà mình lựa chọn có gì mới so với các đề tài khác hay các đề tài nghiên cứu đã được hoàn thành.
Trình bày những đóng góp của đề tài về cả hai mặt lý luận và thực tiễn
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chỉ ra được nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng nào? Phạm vị nghiên cứu là ở đâu? vào thời gian nào?
Tổng quan tài liệu
Tổng quan tài liệu tham khảo là một phần quan trọng trong đề cương luận văn thạc sĩ luật, học viên cần trình bày kỹ phần này. Tổng quan tài liệu tham khảo gồm có tổng quan chung (chiếm 1/3) và các vấn đề cần nghiên cứu.
2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu cần phải bám sát với các mục tiêu nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi nội dung nghiên cứu cần có phạm vi, địa điểm và phương pháp nghiên cứu riêng, phù hợp yêu cầu.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Trình bày tóm tắt các nội dung chính về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Đồng thời, cần chỉ ra sự liên quan mật thiết giữa những đặc điểm trên đến đề tài nghiên cứu.
3. Dự kiến kết quả
4. Tiến độ
Học viên cần trình bày những hoạt động cụ thể trong từng giai đoạn trong quá trình viết luận văn, những hoạt động nào tiến hành trước, hoạt động nào tiến hành sau và thời gian dự kiến cho từng hoạt động.
5. Tài liệu tham khảo
Bài viết liên quan:
» Kho Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học Mới Nhất 2023
05 Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật học tham khảo
Đề cương luận văn thạc sĩ luật: “Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam”
Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước để tập trung tích lũy vào ngân sách Nhà nước, là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế từ đó tạo nên sự bình đẳng giữa trong xã hội. Ngoài ra, thuế môi trường có những vai trò và ý nghĩa riêng là vấn đề môi trường. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sử dụng các công cụ kinh tế nói chung trong đó áp dụng các hình thức thuê môi trường có nhiều ý nghĩa quan trọng và phát huy tác dụng.
Cơ sở pháp lý quan trọng nhất của việc việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở nước ta là Luật thuế Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà nước sử dụng công cụ thuế và phí để tác động trực tiếp vào mặt kinh tế nhằm mang lại hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ môi trường khi sử dụng loại thuế này chưa đạt kết quả cao vì nhiều lý do khác nhau như hệ thống pháp luật thực định và thực tiễn thi hành. Trong bối cảnh đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu thạc sĩ của mình.
Tải miễn phí Đề cương luận văn thạc sĩ luật học Pháp luật thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Đề cương luận văn thạc sĩ luật: “Pháp luật về kỷ luật sa thải lao động ở Việt Nam”
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng vào kinh tế khu vực và trên thế giới như hiện nay, thị trường lao động và quan hệ lao động tại Việt Nam đã có những biến động. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất,kinh doanh thì thị trường lao động và quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng động có nhiều thay đổi. Trong những năm qua, pháp luật về hợp đồng lao động đã có những thay đổi tích cực phù hợp với thực tiễn.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Tòa án thời gian qua cho thấy số lượng các vụ tranh chấp về kỷ luật sa thải chiếm tỷ lệ tương đối lớn, diễn ra gay gắt và phức tạp, trong đó có nhiều trường hợp là sa thải trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người lao động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết của người lao động hoặc do sự cố tình vi phạm các quy định pháp luật về kỷ luật sa thải của họ song cũng nằm ở nguyên nhân quan trọng là pháp luật về kỷ luật sa thải của Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi. Để bảo vệ quyền lợi người lao động và gìn giữ ổn định trật tự, kỷ cương trong doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh, việc nghiên cứu vấn đề kỷ luật sa thải lao động nhằm hoàn thiện pháp luật về kỷ luật sa thải nhằm hạn chế việc sa thải trái pháp luật là đòi hỏi cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về kỷ luật sa thải lao động ở Việt Nam” để nghiên cứu.
Tải ngay: Đề cương luận văn thạc sĩ luật Pháp luật về kỷ luật sa thải lao động ở Việt Nam PDF
Đề cương luận văn thạc sĩ luật: “Pháp luật về bảo vệ người lao động trong xử lý kỷ luật và bồi thường trách nhiệm vật chất qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Trị”
Bảo vệ người lao động là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Bảo vệ người lao động được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau trong đó, bảo vệ người lao động trong việc xử lý kỷ luật lao động và bồi thường trách nhiệm vật chất là một lĩnh vực mấu chốt, lĩnh vực này giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trình quan hệ lao động.
Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất có ý nghĩa rất quan trọng trong duy trì và ổn định quan hệ lao động trong xã hội. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất giúp người sử dụng lao động có công cụ hữu hiệu, phù hợp với pháp luật để quản lý người lao động. Cùng với đó, người lao động cũng được bảo vệ khỏi những hình thức, biện pháp trừng phạt hà khắc, trái pháp luật từ người sử dụng lao động. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước trên đà phát triển với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình doanh nghiệp, chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất càng có ý nghĩa hơn. Ổn định để phát triển là mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân nên Nhà nước đã thiết lập một hành lang pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ người lao động trong việc xử lý kỷ luật lao động và bồi thường trách nhiệm vật chất.
Tuy vậy, những quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ người lao động trong xử lý kỷ luật lao động và bồi thường trách nhiệm vật chất còn nhiều hạn chế, bất cập. Thực trạng pháp luật bảo vệ người lao động trong xử lý kỷ luật lao động và bồi thường trách nhiệm vật chất vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa văn bản pháp luật hiện hành và thực tế áp dụng. Thực thi pháp luật bảo vệ người lao động trong xử lý kỷ luật lao động và bồi thường trách nhiệm vật chất còn chưa đạt hiệu quả rõ rệt.
Từ thực trạng pháp luật bảo vệ người lao động trong xử lý kỷ luật lao động và bồi thường trách nhiệm vật chất và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Trị, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ người lao động trong xử lý kỷ luật và bồi thường trách nhiệm vật chất qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ luật của mình.
Đề cương luận văn thạc sĩ luật: “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An – thành phố Hải Phòng”
Đất đai ngày càng có giá thì vấn đề thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, người dân không đồng tình với phương án bồi thường mà nhà nước đưa ra nên không chịu bàn giao đất dẫn đến tình trạng chậm tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư và tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước thường xuyên rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định về bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp này chưa đạt được mong muốn, nhiều quy định được ban hành như chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.
So với các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng thì quận Hải An có vị trí chiến lược quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Hiện nay, trên địa bàn quận Hải An có nhiều dự án lớn nhỏ đang được triển khai đồng loạt với nhu cầu sử dụng đất lớn. Đồng nghĩa với đó là số người dân chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất cũng tăng lên. Thực tế cho thấy, quận Hải An, thành phố Hải Phòng cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.
Việc nghiên cứu các quy định pháp luật để thấy được nhu cầu của việc thu hồi đất và những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật khi thu hồi, bồi thường đang là rào cản trong thực tiễn áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An- thành phố Hải Phòng”.
Đề cương luận văn thạc sĩ luật: “Pháp luật về thu hồi đất các loại rừng qua thực tiễn tại tỉnh Kon Tum”
Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng cho nền kinh tế nên quyền sử dụng đất luôn là vấn đề nóng trong xã hội. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên, thực tễ chủ thể sử dụng đất chủ yếu là cá nhân, tổ chức. Để đảm bảo lợi ích cho các bên, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và chính sách về đất đai tạo điều kiện để sử dụng hiệu quả nguồn đất đai cho sự phát triển là điều hết sức cấp thiết.
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đã dẫn đến sự thay đổi mục đích sử dụng đất. Để triển khai các dự án đầu tư, nhà nước phải thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi. Tuy nhiên,do nhiều nguyên nhân khác nhau nên công tác thu hồi đất vẫn còn nhiều tồn tại và vướng mắc vì nó liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều chủ thể.
Khu vực Tây Nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng, việc thu hồi đất rừng cũng rơi vào tình trạng chung trong cả nước. Để quản lý đất đai nói chung và đất rừng nói riêng, việc điều chỉnh hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này được nhà nước chú trọng và không ngừng hoàn thiện. Tuy nhiên, thời gian qua việc thực hiện chính sách về đất đai tại tỉnh Kon Tum còn nhiều bất cập,khó khăn dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội. Trong đó, vấn đề khó khăn nhất là khiếu kiện tập trung, khiếu kiện đông người dẫn đến các xung đột âm ỉ. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thu hồi đất các loại rừng qua thực tiễn tại tỉnh Kon Tum”.
Trên đây, Luận Văn Beta đã tổng hợp lại một số đề cương luận văn thạc sĩ luật học tiêu biểu được hội đồng giám khảo đánh giá cao với ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết cách để soạn đề cương nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu để làm kim chỉ nam hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất.