Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh

Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh

Đăng ngày
13 Tháng Mười Hai, 2023

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những phát triển tương đối ổn định, khiến thu nhập của người dân ngày càng tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu của người dân với những nhu cầu trong cuộc sống cũng ngày càng nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc nguyên vật liệu mà còn cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể chiếm lĩnh thị trường. Vậy, chiến lược kinh doanh là gì và cách xây dựng chiến lược kinh doanh như thế nào? Hãy cùng Luận Văn Beta tham khảo qua bài viết này nhé.

Khái niệm chiến lược kinh doanh là gì?

Thuật ngữ chiến lược trước hết được sử dụng trong lĩnh vực quân sự để chỉ những kỹ năng và nghệ thuật sử dụng cho các lực lượng quân sự của những nhà chỉ huy, những quyết định kế hoạch có tác động bản lề để xoay chuyển tình thế, mang lại có lợi cho một bên tham chiến để giành thắng lợi.

Về sau, thuật ngữ này được dùng cho nhiều lĩnh vực gồm kinh tế, ban đầu chỉ cách thức hợp tác kinh doanh, cách đấu tranh trên thương trường nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể.

Theo Chandler “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là việc xác định mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn cho doanh nghiệp và áp dụng chuỗi các hành động và sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu.

Theo Bruce Henderson: Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng các kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh cũng là cơ sở cho lợi thế của bạn.

Nói tóm lại, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp các biện pháp với thời gian, không gian theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực mà doanh nghiệp có nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp.

chien luoc kinh doanh la gi luanvanbeta
Khái niệm chiến lược kinh doanh là gì?

Có thể bạn quan tâm:

» Kho Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Chọn Lọc 2024

Đặc trưng của chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh mang 4 đặc trưng cơ bản sau:

Chiến lược kinh doanh là sản phẩm chủ quan trọng quá trình nhận thức, do đó chỉ mang tính chất định hướng. Khi triển khai chiến lược cần kết hợp giữa chiến lược và sách lược, giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế.

Chiến lược có tính liên tục và kế thừa để đảm bảo hiệu quả hoạt động cao cho cả chu kỳ sống và đảm bảo cho tổ chức vận dụng kết hợp các yếu tố môi trường cùng các nguồn lực nội bộ làm định hướng chiến lược và kế hoạch để quán triệt tính tiên tiến và khả thi.

Chiến lược mang tư tưởng tiến công và giành ưu thế trong cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. Trong đó, chiến lược phải được hoạch định và thực thi dựa trên cơ sở của những nhận thức đúng đắn các cơ hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của doanh nghiệp so với đối thủ để thu được thành công lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh được xây dựng cho dài hạn và độ dài của nó còn phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh. Trong chiến lược kinh doanh phải có những mục tiêu cơ bản, dài hạn cho 5 đến 10 năm và chỉ rõ những định hướng cho doanh nghiệp trong tương lai.

Các chiến lược kinh doanh

Theo mức độ quản trị chiến lược, gồm có:

Chiến lược cấp công ty: Tức là một kiểu mẫu các quyết định của công ty, xác định và vạch rõ mục đích, mục tiêu của công ty, xác định mục tiêu kinh doanh mà công ty cần đạt được và tạo ra các chính sách, kế hoạch cơ bản để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược công ty nhằm đề ra để xác định hoạt động kinh doanh mà trong đó công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh với nhau.

Chiến lược cấp kinh doanh: Được dùng để xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ teher thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty và xác định xem công ty sẽ cạnh tranh ra sao với một hoạt động kinh doanh cùng vị trí đã biết của công ty.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp xác định cách thức mà mỗi đơn vị kinh doanh cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp cho việc hoàn thành mục tiêu cấp công ty.

Chiến lược cấp chức năng: Nhằm xác định các giải pháp và kế hoạch cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể trên thị trường.

Vai trò của chiến lược kinh doanh là gì?

vai tro cua chien luoc kinh doanh la gi luanvanbeta
Vai trò của chiến lược kinh doanh là gì?

Thông qua chiến lược kinh doanh giúp tổ chức, doanh nghiệp nhận thức rõ mục đích, hướng đi của mình trong từng thời kỳ, sử dụng làm kim chỉ nam cho các hoạt động trong tổ chức và giúp tổ chức chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai cho mình.

Chiến lược kinh doanh được đưa ra làm cho mọi thành viên của tổ chức thấu hiểu được những việc phải làm và cam kết thực hiện nó. Điều này tạo sự ủng hộ và phát huy năng lực sẵn có của các bộ công nhân viên trong tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân.

Chiến lược kinh doanh giúp tổ chức khai thác những ưu thế cạnh tranh của mình trên thương trường để tạo lợi thế cạnh tranh từ đó giúp các thành viên trong tổ chức có thái độ tích cực với các thay đổi đến từ môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, chiến lược kinh doanh cũng giúp tổ chức sử dụng các tài sản vô hình và hữu hình trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở, căn cứ để lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp, cải tiến mở rộng thị trường.

Quy trình chi tiết xây dựng chiến lược kinh doanh

Bước 1: Xác định sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định sứ mạng kinh doanh: Sứ mạng kinh doanh là bản tuyên bố về lý do tồn tại của doanh nghiệp và trả lời cho câu hỏi công việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Nội dung cơ bản của sứ mạng doanh nghiệp gồm 9 bộ phận hợp thành là khách hàng, sản phẩm kinh doanh, thị trường, công nghệ, khả năng sinh lời, triết lý, tự đánh giá về doanh nghiệp, mối quan tâm hình ảnh công cộng và mối quan tâm với nhân viên.

Mục tiêu kinh doanh: Mục tiêu là chỉ định các đối tượng riêng biệt hay kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp muốn. Sau khi xác định sứ mạng, doanh nghiệp tiến hành hoạch định mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn để mọi cấp quản trị của doanh nghiệp sử dụng làm định hướng đưa ra các quyết định. Các mục tiêu cần cụ thể, linh hoạt, có tính khả thi và nhất quán.

Tầm nhìn: Thể hiện mong muốn, khát vọng cao nhất và khái quán nhất mà tổ chức muốn đạt được. Tầm nhìn cũng có thể hiểu là bản đồ đường đi cho công ty, thể hiện đích đến tương lai và con đường mà tổ chức sẽ đi để đến được điểm đích đã xác định.

Bước 2: Đánh giá môi trường bên ngoài

Môi trường của một tổ chức gồm các yếu tố, lực lượng và thể chết,…bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được nhưng chúng ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường của tổ chức gồm:

Môi trường vĩ mô: Nó ảnh hưởng đến tất các ngành kinh doanh nhưng không nhất thiết cùng một cách nhất định gồm môi trường kinh tế, luật pháp, chính  trị,…

Môi trường vi mô: Nó sẽ được xác định với một ngành cụ thể ví dụ doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường vi mô của ngành như đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp,…

Bước 3: Đánh giá tình hình nội bộ doanh nghiệp

Việc phân tích nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp từ đó chiến lược kinh doanh được lựa chọn cần phát huy tối đa các điểm mạnh cũng như khắc phục các điểm yếu. Bao gồm:

Nguồn nhân lực: Có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược và quyết định kinh doanh đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ năng lực sẽ giúp doanh nghiệp thành công nên doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác tuyển dụng, luân chuyển, đãi ngộ,….

Tài chính-kế toán: Tình hình tài chính giúp doanh nghiệp xác định được xác điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa ra các chiến lược hiệu quả, các chỉ tiêu tài chính để phân tích gồm: cơ cấu tín dụng, cơ cấu tài sản,…

Phát triển công nghệ: Công nghệ có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó là cơ sở cho tất cả các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp, là nền tảng cho tổ chức.

Marketing: Là các yếu tố liên quan đến công tác nghiên cứu thị trường khách hàng và hệ thống thông tin cho việc marketing như vị thế cạnh tranh trên thị trường, khách hàng mục tiêu, giá cả,…

Bước 4: Xác định lại sứ mạng và mục tiêu

Dựa trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định lại sứ mạng và mục tiêu kinh doanh để phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Các mục tiêu kinh doanh cần được cụ thể hóa trong từng năm và có những chương trình hành động cụ thể để thực hiện.

Để xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh phù hợp, các bạn có thể sử dụng những công cụ để xác định chiến lược kinh doanh phổ biến như: Ma trận Space, SWOT,…

Đề xuất các giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh: Trên cơ sở các chiến lược được chọn, doanh nghiệp cần có giải pháp phù hợp để thực hiện cụ thể đối với từng giai đoạn. Trong các giải pháp đó cũng cần những kế hoạch cụ thể và chương trình hành động. Ngoài các giải pháp chính, cũng cần đưa ra những giải pháp hỗ trợ khác để thực hiện thành công các chiến lược đề ra.

Thông qua chiến lược, mục tiêu và sứ mệnh hiện tại của công ty cùng với thông tin kiểm soát bên ngoài và bên trong doanh nghiệp sẽ là cơ sở để hình thành và đánh giá các chiến lược có khả năng lựa chọn khả thi.

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ là yếu tố không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Vì vậy, thông qua bài viết này, Luận Văn Beta hy vọng các bạn đã có thêm thông tin về chiến lược kinh doanh là gì và biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp nhé.

Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận