Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Triết Học Là Gì? Đối Tượng Nghiên Cứu Và Các Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học

Triết Học Là Gì? Đối Tượng Nghiên Cứu Và Các Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học

Đăng ngày
17 Tháng Mười, 2022

Triết học là một bộ môn được đưa vào giảng dạy trong chương trình đại cương của tất cả các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Triết học là một lĩnh vực khó và chi phối lên mọi mặt của đời sống xã hội nên việc hiểu rõ về triết học sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn và đánh giá khách quan. Trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ tổng hợp những thông tin khái quát về các nội dung: Triết học là gì? Nguồn gốc của triết học, đối tượng, các vấn đề cơ bản và chức năng của triết học là gì?

Triết học là gì? Nguồn gốc của triết học

Nếu bạn đã từng tự hỏi liệu Chúa có tồn tại hay không, cuộc sống có mục đích hay không, vẻ đẹp có nằm trong mắt người nhìn, điều gì khiến hành động trở nên đúng hay sai, hay luật lệ liệu có thực sự công bằng… thì bạn đã nghĩ đến triết học. Và đây chỉ là một vài chủ đề triết học. Nhưng triết học là gì?

Khái niệm triết học là gì?

Triết học (tiếng Anh philosophy) là thuật ngữ bắt nguồn từ các từ Hy Lạp “philo” (tình yêu) và “sophia” (trí tuệ). Theo truyền thuyết, từ này được giới thiệu lần đầu tiên bởi nhà triết học Hy Lạp Pythagoras vào thế kỷ thứ 6 Trước Công nguyên. Có một ý nghĩa sâu xa trong cách hiểu triết học này là tình yêu của sự khôn ngoan. Lý tưởng của một hiền nhân (không giống như một nhà khoa học, một trí thức) là hình ảnh của một người hoàn thiện về mặt đạo đức, người không chỉ có trách nhiệm xây dựng cuộc sống của mình mà còn giúp đỡ mọi người xung quanh giải quyết vấn đề của họ và vượt qua những khó khăn hàng ngày. Nhưng điều gì giúp một người khôn ngoan sống đúng với phẩm giá và lý trí, đôi khi bất chấp sự tàn ác và điên rồ của thời gian lịch sử của mình? Anh ấy biết gì khác với những người khác?

Đây là nơi lĩnh vực triết học thực tế bắt đầu: nhà hiền triết – triết học biết về những vấn đề vĩnh cửu của sự tồn tại của con người (có ý nghĩa đối với mỗi người trong mọi thời đại lịch sử) và tìm kiếm câu trả lời hợp lý cho chúng.

Hiểu một cách rộng rãi hơn, triết học là môn học nghiên cứu những vấn đề cơ bản và sâu sắc nhất của sự tồn tại của con người. Các trường triết học thường phát triển để đáp lại một số nhận thức về sự thất bại của tôn giáo trong việc cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi cơ bản. Hay nói cách khác, triết học được hiểu là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về chính bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.

triet hoc la gi luanvanbeta
Triết học là gì? Nguồn gốc của triết học

Lịch sử ra đời của triết học trên thế giới:

  • Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 6 trước công nguyên với những thành tựu rực rỡ trong triết học Trung Hoa, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
  • Theo gốc chữ Hán, triết học là sự truy tìm bản chất của đối tượng và là sự hiểu biết sâu sắc của con người đi đến đạo lý của sự vật.
  • Theo người Ấn Độ, triết học là Darshana, là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
  • Theo tiếng Hy Lạp, triết học là philosophia, tức là yêu thích sự thông thái. Một nhà triết học được coi là nhà thông thái, có khả năng nhận thức chân lý, làm sáng tỏ bản chất của sự vật.

Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, họ đều coi triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, đi sâu nắm bắt chân lý, quy luật và bản chất của sự vật.

Nguồn gốc ra đời của triết học

Nguồn gốc của triết học căn cứ vào nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

Thứ nhất là nguồn gốc nhận thức:

Với tư cách là hệ thống lý luận chung nhất thì triết học không ra đời cùng với sự xuất hiện của loài người bởi tại lúc này tư duy của con người vẫn còn đơn giản, mộc mạc vì chưa có khả năng khái quát được trình độ cao. Nhưng với sự muôn màu muôn vẻ của thế giới xung quanh, con người cũng đã đặt ra một loạt các câu hỏi: Thế giới này từ đâu mà ra? Nó tồn tại và phát triển như thế nào? Các sự vật ra đời, tồn tại và mất đi có tuân theo một quy luật nào không? Và cứ thế, con người dần trở nên tò mò về thế giới, tự đặt câu hỏi và tự lý giải bằng khả năng quan sát trực quan của mình và họ cãi nhau, tranh luận để ra vấn đề. Cũng từ đó, tư duy của con người phát triển dần dần đến một trình độ nhất định. Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI Trước Công nguyên triết học đã ra đời ở cả phương Đông và phương Tây tại các quốc gia văn minh cổ đại như Trung quốc, Ấn độ, Hy Lạp.

  • Trung Quốc: Tại quốc gia này, thời điểm ra đời của triết học rất đặc biệt đó chính là thời Xuân thu – Chiến quốc. Đây là thời kỳ loạn lạc và nổi lên nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa các tầng lớp trong xã hội. Mệnh lệnh của nhà vua không còn được tuân thủ, trật tự xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi, sự tranh giành địa vị của các thế lực đã đẩy xã hội Trung Hoa vào tình cảnh chiến tranh khốc liệt xảy ra liên miên. Từ tình cảnh như vậy, các tư tưởng lớn đã sản sinh và hình thành nên các trường phái triết học để giải quyết những vấn đề đang tồn tại. Điển hình kể đến là Khổng Tử với học thuyết chủ yếu về chính trị, đạo đức.
  • Ấn độ: Tại Ấn Độ thời cổ đại thì ảnh hưởng của sự phân biệt đẳng cấp một cách sâu sắc. Có 04 đẳng cấp khác biệt nhau là tăng lữ, quý tộc, người bình dân và cuối cùng là nô lệ có đẳng cấp thấp kém nhất trong xã hội. Đời sống của những đẳng cấp thấp trong xã hội bấy giờ vô cùng khổ cực, bị phân biệt, khinh thường và bóc lột nặng nề. Triết học Ấn Độ ra đời nhằm giải thoát cho con người thoát khỏi nỗi khổ và triết học ở đây gắn liền với tôn giáo. Những người triết học là những người thực hành tôn giáo.
  • Hy lạp cổ đại: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu, đất đai sự phát triển và ưu đãi của thiên nhiên góp phần rất lớn cho tư duy của con người có cơ hội được bay bổng, thỏa sức sáng tạo những giá trị của tư tưởng quan trọng cùng với sự phát triển sản xuất vật chất dẫn đến sự đòi hỏi phát triển khoa học tự nhiên nên các triết gia Hy Lạp cổ đại cũng là các nhà khoa học. Và lúc này, địa lý phát triển giao lưu văn hóa được mở rộng nên các triết gia cũng có nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như Talet – Nhà toán học, triết gia, nhà thiên văn học; Pytago – Nhà toán học, nhà thiên văn, địa lý, y học, triết học…

Thứ hai là nguồn gốc xã hội: 

Do sự phát triển của sản xuất, xã hội loài người chia thành ba lần phân công lao đông. Phân công lao động thứ nhất chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Lúc này năng lực của con người phát triển dẫn đến săn bắt được nhiều động vật hơn, ăn không hết người ta giữ lại và thuần hóa chúng thành những vật nuôi. Nghề chăn nuôi phát triển từ đó. Phân công lao động thứ hai thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Thủ công nghiệp ngày càng phát triển do con người tìm ra kim loại, đặc biệt là sắt. Từ nguồn nguyên liệu này, con người có thể tạo ra vũ khí, công cụ phục vụ rất nhiều trong hoạt động sống, cũng vì thế sản phẩm nông nghiệp dư thừa dẫn đến sư ra đời của các ngành như sản xuất rượu vang, dầu thực vật… Phân công lao động lần thứ ba đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Lao động chân tay chủ yếu là sự tiêu hao sức lao động về cơ bắp trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất còn lao động trí óc chủ yếu là sự tiêu hao sức lao động của trí tuệ như là phát triển khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật… Những người lao động trí óc ở thời kỳ đó được gọi là các triết gia.

nguon goc cua triet hoc luanvanbeta
Nguồn gốc ra đời của triết học

Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì?

Đối tượng của triết học sẽ thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, cụ thể như sau:

Thời cổ đại, khi khi thức của loài người còn rất ít, chưa có sự phân chia giữa triết học và các khoa học khác, mà tất cả các tri thức khoa học đều được coi là triết học. Ở Trung Hoa, triết học gắn với các vấn đề chính trị- xã hội, ở Ấn Độ, triết học gắn với tôn giáo, ở Hy Lạp, triết học gắn với khoa học tự nhiên. Vì vậy, khi đó đối tượng nghiên cứu của triết học trong giai đoạn này là mọi lĩnh vực tri thức. Thời kỳ này, triết học đạt được nhiều thành tựu rực rỡ đặt nền móng cho sự phát triển về sau đối với triết học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Thời trung cổ ở Tây Âu, dưới sự thống trị của Giáo hội thiên chúa giáo, triết học trở thành đầy tớ của thần học. Nhiệm vụ của triết học lúc đó là lý giải và chứng minh tính đúng đắn của các nội dung trong kinh thánh. Lúc đó, triết học là triết học kinh viện nên triết học phát triển rất chậm chạp.

Ở thế kỷ 15-16, khi đó triết học duy vật phát triển gắn với yêu cầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản và sự phát triển của khoa học tự nhiên. Đến thế kỷ 17-18, khi cách mạng tư sản nổ ra ở các nước Tây Âu, triết học duy vật phát triển mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và vấn đề tôn giáo. Trong thời kỳ này, dù khoa học tự nhiên đã hình thành các bộ môn khoa học độc lập, nhưng triết học vẫn gắn với khoa học tự nhiên, chưa xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình.

Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, triết học Đức đã phát triển mạnh mẽ nhưng trên lập trường duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen. Hêghen xem triết học của mình là hệ thống phổ biến của tri thức khoa học mà trong đó các ngành khoa học cụ thể chỉ là những móc khâu của triết học.

Những năm 40 của thế kỷ 19, triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt với quan điểm “triết học là khoa học của các khoa học” và xác định đối tượng nghiên cứu là tiếp tục giải quyết các vấn đề mối quan hệ giữa vật chất với ý thức trên lập trường duy vật, nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy để định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người từ đó cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ.

doi tuong nghien cuu cua triet hoc luanvanbeta
Đối tượng nghiên cứu của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Theo Ăngghen, từ thời cổ xưa, con người đã gặp phải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác của con người qua việc giải thích những giấc mơ, người ta đi đến quan niệm có sự tách rời giữa linh hồn và thể xác, về linh hồn là bất tử. Như vậy, ngay thời điểm đó, con người phải suy nghĩ về mối quan hệ giữa linh hồn với thế giới bên ngoài. Khi triết học ra đời, vấn đề này được tiếp tục nghiên cứu giải quyết nhưng có cơ sở khái quát cao hơn là dựa trên mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên cũng như giữa ý thức với vật chất. Đó cũng được gọi là vấn đề cơ bản của triết học.

Vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, hay giữa ý thức với vật chất được gọi là “vấn đề cơ bản” của triết học vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác trong triết học. Việc giải quyết vấn đề này được xem là tiêu chuẩn để phân chia các trường phái triết học trong lịch sử.

Vấn đề cơ bản của triết học tồn tại hai mặt như sau:

Mặt thứ nhất (bản thể luận) hay còn gọi là lý luận về bản chất của thế giới

Mặt này trả lời cho câu hỏi đó là giữa vật chất và ý thức cái nào có trước và cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào.

Các nhà tư tưởng, nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức là cái có trước, sinh ra và quyết định vật chất. Đối lập với đó là quan điểm của các nhà tư tưởng, nhà triết theo chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước, sinh ra và quyết định ý thức. Việc thừa nhận một trong hai yếu tố này là yếu tố đầu tiên thì ta gọi đây là trường phái nhất nguyên, ví dụ như nhất nguyên duy vật, nhất nguyên duy tâm. 

Quan điểm khác cho rằng không phải là vật chất có trước hay ý thức có trước mà cả hai yếu tố này cùng song song tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau dẫn tới sự hình thành, biến đổi của thế giới. Đây được gọi là trường phái nhị nguyên.

Ngoài quan điểm nhất nguyên duy vật, nhất nguyên duy tâm và nhị nguyên còn có quan điểm gọi là đa nguyên khi họ cho rằng không chỉ có hai yếu tố vật chất, ý thức mà còn nhiều yếu tố khác nữa tạo thành thế giới.

Mặt thứ hai (nhận thức luận) hay còn gọi là lý luận về nhận thức

Mặt này trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức thế giới được hay không.

Có ba quan điểm:

Thứ nhất là những người cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới. Những người này được gọi là những người đi theo thuyết có thể biết hay còn gọi là khả tri, tức là có khả năng tri giác và nhận thức về thế giới.

Ngược lại với quan điểm trên là những người cho rằng con người không có khả năng nhận thức thế giới. Những người này là những người đi theo thuyết không thể biết hay còn gọi là bất khả tri.

Bên cạnh đó, còn có quan điểm hoài nghi luận cho rằng con người có khả năng nhận thức thế giới nhưng liệu những nhận thức đó có đúng hay là không thì chưa chắc chắn.

 

van de co ban cua triet hoc luanvanbeta
Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Triết học là một trong những học phần bắt buộc mà mọi sinh viên theo học chương trình học cao đẳng/ đại học tại Việt Nam đều phải hoàn thành. Nếu như bạn chuẩn bị phải thực hiện bài tiểu luận triết học, tiểu luận triết học cao học nhưng vì lý do nào đó bạn không thể hoàn thành tốt bài luận của mình, hãy tham khảo dịch vụ viết tiểu luận thuê giá rẻ tại Luận Văn Beta. Chi tiết truy cập: https://luanvanbeta.com/viet-tieu-luan-thue/

Các trường phái triết học nổi tiếng trên thế giới

Chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm

Theo cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, các nhà triết học được chia làm hai trường phái:

Chủ nghĩa duy vật: Theo trường phái này, vật chất có trước, ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật thể hiện ở ba hình thức lịch sử cơ bản gồm: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

  • Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại: Đây là hình thức sơ khai của chủ nghĩa duy vật, ở thời này khoa học tự nhiên mới hình thành nên các quan điểm duy vật được hình thành trên cơ sở trực quan, trực giác nên có tính chất mộc mạc, chất phác. Khi đó, các nhà duy vật giải thích thế giới vật chất thông qua việc đi tìm một hay một số sự vật ban đầu, từ đó sản sinh ra mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới.
  • Chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại: Là thế giới quan của giai cấp tư sản cách mạng nhằm chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo của giai cấp phong kiến. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này có một bước phát triển so với chủ nghĩa duy vật thời cổ đại nhưng vẫn chưa triệt để và mang tính siêu hình, máy móc.
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Trường phái này do C.Mác và Ăngghen sáng lập và không ngừng phát triển gắn với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và các thành tự của khoa học hiện đại. Nó đã thống nhất được chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng và duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà cả trong lĩnh vực xã hội.

Chủ nghĩa duy tâm: Ý thức có trước, vật chất có sau và ý thức quyết định lên vật chất. Chủ nghĩa duy tâm gồm có 2 hình thức là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan:

  • Chủ nghĩa duy vật chủ quan: Cảm giác, ý thức là cái có sẵn trong mỗi con người, là cái có trước, quyết định lên sự tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Sự vật, hiện tượng chỉ là “tổng hợp các cảm giác”, họ phủ nhận sự tồn tại khách quan của sự vật và cho rằng cảm giác của con người quyết định sự tồn tại của sự vật.
  • Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Trường phái này cho rằng ý thức, tinh thần có trước con người trước thế giới vật chất, nó quyết định sinh ra tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất đều là sự biểu hiện của một thứ ý thức, tinh thần nào đó có trước ở thế giới vật chất.

Bên cạnh đó, còn có các nhà triết học nhất nguyên và các nhà triết học nhị nguyên. Họ cho rằng, nguyên thể vật chất và nguyên thể tinh thần sẽ tồn tại độc lập với nhau và không cái nào quyết định lên cái nào.

Chủ nghĩa duy vật  và chủ nghĩa duy tâm là hai trường phái đối lập nhau trong lịch sử, luôn đấu tranh với nhau. Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái này phản ánh cuộc đấu tranh giữa các giai cấp và lực lượng trong xã hội.

Thuyết khả tri (có thể biết) với thuyết bất khả tri (không thể biết)

Căn cứ vào cách giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, các nhà triết học đã chia ra: Thuyết khả tri (thừa nhận khả năng nhận thức) và thuyết bất khả tri (phủ nhận khả năng nhận thức)

Đại đa số các nhà triết học đều thừa nhận về khả năng nhận thức của con người trong đó quan điểm của nhà triết học duy vật và nhà triết học duy tâm khác nhau. Các nhà triết học duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau nên nhận thức là sự phản ánh hiện thức khách quan vào đầu óc con người và con người hoàn toàn có khả năng nhận thức thế giới khách quan một cách đúng đắn. Ngược lại, các nhà triết học duy tâm cho rằng, nhận thức là ý thức, tinh thần hay “ý niệm tuyệt đối” tự nhận thức.

Trong lịch sử triết học có một số người phủ nhận khả năng nhận thức của con người và học thuyết của họ mang tên “thuyết không thể biết”. Theo đó, con người không thể biết được sự vật, nếu có biết cũng chỉ là biết được hiện tượng bề ngoài chứ không hiểu được bản chất của sự vật. Thuyết này đã bị Hêghen và Phoi-ơ-bắc phê phán.

cac truong phai triet hoc luanvanbeta
Các trường phái triết học trên thế giới

Biện chứng và siêu hình

Để giải quyết vấn đề, có hai phương pháp phổ biến sau:

Phương pháp siêu hình: Là phương pháp chỉ sự nhận thức sự vật trong trạng thái cô lập, không có sự liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và trong trạng thái tĩnh, không vận động, phát triển, nếu có thì cũng là biến đổi về lượng, không có biến đổi về chất và tìm nguyên nhân vận động phát triển từ bên ngoài chứ không phải từ mâu thuẫn nội tại bên trong của sự vật. Theo Ăngghen, phương pháp này chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không thấy mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Phương pháp biện chứng: Là phương pháp nhận thức về sự vật trong mối liên hệ tác động qua lại với nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng phương pháp có thể thấy những sự vật cá biệt và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng. Phương pháp này khá mềm dẻo, linh hoạt và là phương pháp thực sự khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Các nhánh của Triết học

Các lĩnh vực quan tâm của triết học hiện đại áp dụng như nhau ở phương Đông và phương Tây nhưng những cái tên mà chúng được biết đến là do người Hy Lạp phát triển. Mặc dù các trường khác nhau có thể chia một số thành các phần phụ, nhưng các nhánh của nghiên cứu là:

Siêu hình học – Nghiên cứu về sự tồn tại, được đặt tên theo công trình của Aristotle về chủ đề này. Không còn là một thuật ngữ chắc chắn vào thời của Aristotle để biểu thị việc nghiên cứu triết học hoặc tôn giáo, thuật ngữ ‘siêu hình học’ đã được người biên tập đặt nó sau tác phẩm ‘Vật lý học’ của Aristotle. Trong tiếng Hy Lạp, meta chỉ đơn giản có nghĩa là ‘sau’, và tiêu đề ban đầu chỉ nhằm mục đích làm rõ rằng một mảnh có sau cái đầu tiên. Tuy nhiên, điều đó có thể xảy ra, thuật ngữ này đã được áp dụng để nghiên cứu các nguyên nhân đầu tiên, dạng tồn tại cơ bản và các định nghĩa liên quan đến ý nghĩa của thời gian và thậm chí cả ý nghĩa của “ý nghĩa”.

Nhận thức luận – Nghiên cứu về tri thức. Nhận thức luận đặt câu hỏi làm thế nào người ta biết những gì người ta biết, chính xác là ‘kiến thức’, làm thế nào để định nghĩa nó, và làm thế nào người ta có thể biết rằng ý nghĩa mà một người định nghĩa một từ sẽ là ý nghĩa mà người khác sẽ hiểu. Các câu hỏi nhận thức luận dường như không được người xưa quan tâm cho đến khi chủ đề này được các nhà triết học Tiền Socrates của Hy Lạp và Plato sau họ giải quyết.

Đạo đức – Nghiên cứu về Hành vi / hành động, một thuật ngữ được Aristotle phổ biến trong cuốn Đạo đức Nicomachean của ông,mà ông đã viết cho con trai mình, Nicomachus, như một hướng dẫn để sống tốt. Đạo đức liên quan đến đạo đức, con người nên sống như thế nào và dựa trên cơ sở nào để đưa ra quyết định. Đạo đức là mối quan tâm trung tâm của tất cả các nền triết học cổ đại từ Lưỡng Hà trở đi nhằm cố gắng xác định cách tốt nhất để con người sống, không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn lợi ích của cộng đồng rộng lớn hơn và cuối cùng, phù hợp với ý chí của các vị thần.

Chính trị – Nghiên cứu về Quản trị. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là quan tâm đến việc điều hành một chính phủ, politicos còn liên quan đến việc làm thế nào để trở thành một công dân và hàng xóm tốt và những gì một người nên đóng góp cho cộng đồng của mình. Nhánh này, giống như tất cả những nhánh khác, lần đầu tiên được kiểm tra và phổ biến một cách rõ ràng trong các tác phẩm của Aristotle ở phương Tây nhưng những câu hỏi liên quan đến cách một người nên sống tốt nhất với những người hàng xóm của mình và những gì mang lại cho cộng đồng từ hàng nghìn năm qua ở Mesopotamia, Ai Cập, Các văn bản tiếng Ba Tư, và Ấn Độ.

Mỹ học – Nghiên cứu nghệ thuật. Mỹ học liên quan đến việc nghiên cứu cái đẹp, nhận thức về cái đẹp, văn hóa, và thậm chí cả thiên nhiên, đặt ra câu hỏi cơ bản, “Điều gì làm nên cái gì đó đẹp hoặc có ý nghĩa” đẹp “hoặc” có ý nghĩa “?” Cả Plato và Aristotle đều đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này nhằm cố gắng tiêu chuẩn hóa một cách khách quan thế nào là ‘đẹp’ trong khi Nhà ngụy biện Hy Lạp nổi tiếng Protagoras (lc 485-415 TCN) lập luận rằng nếu một người tin rằng một cái gì đó là ‘đẹp’ thì nó đẹp và mọi sự phán xét. đang và phải mang tính chủ quan bởi vì bất kỳ trải nghiệm nào cũng tương đối với trải nghiệm đó.

Các nhánh này không được xác định theo cách này cho đến thời của người Hy Lạp, nhưng những câu hỏi mà họ đặt ra và tìm cách giải quyết đã được các dân tộc khắp Cận Đông, Nam Á và trên toàn thế giới cổ đại nói lên.

Triết học có chức năng cơ bản nào?

Chức năng thế giới quan của triết học

Triết học ra đời làm cho thế giới quan đã phát triển lên một trình độ cao hơn- trình độ tự giác dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức khoa học mang lại. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm được xem là nền tảng lý luận của hai thế giới quan đối lập đó là: thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Cuộc đấu tranh giữa hai chủ nghĩa này biểu hiện cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội đối lập nhau. Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật là thế giới quan của giai cấp,lực lượng xã hội tiến bộ cách mạng còn chủ nghĩa duy tâm được sử dụng làm công cụ biện hộ về lý luận cho giai cấp thống trị lỗi thời, lạc hậu và phản động.

Chức năng phương pháp luận của triết học

Phương pháp luận được hiểu là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn.

trong triết học, thế giới quan và phương pháp luận không tách rời nhau mà bất cứ lý luận triết học nào khi lý giải về thế giới xung quanh và bản thân con người cũng thể hiện một phương pháp luận nhất định chỉ đạo trong việc xây dựng và vận dụng phương pháp. Mỗi hệ thống triết học không chỉ là một thế giới quan nhất định mà còn là phương pháp luận chung nhất đối với việc xem xét thế giới.

Thế giới quan và phương pháp luận là hai chức năng không tách rời trong triết học và tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Qua bài viết này chúng ta đã cùng nhau đi tìm lời giải có các câu hỏi triết học là gì? Nguồn gốc ra đời của triết học? Đối tượng và các vấn đề cơ bản của triết học… Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cụ thể về lĩnh vực này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ trong quá trình viết tiểu luận triết học, tiểu luận triết học cao học, các bạn hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi nhé.

Nguồn: https://luanvanbeta.com/

5/5 - (4 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận