Ngày nay, chúng ta đã đề rất rất nhiều đến cụm từ “thương hiệu” nhưng vẫn chưa thật sự thống nhất và hiểu về nó. Vì vậy, công tác quản trị thương hiệu cũng gây ra không ít khó khăn đối với các nhà quản trị và nhà quản lý thị trường. Đối với các bạn sinh viên làm đề tài tiểu luận quản trị thương hiệu sẽ không tránh khỏi việc không biết nên chọn đề tài như thế nào. Đừng lo lắng, trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những mẫu đề tài tiểu luận quản trị thương hiệu để các bạn tham khảo nhé.
MỤC LỤC CỦA BÀI VIẾT
- 1 Giới thiệu môn học quản trị thương hiệu
- 2 Mẫu đề tài tiểu luận quản trị thương hiệu đạt điểm cao 2023
- 2.1 Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Giải pháp phát triển thương hiệu NHTMCP Phương Đông”
- 2.2 Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Quản lý nhà nước về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam”
- 2.3 Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”
- 2.4 Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Xác định giá trị thương hiệu công ty cổ phần dược phẩm OPC”
- 2.5 Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Thực trạng công tác định vị thương hiệu tại công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong”
Giới thiệu môn học quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu là học phần quan trọng trong chương trình học của sinh viên theo học các khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing… Quản trị thương hiệu thuộc khối kiến thức chuyên ngành, được thiết kế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, nền tảng về thương hiệu và quản trị thương hiệu. Bên cạnh đó, học phần này cũng giúp người học hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp, nội dung và quá trình quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành học phần sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức về thương hiệu và quản trị thương hiệu cũng như được trang bị các kỹ năng thiết kế và xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu.
Mục tiêu của học phần:
- Giới thiệu khái niệm về thương hiệu, quản trị thương hiệu
- Cung cấp kiến thức về quy trình quản trị thương hiệu, nội dung chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu
- Trang bị các kỹ năng cần thiết để thiết kế các kế hoạch tổng thể/ chi tiết liên quan đến chiến lược thương hiệu
- Trang bị cho người học những kiến thức và phương pháp đánh giá hiệu quả của công tác quản trị thương hiệu
- Cải thiện, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày báo cáo nghiên cứu
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề trong công tác quản trị thương hiệu
Nội dung học phần quản trị thương hiệu:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Chương 2: GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Chương 3: CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
Chương 4: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Chương 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Chương 6: MARKETING TẠO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Chương 7: PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THƯƠNG HIỆU
Chương 8: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
Dựa trên mục tiêu và nội dung học phần, người học sẽ chọn ra một chủ đề có liên quan đến môn học viết tiểu luận. Bài tiểu luận này có vai trò giúp sinh viên vận dụng các kiến thức môn học vào thực tiễn đồng thời cũng là cơ sở để giáo viên đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng tư duy độc lập của sinh viên. Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài tiểu luận quản trị thương hiệu đạt điểm cao, mới nhất 2023. Cùng tham khảo nhé!
Mẫu đề tài tiểu luận quản trị thương hiệu đạt điểm cao 2023
Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Giải pháp phát triển thương hiệu NHTMCP Phương Đông”
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi và phát triển nhanh chóng. Ngoài các ngân hàng nhà nước, sự ra đời các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng nhiều điều này dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Các nghiệp vụ, sản phẩm của các ngân hàng đều rất giống nhau, sản phẩm của ngân hàng này nếu không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì sẽ có ngân hàng khác thay thế. Do đó, việc phát triển và cạnh tranh trong ngành ngân hàng thực sự gay cấn và là mục tiêu lớn lao để tồn tại. Muốn giữ và gia tăng thị phần đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của mỗi ngân hàng phải xây dựng và duy trì thương hiệu mạnh và phát triển thương hiệu đó ăn sâu vào tiềm thức khách hàng. NHTMCP Phương Đông hiện thuộc nhóm B, thương hiệu của ngân hàng vẫn chưa là một cái tên quen thuộc trong tâm trí nhiều khách hàng. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển thương hiệu NHTMCP Phương Đông”
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1685555_tieu-luan-giai-phap-phat-trien-thuong-hieu-nhtmcp-phuong-dong.html
Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Quản lý nhà nước về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam”
Thương hiệu là vấn đề không chỉ doanh nghiệp Việt Nam quan tâm mà còn được cả xã hội quan tâm. Nó là yếu tố tất yếu giúp các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh, thu lại hiệu quả cao cho chủ doanh nghiệp.
Thương hiệu là yếu tố cần thiết không thể phủ nhận vì mỗi khách hàng có những đặc điểm về nhu cầu khác nhau, khi một số khách hàng nào đó sau khi tiêu dùng sản phẩm thấy sản phẩm đó thật tốt, thực sự hài lòng về sản phẩm. Khi đó nhãn hiệu của sản phẩm sẽ gây ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng từ đó sản phẩm sẽ trở nên nổi tiếng và được khách hàng nghĩ đến đầu tiên khi mua sản phẩm.
Việc xây dựng thương hiệu không chỉ là xây dựng trên các mặt về sản phẩm mà còn nhiều loại hình thương hiệu khác. Nhờ việc xây dựng thương hiệu cho vùng lãnh thổ quan trọng hơn là thương hiệu hình ảnh của đất nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, nó còn góp phần thu hút khách du lịch đến đất nước từ đó làm tăng nguồn thu cho khu vực và đất nước đó. Các yếu tố này giúp tăng động lực cho các nhà lãnh đạo quan tâm đến marketing lãnh thổ cho địa phương đất nước mình từ đó làm tăng lợi ích quốc gia, vùng và khu vực ho sinh sống và quản lý. Chính vai trò không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia, cùng và lãnh thổ nên cần sự quản lý chặt chẽ của nhà nước cơ quan các cấp.
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1390120_tieu-luan-quan-ly-nha-nuoc-ve-thuong-hieu-cua-cac-doanh-nghiep-viet-nam.html
Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”
Ngân hàng là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh tonas, nhận và giữ hộ hoặc cho vay. Cho đến nay, chúng vẫn được xem là những hoạt động xương sống của ngân hàng tức là một ngân hàng chỉ có thể hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng và thiết lập các quan hệ giao dịch.
Từ đó người ta đặt ra câu hỏi là tại sao khách hàng chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia để gửi tiền và thiết lập quan hệ giao dịch? Câu trả lời là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn, một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu.
Thực tế đã chứng minh thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quan hệ công chúng của các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Hiện nay, khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt thì thương hiệu là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế. Như vậy, để có thương hiệu tốt, không phải ngày một ngày hai mà đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thành sau thời gian trải nghiệm nhất định về tất cả chất lượng hàng hóa, dịch vụ,….mà ngân hàng đã hứa hẹn với thị trường. Xuất phát từ thực tế đó, bài tiểu luận tập trung vào vấn đề “Hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”.
Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Xác định giá trị thương hiệu công ty cổ phần dược phẩm OPC”
Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị đối với doanh nghiệp, tổng hợp của rất nhiều yếu tố, thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu là một sự đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp, khi thương hiệu đã được khách hàng chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích dễ nhận thấy như khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới.
Thương hiệu nổi tiếng tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như tạo ra điều kiện và đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Khi có thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.
Sau hơn 20 năm phát triển, ngành dược Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cơ bản của cạnh tranh, khẳng định thị trường dược Việt Nam đã vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cho thấy các nguyên tắc và quy luật của cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng chi phối thị trường.
Thị trường dược là một trong những thị trường phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt, được thể hiện rõ qua các chỉ số đo mức độ tập trung kinh tế của ngành dược.
Công ty cổ phần dược phẩm CPC là một thương hiệu lớn được xếp trong top 5 các công ty thuộc tổng công ty dược Việt Nam ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường. OPC cũng được các doanh nghiệp cùng ngành đánh giá cao về việc đầu tư đúng hướng về công nghệ, thiết bị khai thác mặt hàng thế mạnh mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Thông qua việc đánh giá thương hiệu OPC, ta có thể thấy được những vị trí của OPC và ngành dược Việt Nam và sức mạnh cùng khả năng hội nhập trong tương lai của OPC và ngành dược Việt Nam.
Tiểu luận quản trị thương hiệu: “Thực trạng công tác định vị thương hiệu tại công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong”
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào đời sống các nước một cách nhanh chóng là một nhiệm vụ sống còn không chỉ người tiêu dùng mà còn là của nhà sản xuất. Hiện nay, vấn đề thương hiệu trở thành vấn sống còn của các doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta đang trong giai đoạn phát triển nhận thức nên rất ít doanh nghiệp có ý thức về xây dựng và bảo vệ thương hiệu của riêng mình.
Xuất phát điểm như vậy nên hiện nay rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị đánh cắp bản quyền tạ nhiều nước trên thế giới. Đến lúc này các doanh nghiệp Việt mới thật sự thức tỉnh về việc đăng ký xây dựng và bảo hộ thương hiệu của mình. Nhưng hiện nay có một vấn đề là các doanh nghiệp đang rất ồ đạt kéo nhau đi đăng ký bảo hộ thương hiệu nhưng không có một chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu nên hiệu quả công việc này chỉ dừng lại ở việc tránh bị xâm phạm tới thương hiệu còn việc doanh nghiệp thu lợi từ việc xây dựng và quảng bá thương hiệu thì ở Việt Nam còn rất ít. Đối tượng thực hiện được tốt công việc này chủ yếu là các công ty có 100% vốn đầu tư của nước ngoài hoặc các công ty liên doanh. Nhận thức được điều này, tác giả thực hiện đề tài tiểu luận “Thực trạng công tác định vị thương hiệu tại công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong” để đánh giá đúng thực trạng công tác định vị thương hiệu tại công ty và đề xuất các giải pháp định vị thương hiệu công ty hiệu quả trong thời gian tới.
Một bài tiểu luận được đánh giá cao khi có sự kết hợp giữa hài hòa giữa mặt lý luận và thực tiễn, giúp người đọc hình dung được nội dung truyền tải. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ về các thực hiện một bài tiểu luận định vị thương hiệu để có thể ghi điểm trong mắt giảng viên của mình nhé.