Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Kho Đề Tài Tiểu Luận Luật Kinh Tế Mới Nhất 2024, Tải Free

Kho Đề Tài Tiểu Luận Luật Kinh Tế Mới Nhất 2024, Tải Free

Đăng ngày
26 Tháng Chín, 2024

Luật kinh tế là bộ luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh hoạt động kinh tế của một quốc gia. Luật kinh tế là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế. Luật kinh tế giúp bảo vệ quyền sở hữu và quyền lợi của các bên trong giao dịch kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, điều chỉnh thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, góp phần khuyến khích đầu tư… Chính vì thế, bên cạnh là một chuyên ngành học độc lập, luật kinh tế cũng là môn học quan trọng trong chương trình học của sinh viên theo học các khối ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Để giúp các bạn sinh viên theo học chuyên ngành luật kinh tế, môn học luật kinh tế hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận của mình, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số đề tài tiểu luận luật kinh tế tiêu biểu được đánh giá cao nhé.

Tổng quan chuyên ngành luật kinh tế

Luật kinh tế được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý kinh tế nhà nước. Luật kinh tế nằm trong pháp luật về kinh tế và do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế.

Luật kinh tế ra đời để duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh và thương mại để đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương trong nước và quốc tế.

Luật kinh tế điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp và điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ tức là các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của doanh nghiệp.

Chủ thể của luật kinh tế bao gồm chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

Luật Kinh tế ở Việt Nam ra đời và được thừa nhận như một ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật Việt Nam từ năm 1970 và là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế.

tieu luan luat kinh te luanvanbeta
Kho đề tài tiểu luận luật kinh tế mới nhất 2023

05 Mẫu đề tài tiểu luận luật kinh tế mới nhất 2023

Tiểu luận luật kinh tế: “Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước, tình hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước mà em biết”

Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến rõ rệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu từ tập trung kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường- nền kinh tế mở với nhiều loại hình doanh nghiệp hơn và song song cùng tồn tại với doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng DNNN luôn là loại hình chủ chốt quyết định đối với nền kinh tế- chính trị Việt Nam. Tại đại hội Đảng lần thứ 11 của Việt Nam khẳng định vẫn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN tức là DNNN là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế.

Nhưng đặc điểm của DNN là gì và sao lại là loại hình chủ chốt không phải ai cũng hiểu tường tận. Mặt khác trong điều kiện hiện nay, khi chủ trương cổ phần hóa DNN được nhà nước đưa ra trong văn kiện III. Đặc điểm của DNNN cần được hiểu rõ và quan tâm hơn để nghiên cứu từ đó sửa đổi và bổ sung bộ luật cho phù hợp ơn để đảm bảo quyền lợi nhà nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa bỏ những đặc điểm không phù hợp còn sót lại của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung ở các thập niên trước.

Trong khuôn khổ tiểu luận này, em xin đề cập, phân tích nhằm góp phần đóng góp để DNNN ngày càng hoàn thiện hơn và là loại hình chủ chốt trong phát triển kinh tế. Qua thời gian nghiên cứu, em thấy đây là đề tài hay nhưng không tránh khỏi những băn khoăn mong được thầy cô góp ý.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID650557_tieu-luan-dac-diem-cua-dnnn-tinh-hinh-co-cau-to-chuc-cua-mot-doanh-nghiep-nha-nuoc-ma-em-biet.html

Tiểu luận luật kinh tế: “Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh”

Trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế chính trị, ngoại giao,…Đặc biệt về mặt hợp tác kinh tế, nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp giữa các nước với nhau trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định và doanh nghiệp.

Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng quan trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kỹ thuật đặc biệt là những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay và chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để doanh nghiệp liên doanh hoạt động mạnh mẽ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Sau thời gian học môn Luật kinh tế, em chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh” để viết bài tiểu luận môn học này.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID36907_de-an-mot-so-van-de-phap-ly-ve-doanh-nghiep-lien-doanh.html

Tiểu luận luật kinh tế: “Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ thực tiễn công ty may Minh Trí”

Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện là xu hướng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thị trường. Theo đó, số lượng các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, rủi ro cũng nhiều hơn. Điều này cho thấy rằng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật nhà nước Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đất nước.

Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu đối với các vấn đề đầu tư và quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cũng như quy định thủ tục đơn giản và nhanh chóng để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh hiện là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay và đạt được một số đóng góp nhất định cho nền kinh tế.

Qua thời gian học môn Luật Kinh tế, em trình bày tiểu luận với đề tài “Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ thực tiễn công ty may Minh Trí”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô và bạn bè góp ý để bài viết được tốt hơn.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID650563_tieu-luan-phan-tich-mot-so-dac-diem-cua-doanh-nghiep-lien-doanh-va-lien-he-voi-cong-ty-may-minh-tri.html

Tiểu luận luật kinh tế: “Thực tiễn áp dụng Luật phá sản ở Việt Nam hiện nay”

Nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế- xã hội tồn tại khách quan. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản doanh nghiệp được lý giải bằng các lý do sau:

Thứ nhất, thực chất doanh nghiệp là thực tế xã hội và như vậy cũng như các thực thể khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong.

Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận là mục đích tối cao mà doanh nghiệp hướng tới, là cơ sở cho sự tồn tại của doanh nghiệp và là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình cạnh tranh để tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, cạnh tranh là quy luật khách quan và khi đó, các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để tham gia vào các cuộc cạnh tranh nhằm giật thị trường, khách hàng và lợi nhuận. Trong cuộc chiến đó, có sự phân hóa kẻ mạnh, người yếu và kẻ mạnh sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường, những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả buộc phải chấm dứt hoạt động và rút ra khỏi thị trường.

Thứ ba, kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro và thậm chí có những doanh nghiệp chịu rủi ro ngay khi mới thành lập và bị phá sản. Hơn nữa, sự đa dạng của các lý do thất bại trong kinh doanh còn thể hiện ở việc sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý, thiếu khả năng thích ứng với biến động trên thị trường,…

Tóm lại, phá sản là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường và hiệu hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế. Tuy nhiên, để luật phá sản thực sự được thực thi trong các vụ phá sản đối với các doanh nghiệp Việt thực sự là câu hỏi lớn cho các nhà làm luật.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID626499_tieu-luan-thuc-tien-ap-dung-luat-pha-san-o-viet-nam-hien-nay.html

Tiểu luận luật kinh tế: “Trình bày một doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành cổ phần hóa”

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực sự có bước chuyển mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng kể từ khi chính phủ ban hành nghị định về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Nghị định này trở thành đòn bẩy đưa lộ trình cổ phần hóa đi nhanh hơn. Từ năm 1998 đến năm 2002, cả nước đã cổ phần hóa rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp nhà chủ yếu thuộc 3 lĩnh vực là thương mại, công nghiệp và xây dựng được phân bổ ở khắp các vùng, miền trong cả nước.

Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa trong doanh nghiệp nhà nước, thực tiễn đòi ỏi phải có những giải pháp, chính sách cụ thể và thông thoáng nhằm tạo ra nhiều mô hình doanh nghiệp mới đã hoạt động tốt trong nền kinh tế, mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư, tăng cường trách nhiệm của các chủ sở hữu và người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp và đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung cho nền kinh tế. Từ thực tiễn nhận thức trên, em chọn đề tài “Trình bày một doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành cổ phần hóa” làm đề tài tiểu luận của mình.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID650561_tieu-luan-trinh-bay-mot-doanh-nghiep-nha-nuoc-da-duoc-tien-hanh-co-phan-hoa.html

Trên đây là những đề tài tiểu luận luật kinh tế được đánh giá cao mà Luận Văn Beta đã tổng hợp lại để các bạn có tài liệu tham khảo thêm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình. Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hoàn thành tốt bài luận của mình và đạt điểm số cao nhất nhé. Ngoài ra, các bạn có thắc mắc về cách thực hiện tiểu luận, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc hòm thư điện tử để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé.

Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận