Định giá doanh nghiệp hay thẩm định giá trị doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong chương trình học của nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kinh tế. Trong thời gian gần đây, Luận Văn Beta nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ tìm đề tài tiểu luận liên quan đến đề tài này. Chính vì thế, hôm nay Luận Văn Beta đã tổng hợp lại những mẫu đề tài tiểu luận định giá doanh nghiệp hay và đạt điểm cao để các bạn tham khảo và có thêm gợi ý để hoàn thành đề của mình một cách tốt nhất nhé.
Cơ sở lý luận về định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị tài sản và tiềm năng kinh doanh của một công ty hoặc doanh nghiệp. Đây là một quá trình quan trọng trong lĩnh vực tài chính, đầu tư và quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu chính của việc định giá doanh nghiệp là xác định giá trị thực sự của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư, chủ sở hữu, và quản lý hiểu rõ hơn về tài sản và tiềm năng của công ty.
Có nhiều phương pháp khác nhau để định giá doanh nghiệp, và phương pháp cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh cụ thể. Một số phương pháp phổ biến bao gồm: Phương pháp so sánh, phương pháp lợi nhuận, phương pháp tài sản ròng, phương pháp đặc quyền, phương pháp ròng tiền tự do…
Việc lựa chọn phương pháp định giá phù hợp phụ thuộc vào loại doanh nghiệp, ngành công nghiệp, và mục tiêu cụ thể của quá trình định giá. Định giá doanh nghiệp có thể được thực hiện để bán công ty, mua cổ phần, định giá cho mục đích tài trợ hoặc báo cáo tài chính, hoặc để đánh giá giá trị tổng thể của doanh nghiệp.
Tiểu luận định giá doanh nghiệp là bài luận được thực hiện nhằm mục đích giúp người học có cơ hội áp dụng những kiến thức đã được học vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Qua bài luận này, giáo viên sẽ thấy được khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng nghiên cứu độc lập cũng như khả năng áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Để hoàn thành bài luận đạt kết quả cao, việc tham khảo các bài tiểu luận đã đạt kết quả cao là một phương pháp rất hiệu quả, từ các bài luận mẫu này, bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho chính bản thân mình, từ đó hoàn thiện tốt hơn bài tiểu luận của mình cả về nội dung và hình thức trình bày. Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài tiểu luận định giá doanh nghiệp đạt kết quả cao. Cùng tham khảo nhé!
Mẫu đề tài luân văn thạc sĩ định giá doanh nghiệp mới nhất 2023
Tiểu luận định giá doanh nghiệp: “Các phương pháp xác định giá giá trị doanh nghiệp”
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, nhu cầu đánh giá và xác định giá trị đối với doanh nghiệp là điều hoàn toàn tự nhiên. Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu hoạt động mua bán, sát nhập, hợp nhất cổ phần hóa hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là những giao dịch diễn ra với tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường từ đó phản ánh nhu cầu đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp là một trong những loại thông tin quan trọng để nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định kinh doanh về tài chính có liên quan đến doanh nghiệp được đánh giá trong đó có thông tin về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính cũng như vị thế tín dụng. Giá trị doanh nghiệp cũng phản ánh năng lực tổng hợp, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thông tin về giá trị doanh nghiệp cho người ta sự đánh giá tổng quan về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng đề từ đưa ra quyết định đầu tư tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không. Giá trị doanh nghiệp còn là loại thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Giá trị chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứng khoán được trao đổi mua bán trên thị trường.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, việc xác định giá trị doanh nghiệp còn là bước đi quan trọng để các quốc gia tiến hành cải cách doanh nghiệp. Hoạt động quản lý và những giao dịch kinh tế đã đặt ra những yêu cầu cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp. Xuất phát từ những yêu cầu định giá doanh nghiệp và bổ sung kiến thức định giá doanh nghiệp một cách hoàn thiện để công tác này phục vụ tốt hơn cho các hoạt động kinh tế trên thị trường, tác giả chọn đề tài “Các phương pháp xác định giá giá trị doanh nghiệp”.
Tải miễn phí Tiểu luận Các phương pháp xác định giá giá trị doanh nghiệp
Tiểu luận định giá doanh nghiệp: “Định giá doanh nghiệp – các vấn đề nan giải ở các doanh nghiệp Việt Nam”
Giá cả trong nền kinh tế thị trường được xem là biểu hiện quan trọng của quan hệ cung cầu và là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành vi mua bán của các bên liên quan.Nếu giá được giá quá cao sẽ giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa còn định giá thấp sẽ làm giảm đi mức cung cấp hàng hóa cho thị trường do nhà sản xuất không bù đắp được chi phí, với một mức giá cân bằng phản ánh trung thực nhuc cầu và khả năng cung cấp sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa mua bán tốt nhất. Để tiến hành trao đổi bất kỳ hàng hóa nào thì điều kiện đầu tiên là xác định được giá trị của hàng hóa- doanh nghiệp đó. Xác định giá trị hàng hóa- doanh nghiệp là rất quan trọng vì có ảnh hưởng đến lợi ích các bên liên quan. Nếu định giá doanh nghiệp quá thấp sẽ gây thiệt hại lớn cho người bán còn định giá doanh nghiệp quá cao sẽ gây thiệt hại cho người mua. Vậy xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác sẽ đảm bảo lợi ích cho các bên.
Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển từ một thị trường còn non trẻ chuyển sang thị trường mới nổi, chính sách khuyến khích của chính phủ về chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần đã tiếp sức cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Muốn tiến hành tư vấn cổ phần hóa phải xác định được giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho hoạt động mua bán chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hóa là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để xác định giá trị doanh nghiệp cách chính xác? Trên thế giới có nhiều phương pháp khác nhau để định giá doanh nghiệp nhưng trong điều kiện của Việt Nam thì phương pháp nào mới phù hợp? Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Định giá doanh nghiệp- các vấn đề nan giải ở các doanh nghiệp Việt Nam”.
Tải ngay Tiểu luận Định giá doanh nghiệp – các vấn đề nan giải ở các doanh nghiệp Việt Nam
https://tailieuxanh.com/2009_2014/201105/20110529/uxoqs5/wfpe_dfa_wqape_pdefxv_sas_hap_wx_pap_dfaf_q_sas_wp_hfxl_pao__7805.vwm
Tiểu luận định giá doanh nghiệp: “Thẩm định giá trị thương hiệu Kinh Đô của công ty cổ phần Kinh Đô”
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao nên đời sống người dân dần được cải thiện do đó nhu cầu bánh kẹo cũng tăng theo. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo trong giai đoạn này tăng cao, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ bánh kẹo tiềm năng, tạo sức hấp dẫn cho các nhà sản uất trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá, có tới 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng tiêu dùng bánh kẹo nhiều hơn thế hệ cha ông của họ. Đây là cơ hội cũng như thách thức của các công ty bánh kẹo Việt Nam trong việc cạnh tranh giành thị phần. Muốn đứng vững trong ngành, bên cạnh việc chú trọng chất lượng sản phẩm, các công ty bánh kẹo Việt Nam còn phải tạo dựng được một thương hiệu mạnh đáng tin cậy. Vì vậy, việc định giá thương hiệu của các công ty trong ngành này là điều hết sức cần thiết để phục vụ mục đích quản trị thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường. Trong đó, công ty cổ phần Kinh Đô với thị phần lớn nhất trong ngành bánh kẹo Việt Nam, phải có những chiến lược quản trị thương hiệu của mình để giữ vững vị trí trong ngành. Với lý do đó, nhóm quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Thẩm định giá trị thương hiệu Kinh Đô của công ty cổ phần Kinh Đô”.
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1716827_tieu-luan-tham-dinh-gia-tri-thuong-hieu-kinh-do-cua-cong-ty-co-phan-kinh-do.html
Tiểu luận định giá doanh nghiệp: “Định giá doanh nghiệp là một trong những vấn đề cần thiết nhất trong việc chuẩn bị cổ phần hóa”
Có thể nói rằng, việc định giá doanh nghiệp hiện đang là một trong những vấn đề cần thiết nhất trong việc chuẩn bị cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp để trở thành công ty cổ phần. Theo Nghị định chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp, bên cạnh phương pháp định giá theo tài sản và bổ sung thêm hình thức mới là bán cổ phần ra bên ngoài của các doanh nghiệp cổ phần hóa có thể thực hiện qua hình thức đấu giá cổ phần hoặc bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên, trước khi bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài, giá trị doanh nghiệp phải được xác định qua việc định giá doanh nghiệp.
Việc định giá doanh nghiệp cũng rất cần thiết cho việc chuyển đổi sở hữu và thay đổi tỷ lệ sở hữu giữa các bên liên doanh. Theo chuyên gia đánh giá, hiện nay xu hướng thay đổi tỷ lệ sở hữu giữa các bên liên doanh xảy ra ngày càng nhiều và họ thường được thuê để thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cho các cuộc thảo luận về thay đổi tỷ lệ sở hữu giữa các bên liên doanh.
Ngoài ra, việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút vốn đầu tư từ các công ty quỹ đầu tư luôn cần đến các doanh nghiệp. Đây là khâu quan trọng được công bố trong các quy trình xem xét quyết định đầu tư của các công ty quỹ đầu tư. Trong một dự án định giá doanh nghiệp, vấn đề mấu chốt là lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp. Theo đó, phương pháp định giá doanh nghiệp phải thực tế và thích hợp với mục đích định giá cũng như hoàn cảnh mà doanh nghiệp đang tồn tại. Khi định giá doanh nghiệp còn là một lĩnh vực mới mẻ, việc nhận biết những bất cập của các phương pháp là rất hữu ích cho các bên liên quan trong định giá.
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1884384_tieu-luan-mon-cac-phuong-phap-dinh-gia-tai-san-va-gia-tri-doanh-nghiep.html
Tiểu luận định giá doanh nghiệp: “Thẩm định giá trị thương hiệu OPC”
Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp, tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của mình. Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp, khi một thương hiệu được khách hàng chấp nhận, nó sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ dàng nhận thấy. Cụ thể là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi nó là chủng loại hàng hóa mới và tạo ra cơ hội thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh.
Thương hiệu nổi tiếng không chỉ mang đến những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp mà còn tạo ra điều kiện và là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Sau hơn 20 năm phát triển, ngành dược nước ta đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cơ bản của thị trường, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã và đang từng bước phát triển phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối thị trường.
Thị trường dược là một trong những thị trường phát triển rất nhanh về số lượng và quy mô. Mức độ cạnh tranh trên thị trường đang và sẽ ngày càng quyết liệt, thể hiện rõ qua các chỉ số đo mức độ tập trung kinh tế của ngành dược. Công ty cổ phần dược OPC là thương hiệu lớn được xếp trong top 5 của hệ thống các công ty thuộc tổng công ty dược Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường. OPC cũng được các doanh nghiệp trong ngành đánh giá cao khi đầu tư đúng hướng về công nghệ, thiết bị khai thác mặt hàng thế mạnh đạt doanh thu và lợi nhuận cao.
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1716828_tieu-luan-tham-dinh-gia-tri-thuong-hieu-xac-dinh-gia-tri-thuong-hieu-cong-ty-co-phan-duoc-pham-opc.html
Trên đây là một số bài tiểu luận về định giá doanh nghiệp mà Luận Văn Beta đã tổng hợp lại để gửi đến các bạn sinh viên đang tìm tài liệu tham khảo. Việc định giá doanh nghiệp rất quan trọng trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, Luận Văn Beta hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có những thông tin hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu của các bạn.