Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Nhóm chuyên viên học thuật ngành Quản trị kinh doanh – Luận Văn Beta.
Có thể nói rằng, vấn đề đạo đức kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới hiện nay đã được chú trọng, quan tâm. Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, là một loại đạo đức nghề nghiệp nhưng gắn với yếu tố kinh doanh, lợi nhuận nên có những đặc thù riêng. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một số tiểu luận đạo đức kinh doanh có liên hệ thực tiễn cùng Luận Văn Beta nhé.
Tiêu chí lựa chọn đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh
Việc lựa chọn đề tài phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc hoàn thành một bài tiểu luận đạo đức kinh doanh chất lượng và mang tính chuyên nghiệp. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đề tài cần đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Tính sáng tạo và chuyên môn:
- Ưu tiên đề tài mới mẻ, ít được khai thác, thể hiện góc nhìn độc đáo và đóng góp kiến thức mới cho lĩnh vực đạo đức kinh doanh.
- Lựa chọn đề tài phù hợp với chuyên ngành, lĩnh vực nghiên cứu của bản thân, đảm bảo khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn một cách hiệu quả.
- Thể hiện sự am hiểu sâu sắc về các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, cũng như những vấn đề đạo đức đang nổi lên trong thực tế.
2. Tính thực tiễn và giá trị ứng dụng:
- Lựa chọn đề tài có tính ứng dụng cao, giải quyết được những vấn đề thực tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích các tình huống đạo đức cụ thể, đưa ra giải pháp thiết thực và khả thi để doanh nghiệp có thể áp dụng.
- Góp phần nâng cao nhận thức và ý thức đạo đức kinh doanh cho cán bộ nhân viên, cũng như thúc đẩy văn hóa kinh doanh lành mạnh trong cộng đồng.
3. Khả năng nghiên cứu và thu thập tài liệu:
- Đảm bảo nguồn tài liệu phong phú, đa dạng và uy tín, bao gồm sách, báo, tạp chí chuyên ngành, bài viết khoa học, luận văn, báo cáo nghiên cứu, v.v.
- Khai thác tối đa các nguồn tài liệu điện tử uy tín như trang web của các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước, v.v.
- Sử dụng các công cụ tìm kiếm khoa học và kỹ thuật tra cứu tài liệu một cách hiệu quả.
5. Phù hợp với yêu cầu của môn học và chương trình đào tạo:
- Đảm bảo đề tài phù hợp với mục tiêu, nội dung học tập của môn học đạo đức kinh doanh.
- Tham khảo kỹ yêu cầu của giảng viên hướng dẫn để lựa chọn đề tài phù hợp.
- Hoàn thành bài tiểu luận theo đúng tiến độ và yêu cầu của môn học.
Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ gửi đến các bạn một số đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh tiêu biểu 2024 mà chúng tôi đã tổng hợp được. Bạn đọc có thể tải về và sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo thiết thực, giúp bạn hiểu hơn cách thức thực hiện một bài tiểu luận hoàn thiện cả về hình thức và nội dung. Ngoài ra, nếu như có bất kỳ vấn đề nào cần sự trợ giúp, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên học thuật của chúng tôi nhé. Chi tiết dịch vụ và bảng giá viết thuê tiểu luận trọn gói & từng phần, tham khảo tại: https://luanvanbeta.com/viet-tieu-luan-thue/
Những đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh tiêu biểu
Tiêu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa và mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư với nhiều nước trên thế giới. Doanh nghiệp là nhân tố không thể thiếu có vai trò quan trọng, sự phát triển của doanh nghiệp tác động to lớn đến sự phát triển đất nước, giúp đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng, từng bước phát triển thành một quốc gia giàu mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, đạo đức kinh doanh,…. Quan niệm chung hiện nay khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là cạnh tranh về văn hóa trong đó đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, đạo đức kinh doanh và doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau và cùng song hành để phát triển lâu dài. Doanh nghiệp cần hiểu rõ và áp dụng tốt đạo đức kinh doanh vào doanh nghiệp từ đó gia tăng lợi nhuận vì đạo đức doanh nghiệp tăng thì lợi nhuận sẽ tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện còn chưa thực sự hiểu rõ, nắm vững các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh. Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu đề tài “Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk”.
Tải miễn phí Tiêu luận Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
Tiểu luận môn Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của tập đoàn TH True Milk
Trong bối cảnh cạnh tranh và toàn cầu háo hiện nay, các doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ đều quan tâm và coi trọng việc tạo lập và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã chọn giải pháp tạo lợi thế cho mình và đạt hiệu quả ở mọi góc độ là việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thời đại này đã trở thành triết lý kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp ở hầu hết các quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng,…đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và dần mất lòng tin vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức sâu sắc lợi ích về việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp và là biện pháp quảng cáo cho thương hiệu doanh nghiệp đó.
Ý thức được vấn đề này, công ty cổ phần TH True Milk đã chú trọng đến việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình. TH True Milk để thành công thì cần hướng đến mục tiêu lợi nhuận và phát triển bền vững, thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội thông qua phát triển sản phẩm có ích cho cộng đồng. Vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài “Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của tập đoàn TH True Milk”.
Tải miễn phí Tiểu luận Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của tập đoàn TH True Milk
Tiểu luận Phân tích về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng
Lý do chọn đề tài:
Kỷ nguyên toàn cầu hóa mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, gia tăng cơ hội hợp tác và đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích nghi và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đạo đức kinh doanh đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chi phối hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng, đối tác và cộng đồng quốc tế.
Trong số rất nhiều những doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay. Có một doanh nghiệp đã và đang thực hiện rất tốt các chuẩn mực, kẻ được xem là đang xây dựng cho bản thân mình một “Đế chế” ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau – Tập đoàn Vingroup. Dưới sự dẫn dắt tài tình của ông Phạm Nhật Vượng, đã vươn lên trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Thành công vang dội của Vingroup không chỉ bắt nguồn từ chiến lược kinh doanh sắc bén mà còn được vun đắp bởi nền tảng đạo đức kinh doanh vững vàng và văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Cũng chính sự tò mò ấy đã khiến nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài thực hiện nghiên cứu: “Phân tích về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng”
Tiểu luận Phân tích đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”
Lời mở đầu:
Đạo đức và trách nhiệm xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là nền tảng để xây dựng niềm tin với khách hàng, đối tác, và cộng đồng, đồng thời góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lơ là, thậm chí vi phạm các nguyên tắc đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh.
Áp lực từ dư luận và các tổ chức xã hội buộc doanh nghiệp phải minh bạch hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh và giải trình về tác động môi trường của họ. Đặc biệt trong bối cảnh nhận thức xã hội ngày càng cao về hệ quả tiêu cực của tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh tế đối với môi trường, đạo đức và trách nhiệm xã hội càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tại Việt Nam, mặc dù khái niệm đạo đức kinh doanh đã dần phổ biến trong những thập kỷ gần đây, song việc áp dụng đạo đức và trách nhiệm xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Vẫn còn tồn tại tình trạng một số doanh nghiệp bất chấp đạo đức để thu lợi bất chính, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều vụ bê bối về đạo đức và trách nhiệm trong kinh doanh đã gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của xã hội vào cộng đồng doanh nghiệp. Nổi bật trong số đó là vụ án hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trong các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam về nước. Với tính chất nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng rộng khắp, vụ án Chuyến bay giải cứu đã trở thành chủ đề nóng hổi thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Vì vậy nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “ Phân tích hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp trong vụ án Chuyến bay giải cứu” để làm rõ các vấn đề xoay quanh phạm vi đạo đức.
Tải miễn phí Tiểu luận Phân tích đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” PDF
Tiểu luận Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Coca-Cola
Lời mở đầu:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp (DN) không chỉ chú trọng vào lợi nhuận mà còn quan tâm đến trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate Social Responsibility). Trách nhiệm xã hội là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng thông qua các hoạt động kinh doanh có đạo đức, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống xã hội. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Coca-Cola tại Việt Nam.
Coca-Cola là một trong những DN tiên phong trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam. Với chiến lược trách nhiệm xã hội mang tên “Tạo giá trị chung”, Coca-Cola đã triển khai nhiều chương trình, dự án thiết thực, thể hiện cam kết phát triển bền vững và đóng góp tích cực cho cộng đồng. Nhìn chung, Coca-Cola đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc thực hiện CSR. Các chương trình, dự án của DN này đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, góp phần cải thiện đời sống người dân, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Đó cũng là chủ để của bài tiểu luận của nhóm chúng em: “ Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Coca-Cola”.
Tải miễn phí: Tiểu luận Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Coca-Cola
Tiểu luận về Vấn đề đạo đức trong kinh doanh cạnh tranh
Lý do chọn đề tài:
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Trong xu thế đó, đất nước nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lý hợp lý sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang lại kết quả xấu. Đồng thời toàn cầu hóa và hội nhập sẽ mang lại những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong nước, sự cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như với các công ty nước ngoài. Việc cạnh tranh làm cho nền kinh tế phát triển đồng thời mang đến lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt xấu của cạnh tranh làm hại nền kinh tế và suy thoái đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hiện nay, thị trường Việt Nam được xếp là một trong những thị trường tiềm năng của thế giới được thể hiện qua việc các doanh nghiệp và công ty nước ngoài đổ xô vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều và xem việc chinh phục người tiêu dùng Việt là một chiến lược kinh doanh có quy mô hàng đầu của công ty. Điều này đồng nghĩa thị trường Việt Nam sẽ trở thành một chiến trường quyết liệu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc cạnh tranh mang lại kết quả hai mặt cho nền kinh tế, một mặt nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bất chấp tất cả làm xấu đi hình ảnh của những nhà kinh doanh. Một mặt, cạnh tranh cũng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và thúc đẩy sự cải tiến của các doanh nghiệp từ đó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Việc cạnh tranh trong kinh doanh là một việc quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển nền kinh tế cũng như lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp nên việc cần có đạo đức trong kinh doanh cạnh tranh là vấn đề cấp thiết.
Tải miễn phí Tiểu luận Vấn đề đạo đức trong kinh doanh cạnh tranh
Trên đây là những nội dung liên quan đến đạo đức kinh doanh và một số đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh tiêu biểu mà các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về vấn đề này và vận dụng một cách tốt nhất vào trong thực tiễn kinh doanh của mình. Những đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh mà Luận Văn Beta đề cập trong bài viết này đã được chọn lựa kỹ lưỡng, có chất lượng để gửi đến các bạn như một tài liệu hữu ích cho việc học tập của các bạn.