Đàm phán là một trong những nội dung quan trọng được thiết kế trong chương trình học của nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế như quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, thương mại… Để hoàn thành học phần này, ngoài việc tham gia học tập, làm bài tập nhóm thì sinh viên sẽ phải hoàn thành bài tiểu luận sau khi đã hoàn thành các nội dung của môn học. Trong bài viết này, Luận Văn Beta đã tổng hợp đến bạn đọc một số mẫu đề tài tiểu luận đàm phán trong kinh doanh đạt điểm cao. Bạn đọc có thể tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài tiểu luận của mình cũng như hiểu rõ hơn về cách viết & cách trình bày bài luận tránh bị trừ điểm vì những lỗi không đáng có.
MỤC LỤC CỦA BÀI VIẾT
- 1 Cơ sở lý luận về đàm phán trong kinh doanh
- 2 05 Mẫu đề tài tiểu luận đàm phán trong kinh doanh
- 2.1 Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Các phong cách đàm phán trong kinh doanh”
- 2.2 Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh thông qua các ví dụ cụ thể sinh động, đánh giá và rút ra bài học”
- 2.3 Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Đàm phán trong hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu”
- 2.4 Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Vòng đàm phán Uruguay và tầm quan trọng của nó đối với sự ra đời của WTO”
- 2.5 Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Kỹ năng đàm phán”
Cơ sở lý luận về đàm phán trong kinh doanh
Đàm phán được đánh giá là một trong những kỹ năng quan trọng của con người trong cuộc sống và cả trong công việc, trong kinh doanh. Đặc biệt, khi chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập kinh tế sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam được tạo rất nhiều cơ hội để mở rọng các mối quan hệ hợp tác, kinh doanh. Song song với đó, các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với không ít thách thức, nguy cơ tiềm ẩn. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp có được kỹ năng giao dịch, đàm phán tốt sẽ là một trong những điểm then chốt giúp họ đi đến thành công. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp lại bước vào cuộc đàm phán trong tư thế bị động, thiếu chuẩn bị rất đễ bị thua cuộc hoặc phải chịu thiệt thòi trong qua trình đàm phán. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, đàm phán trở thành một trong những hoạt động cơ bản, là mộ trong những yếu tố mang ý nghĩa quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp.
Môn đàm phán trong kinh doanh là một phần quan trọng của giáo trình đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Nó tập trung vào việc nghiên cứu, hiểu, và phát triển các kỹ năng và kiến thức liên quan đến quá trình đàm phán trong môi trường kinh doanh. Môn đàm phán trong kinh doanh giúp chuẩn bị cho sinh viên có khả năng quản lý tốt quá trình đàm phán, đảm bảo sự thành công trong các giao dịch kinh doanh, và xây dựng và duy trì các mối quan hệ đối tác tích cực. Nó cũng giúp học viên trở thành người quản lý tài năng trong lĩnh vực kinh doanh.
Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số bài tiểu luận đàm phán trong kinh doanh đạt điểm cao. Bạn đọc có thể sử dụng các mẫu bài tiểu luận này như một nguồn tài liệu tham khảo. Ngoài ra, nếu như bạn cần sự hỗ trợ hoặc có nhu cầu thuê viết tiểu luận, tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận giá rẻ của chúng tôi tại: https://luanvanbeta.com/viet-tieu-luan-thue/
05 Mẫu đề tài tiểu luận đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Các phong cách đàm phán trong kinh doanh”
Dù bạn có thích hay không thì đàm phán cũng là một chuyện hiển nhiên trong đời sống như việc bạn đàm phán với sếp việc tăng lương, đàm phán với khách hàng về giá sản phẩm, hay một nhóm công ty khai thác dầu bàn về kế hoạch lập liên doanh khai thác ra ngoài khơi,…hoặc đơn giản là việc đàm phán với người yêu sẽ đi chơi đâu và ăn những gì. Thực tế mỗi người trong chúng ta đều đang đàm phán một chuyện gì đó mỗi ngày nhưng ít người quan tâm đến chuyện mình đang đàm phán và đàm phán như thế nào.
Trong kinh doanh, đàm phán đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành công của một tổ chức hay doanh nghiệp. Nếu đàm phán không khéo sẽ khiến công ty mất đi khách hàng, mất đối tác kinh doanh. Bởi tầm quan trọng của nó mà chúng ta không thể không để ý đến việc làm thế nào để đàm phán thành công. Ngày nay, đàm phán trở thành một nghệ thuật, mỗi người sử dụng phong cách đàm phán khác nhau để đạt lợi ích cho mình.
Đàm phán là cuộc đo sức về trí tuệ giữa hai bên, không giống như cuộc thi chạy, thi chạy thì người nào về đích đầu tiên thì người đó thắng. Nhưng đàm phán không chỉ ganh đua về thực lực mà còn gồm cả việc áp dụng các kỹ xảo đàm phán, ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đàm phán.
Đó cũng là lý do tại sao nhóm chúng em chọn đề tài “Các phong cách đàm phán trong kinh doanh” để thấy đàm phán là một nghệ thuật và trong kinh doanh làm thế nào để đàm phán thành công.
Tải miễn phí Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh thông qua các ví dụ cụ thể sinh động, đánh giá và rút ra bài học”
Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng vì thế mà quấn vào luồng công việc hăng say hơn nên đôi lúc họ đánh mất đi những mối quan hệ xung quanh, đánh mất đi những kỹ năng mềm cần thiết nhất tại nơi làm việc như kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm,….
Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Nếu tách khỏi giao tiếp xã hội, con người không thể hình thành và phát triển nhân cách được, giao tiếp cũng có chức năng định hướng cho hoạt động, điều khiển và điều chỉnh hành vi con người. Đồng nghiệp là những người đồng hành cùng chúng ta trong suốt quá trình làm việc, có khi thành công nhưng cũng có khi cùng thất bại. Đi cùng nhau trong cả quá trình dài như vậy không thể tránh khỏi những cuộc cãi vã, tranh luận đến nảy lửa hay những lúc bất hòa. Cái tôi của chúng ta rất lớn nên đôi khi điều đó sẽ bỏ lỡ cơ hội làm hòa với đồng nghiệp. Đôi khi vì tính cách nóng nảy, sĩ diện cao mà phá vỡ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và chúng ta quên mất những kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp. Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp làm cho cuộc tranh luận hạ xuống và có thể coi là “bình chữa cháy” mà chúng ta nên trang bị cho mình mỗi khi giao tiếp với đồng nghiệp.
Quan tâm về chủ đề này, tác giả chọn đề tài “Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh. Lấy ví dụ cụ thể sinh động, đánh giá và rút ra bài học” làm chủ đề tiểu luận kết thúc học phần Kỹ năng giao tiếp và đàm phán kinh doanh.
Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Đàm phán trong hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu”
Mọi người đều đang đàm phán một việc gì đó mỗi ngày cũng như bắt gặp nó hằng ngày trong cuộc sống và công việc. Chúng ta đàm phán với mọi người, thương lượng về mọi chuyện như đàm phán về việc tăng lương, thỏa thuận mua hàng hóa, dịch vụ với giá thành mong muốn,… Các cuộc đàm phán có thể xảy ra trong hội nghị, bàn tiệc, ngoài ánh sáng và cả trong bóng tối về chính trị, ngoại giao, quân sự,…
Ngày càng có nhiều những tình huống cần phải đàm phán, mỗi người đều muốn tham gia vào việc đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân mình, ít người chấp nhận một quyết định được phán quyết bởi người khác. Con người không ai giống ai và họ đàm phán để giải quyết sự khác nhau đó. Mặc dù đàm phán diễn ra mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta nhưng đàm phán sao cho có hiệu quả là việc không hề dễ dàng đặc biệt trong kinh doanh để đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất. Điều đó phụ thuộc ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của nhà kinh doanh trên thương trường.
Về mặt lịch sử, khi xã hội bắt đầu có sự phân công lao động xã hội, mỗi người sản xuất ra một loại hoặc một nhóm hàng hóa. Để có thể có được những hàng hóa khác nhau phục vụ cho nhu cầu trao đổi, người ta phải tiến hành trao đổi. Trong trao đổi, thông thường mỗi người đều tìm cách sao để được nhiều nhưng chỉ mất ít nên để dung hòa lợi ích giữa các bên người ta cần tiến hành thương lượng với nhau. Từ đó đàm phán bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế nhưng đàm phán kinh tế chỉ thực sự phong phú, đa dạng và phát huy vai trò quan trọng của mình trong nền sản xuất xã hội phát triển đến trình độ cao, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều. Trong điều kiện hội nhập, đàm phán phát triển hơn và phức tạp hơn nên đàm phán trong kinh doanh quốc tế là gì?
Link Download Tiểu luận Đàm phán trong hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
https://tailieuxanh.com/2009_2014/201405/20140522/paht_12/s491s3a0o_ves3a1p_lyqpd_uw_npu_pes3c3o_5_53.vwm
Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Vòng đàm phán Uruguay và tầm quan trọng của nó đối với sự ra đời của WTO”
Toàn cầu hóa là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, bắt nguồn từ những năm 40 với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, đặc biệt là vòng đàm phán thứ 8 vòng đàm phán Uruguay với dấu mốc lịch sử là sự ra đời của WTO đã và đang tạo nên sự thay đổi lớn lao trong nền kinh tế.
Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán tham vọng nhất trong tất cả các vòng đàm phán và không thể không nhắc đến sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO- sự kiện góp phần cho sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng.
WTO- tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra các nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Được thành lập năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân GATT, WTO thực hiện mục tiêu tự do mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển. Dù mới ra đời trong thời gian ngắn nhưng WTO đang ngày càng thể hiện vai trò và tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Sau đây là bài tiểu luận của chúng tôi đề cập đến những vấn đề xung quanh “đàm phán Uruguay và tầm quan trọng của nó đối với sự ra đời của WTO” nhằm góp phần tìm hiểu sâu hơn sự ra đời của tổ chức WTO trong vòng đàm phán nổi tiếng Uruguay.
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1598322_tieu-luanvong-dam-phan-uruguay-dan-den-su-ra-doi-wto.html
Tiểu luận đàm phán trong kinh doanh: “Kỹ năng đàm phán”
Trong cuộc sống, dù muốn hay không thì mỗi người chúng ta đều là một nhà thương lượng. Có lẽ rất nhiều người khi nghe nói đến đàm phán hay thương lượng thì sẽ thường hình dung đến những buổi họp nghiêm trang với những thương vụ rất đáng giá và cũng cho rằng việc đàm phán không dính dáng gì đến chúng ta. Nhưng thực tế, việc đàm phán hay thương lượng luôn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như việc cha mẹ làm thế nào để thuyết phục con trẻ đến trường hay các bà nội trợ khi chọn mua một món hàng ngoài chợ thường hay mặc cả để tìm cho mình một cái giá hợp lý. Công ty trao đổi với nhà cung cấp về chất lượng hàng hóa, nguyên thủ quốc gia của hai nước láng giềng gặp gỡ để thỏa thuận vấn đề an ninh biên giới,…tất cả đều liên quan đến thương lượng và đàm phán.
Có thể nói đơn giản cuộc đời chúng ta là một cuộc đàm phán dài suốt cuộc đời nên đàm phán hay thương lượng rất gần gũi và liên quan đến tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trong bài tiểu luận này, chúng ta cùng tìm hiểu đàm phán hay thương lượng là gì nhé.
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1649021_tieu-luan-ky-nang-dam-phan.html
Nói tóm lại, đàm phán đóng một vai trò quan trọng trong những yếu tố tích cực, những ứng xử linh hoạt giúp chúng ta xử lý và giải quyết những nhu cầu mà cuộc sống đặt ra. Nếu cuộc sống không có thương lượng thì chắc hẳn cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa, đàm phán là nhân tố giúp chúng ta giải quyết mâu thuẫn, bình đẳng hơn trong cuộc sống. Hy vọng bài viết trên của luanvanbeta.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về đàm phán cũng như chọn được đề tài phù hợp với năng lực của mình.