Ở Việt Nam, nông thôn là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phần tộc người cũng như những đặc sắc văn hóa khác biệt. Nông thôn là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng và là nơi sản xuất, làm ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cuộc sống con người. Vì vậy, vấn đề nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ cùng bạn làm rõ khái niệm nông thôn mới là gì? Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam hiện nay. Cùng tham khảo ngay bây giờ!
Khái niệm: Nông thôn mới là gì?
Nông thôn là gì?
Theo tổ chức Nông lương liên hợp quốc, định nghĩa nông thôn theo hai phương pháp:
Thứ nhất: thành thị được xác định bởi luật là tất cả những trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng còn lại được định nghĩa là nông thôn.
Thứ hai, sử dụng mức độ tập trung dân số sống thành cụm quan sát được để xác định vùng thành thị. Như vậy, theo quy định hành chính thì nông thôn ở Việt Nam là những địa bàn thuộc xã.
Nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn các di sản văn hóa quốc gia bao gồm các phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp cùng các ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử,… Đây là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc và khu vực giải trí, du lịch sinh thái phong phú, hấp dẫn với mọi người.
Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của các tổ chức khác, phân biệt với độ thị.
Nông thôn mới là gì?
Nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, không phải là thị trấn, thị xã hay thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay.
Nông thôn mới là nông thôn tiến bộ với cơ sở hạ tầng đồng bộ và đời sống văn hóa phong phú. Tuy nhiên, một điều không bao giờ thay đổi là nông thôn mới cũng phải giữ được tính truyền thống, những nét đặc trưng, bản sắc của từng vùng, từng dân tộc và nâng cao tinh thần đoàn kết của cộng đồng và nâng cao mức sống của người dân.
Có thể bạn quan tâm:
» List Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Nông Thôn Mới, Tải Miễn Phí
Tiêu chí của nông thôn mới là gì?
Thứ nhất, nông thôn mới cần đáp ứng yêu cầu thị trường hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chuẩn bị các điều kiện vật chất, tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó từ lâu đời. Trước hết, tạo cho người dân có điều kiện chuyển đổi lối sống, canh tác tự cung tự cấp và thuần nông sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ, du lịch và các ngành nghề khác.
Thứ hai, có khả năng khai thác hợp lý, nuôi dưỡng nguồn lực để đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
Thứ ba, nông dân và nông thôn có văn hóa phát triển, dân trí được nâng cao, giải phóng sức lao động. Đó là sức mạnh nội sinh của làng, xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Người dân có cuộc sống ổn định, giàu có, lối sống văn minh nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống,…vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân cư dân vừa góp phần xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thứ tư, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng xã, đây là một cộng đồng trong đó quản lý cơ bản của nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua các hương ước, lệ làng. Quản lý nhà nước và tự quản của nông dân, các giá trị truyền thống được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, đảm bảo trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế- xã hội.
Thứ năm, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định về các chính sách phát triển nông thôn. Người nông dân tự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Đặc điểm của nông thôn mới là gì?
Nông thôn được cấu trúc dựa trên nền tảng của làng, xã truyền thống, có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.
Bên cạnh những làng nghề truyền thống, những ngành nghề gắn với quá trình công nghiệp hóa dần được hình thành và phát triển.
Về văn hóa, xã hội những giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy từ đó tạo động lực mới cho phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại với môi trường ngày càng được gìn giữ, tái tạo.
Dân chủ cơ sở ở nông thôn ngày càng được phát huy mạnh mẽ, đi vào thực chất, người dân là một trong những chủ thể có vai trò quyết định đối với xây dựng nông thôn mới.
Chương trình xây dựng nông thôn mới hiện được thực hiện theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó dân tự làm là chính, nhà nước là người hỗ trợ nhưng cần đáp ứng được các mục tiêu của phát triển kinh tế- xã hội và bị quyết định bởi quản lý nhà nước.
Việc xây dựng nông thôn mới hiện nay bị ràng buộc bởi các tiêu chí chung của nông thôn mới nhưng mang nặng tính đặc thù của từng địa phương do bị quy định, chi phối bởi các đặc điểm làng, xã truyền thống và nhiều ràng buộc khác.
Vai trò của nông thôn mới trong điều kiện hiện nay
Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập với khu vực và thế giới. Để làm được điều này, cơ sở hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn bán,..Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích thích mọi người tham gia vào thị trường và hạn chế rủi ro nông dân.
Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng trong đó tập trung xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành, ứng dụng những tiến bộ khoa học- công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn.
Về chính trị: Phát huy dân chủ trên tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý và phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa quy chế dân chủ cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể và tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.
Văn hóa- xã hội: Nông thôn mới giúp xây dựng dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự chủ trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư giúp nhau xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Về con người: Nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn mới là người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có, là nông dân kết tinh các tư cách của công dân, thể nhân, dân của làng,…
Có kế hoạch, chương trình và lộ trình xây dựng người nông dân nông thôn thành người nông dân sản xuất hàng hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, là nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn mới quyết định thành công của mọi cải cách ở nông thôn. Người nông dân và các cộng đồng nông thôn là trung tâm của chiến lược phát triển nông nghiệp.
Về môi trường: Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng và củng cố, bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước,…
Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò của mô hình nông thôn mới có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau.
Khái niệm: Xây dựng nông thôn mới là gì?
Xây dựng nông thôn mới là việc thực hiện các chương trình phát triển toàn diện, vững chắc nông nghiệp, nông dân và nông thôn để nâng cao đời sống người dân và sự phát triển. Đó là quá trình thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có hàm ý là tạo ra những con người mới có văn hóa trong môi trường nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới gồm tất cả các vấn đề gắn với đời sống của người dân và môi trường, không gian sống ở khu vực nông thôn, là quá trình ổn định, bền vững trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu trọng tâm là nâng cao đời sống dân cư tại cộng đồng và được sống trong xã hội nông thôn năng động, văn hóa hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống và môi trường được bảo vệ.
Mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế – xã hội
Nông thôn mới là nơi lưu giữ, phát triển các ngành nghề truyền thống với sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của các làng nghề vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn.
Hoạt động xây dựng nông thôn mới là hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, nông thôn mới được xây dựng thành công sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Quan điểm mới về xây dựng nông thôn mới ra đời khi chúng ta khẳng định nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế nhiều thành phần.
Phát triển kinh tế- xã hội là nội hàm cơ bản trong xây dựng nông thôn mới nên phát triển kinh tế- xã hội là nội dung cơ bản của xây dựng nông thôn mới.
Trên phương diện kinh tế, nông thôn mới là khu vực quan trọng cung cấp nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội. Xu hướng chung ở nước ta là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động làm xuất hiện khả năng thiếu lao động ở khu vực thành thị và thu hút lao động vào các hoạt động dịch vụ. Kinh tế nông thôn phát triển tạo nhiều việc làm cho nông dân tại nông thôn, hạn chế làn sóng lao động dư thừa.
Trên phương diện văn hóa, bên cạnh văn hóa làng, xã cổ truyền, ở nông thôn đã xuất hiện các yếu tố văn hóa đô thị trong đó có các yếu tố mới mẻ, hiện đại làm cho văn hóa làng quê có những sắc thái mới.
Về môi trường, nông thôn nước ta chiếm đại đa số tài nguyên thiên nhiên là kho tang về giá trị kinh tế- xã hội. Do đó, giải phóng được sức sản xuất, khai thác tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quyết định trong việc tạo tiền đề cần thiết cho phát triển kinh tế- xã hội.
Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nông thôn là cơ sở vững chắc cho quá trình chuyển biến từ xã hội nông nghiệp lạc hậu sang xã hội công nghiệp hiện đại.
Trên đây là những nội dung cơ bản xoay quanh khái niệm nông thôn mới là gì? Xây dựng nông thôn mới là gì? Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Xây dựng nông thôn mới đang là một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình phát triển đất nước, đảm bảo một xã hội văn minh, hiện đại và công bằng.