Mục lục là một phần bắt buộc cần phải có trong bất kỳ bài nghiên cứu học thuật nào nói chung và trong tiểu luận nói riêng. Mục đích của phần mục lục tiểu luận là giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chính của bài luận, tra cứu thông tin bài luận một cách nhanh chóng. Chính vì thế, khi làm mục lục cho tiểu luận, cần đảm bảo tính khoa học, logic và độ chính xác tuyệt đối. Hiện nay, người dùng có thể dễ dàng tạo mục lục tự động trong Microsoft Word. Tuy nhiên, đối với những bạn sinh viên lần đầu viết tiểu luận, không phải ai cũng biết cách tạo tạo mục lục tự động. Trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ hướng dẫn chi tiết các bước làm mục lục của một bài tiểu luận. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục tiểu luận là gì?
Mục lục tiểu luận là một phần tóm tắt nội dung chính của bài tiểu luận. Mục lục là nơi bạn liệt kê các chương và phần chính của bài tiểu luận của mình, cùng với số trang của chúng. Mục lục được trình bày một cách logic, khoa học giúp người đọc có thể năm bắt nhanh cấu trúc và nội dung chính của bài luận. Đồng thời, nó còn đóng vai trò như một hướng dẫn điều hướng để giúp người đọc tìm thấy những phần cụ thể mà họ đang tìm kiếm. Theo nguyên tắc thông thường trong cấu trúc của bài tiểu luận, phần mục lục của tiểu luận sẽ được đặt ở đầu bài luận, ngay sau phần lời nói đầu và lời cảm ơn. Không có quy định về độ dài phần mục lục, tuy nhiên mục lục thường được trình bày gói gọn trong tối đa 2 trang giấy.
Vai trò của mục lục trong bài tiểu luận
- Mục lục giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về nội dung chính của bài tiểu luận. Nó giúp người đọc nắm bắt nhanh về chủ đề chính mà bài luận đề cập. Đồng thời, thông qua phần mục lục, người đọc cũng hiểu được cách người viết bài viết tổ chức các luận điểm, luận cứ của mình như thế nào.
- Mục lục bài tiểu luận giúp người đọc có thể truy cập nhanh đến phần nội dung mà họ quan tâm bằng cách tra cứu nội dung và số trang tương ứng với nội dung đó trong mục lục.
- Mục lục giúp tăng tính chuyên nghiệp cho bài tiểu luận. Một phần mục lục được trình bày khoa học, logic và được định dạng tốt sẽ gây ấn tượng tốt đối với người đọc về tính chuyên nghiệp,
Những nội dung cần đưa vào mục lục tiểu luận
Tùy thuộc vào độ dài và nội dung của bài tiểu luận, bạn có thể lựa chọn mục lục một cấp, hai cấp hoặc đa cấp.
Mục lục một cấp chỉ bao gồm tiêu đề hoặc chương cấp 1. Đây là kiểu mục lục đơn giản nhất, tuy nhiên đối với bài tiểu luận dài có nhiều tiểu mục nhỏ thì loại mục lục này có thể sẽ không cung cấp đủ thông tin cho người đọc.
Mục lục cấp hai là loại mục lục được chia nhỏ bao gồm các chương và nội dung chính trong từng chương. Kiểu mục lục này sẽ chỉ ra cho người đọc thấy được mỗi chương trong bài tiểu luạn của bạn chứa đựng những nội dung gì. Đây là một trong những mẫu mục lục thường được lựa chọn cho bài tiểu luận.
Mục lục đa cấp là loại mục lục chi tiết hơn so với mục lục một cấp và mục lục hai cấp. Loại mục lục này giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm các nội dung một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc show ra quá nhiều nội dung có thể khiến cho mục lục của bạn trở nên lộn xộn, khó xem, chính vì vậy hay cân nhắc và cẩn trọng khi sử dụng loại mục lục này.
Có nên đưa phụ lục và bảng vào mục lục? Việc bạn có bao gồm các bảng và số liệu hay không phụ thuộc phần lớn vào số lượng có trong bài luận của mình. Nếu có nhiều hơn ba hình và bảng, bạn có thể cân nhắc việc liệt kê chúng trên một trang riêng. Nếu không, bạn có thể đưa từng mục vào mục lục.
Những nội dung không nên đưa vào phần mục lục tiểu luận
Tất cả các tiêu đề cấp 1 và cấp 2 phải được đưa vào mục lục tiểu luận. Đối với các tiêu đề cấp 3 bạn không nên đưa vào trong mục lục. Ngoài ra, một số nội dung không bao giờ nên được đưa vào mục lục bao gồm:
- Trang bìa
- Lời cảm ơn
- Bản thân mục lục
Hướng dẫn tạo mục lục tiểu luận tự động trong Microsoft Word 2016
Mục lục sẽ được tạo sau khi luận văn của bạn được hoàn thiện về nội dung. Khi soạn thảo tiểu luận với Microsoft Word, bạn hoàn toàn có thể tạo nhanh mục lục cho bài tiểu luận chỉ với 03 bước:
Bước 1: Bật Navigation Pane để dễ quan sát
Trên thanh công cụ nhấn vào View > tích chọn Navigation Pane
Thanh Navigation xuất hiện. Tại đây bạn có thể dễ dàng theo dõi tất cả các đề mục mà bạn làm
Bước 2: Tạo mẫu (Style)
Trước khi tạo mẫu, việc quan trọng là bạn cần phải định hình được khung mục lục trong tưởng tượng sẽ bao gồm những nội dung gì. Ví dụ: Chương, Mục, Mục con… và cách trình bày ví dụ như In đậm, viết in hoa, khoảng cách dòng…
Cách thực hiện:
Bôi đậm nội dung cần thêm vào mục lục, nhấp chuột phải > Styles > Create a Style
Hộp thoại Create New Style form Formatting xuất hiện, hãy đổi tên cho mẫu tại ô Name. Nên chọn các tên đơn giản.
Tiếp theo nhấp vào ô Modify… Tiếp theo, tại hộp thoại Create New Style form Formatting, ta sẽ thay đổi các thông số ở phần Formatting như In đậm, căn đều; tích chọn Automatically update.
Nhấp vào ô Format > Paragraph, hộp thoại Paragraph xuất hiện, tại đây ở phần Outline level, chọn Level 1 vì nó là Level khởi đầu. Tại phần Spacing, thay đổi các thông số Before, After, Line spacing, At theo quy định của trường đại học. Nếu trong quy định của trường đại học của bạn không có các quy chuẩn này, bạn có thể chọn thông số như sau: Before: 6pt, After: 6pt, Line spacing: Multiple, At: 1.3 > OK
Sau khi tạo xong mẫu, bạn có thể dễ dàng copy mẫu cho các nội dung cùng cấp khác bằng cách bôi đen nội dung > Styles chọn Mẫu vừa tạo.
Làm tương tự để tạo thêm các mẫu đối với cấp nhỏ hơn.
Lưu ý ở phần Outline level chọn Level 2; Level 3… tương ứng với từng cấp.
Bước 3: Xuất mục lục:
Đặt chuột tại vị trí cần tạo mục lục. Trên thanh công cụ chọn References > Custom Table of Contents. Tại hộp thoại Table of Contents ta có thể tùy chỉnh nhiều thông số quan trọng. Ví dụ như chọn show ra bao nhiêu cấp độ tại Show levels. Sau khi đã điều chỉnh xong, nhấp OK để xuất bảng mục lục.
Cập nhật mục lục tiểu luận trong Microsoft Word
Sau khi hoàn thành mục lục, trong quá trình kiểm tra lại bài tiểu luận trước khi nộp, bạn thay đổi nội dung có thể làm mục lục bị sai về nội dung, số trang không khớp chính xác. Mục lục là ảnh chụp nhanh các tiêu đề và số trang trong tài liệu của bạn và không tự động cập nhật khi bạn thực hiện thay đổi. Do vậy, hãy chắc chắn rằng mục lục của bạn được cập nhật lại sau mỗi lần sửa đổi nội dung tiểu luận.
Thật dễ dàng để tự động cập nhật số trang của bạn trong Microsoft Word. Chỉ cần nhấp chuột phải vào mục lục và chọn Update Field > Nhấp chọn Update entire table/ Update page numbers only > OK. Bạn có thể chọn chỉ cập nhật số trang hoặc cập nhật tất cả thông tin trong mục lục của mình.
Trên đây, Luận Văn Beta đã hướng dẫn đến bạn đọc cách làm mục lục tiểu luận đơn giản với Microsoft Word. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi nếu như bạn cần sự hỗ trợ với bài tiểu luận của mình nhé!