Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Cách Viết Lý Do Chọn Đề Tài Cho Bài Tiểu Luận, Luận Văn

Cách Viết Lý Do Chọn Đề Tài Cho Bài Tiểu Luận, Luận Văn

Đăng ngày
11 Tháng Bảy, 2024

Lý do chọn đề tài là một trong những nội dung nằm trong phần mở bài không thể thiếu đối với một bài tiểu luận hay luận văn. Lý do chọn đề tài sẽ cho chúng ta biết vì sao tác giả lại lựa chọn nghiên cứu đề tài hay vấn đề mà người viết đề cập trong toàn bộ bài viết. Thông qua việc đọc phần này, chúng ta có thể nắm bắt được những nội dung chính mà người viết sẽ trình bày từ đó nắm bắt vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ hướng dẫn bạn cách để viết phần lý do chọn đề tài tiểu luận, luận văn đúng trọng tâm, thu hút đọc giả. Cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Lý do chọn đề tài là gì?

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, lý do chọn đề tài đóng vai trò nền tảng, góp phần định hướng và thu hút sự quan tâm của người đọc đối với bài tiểu luận hay luận văn. Đây là phần mở đầu quan trọng, nơi tác giả trình bày một cách logic và thuyết phục lý do tại sao họ lựa chọn nghiên cứu chủ đề cụ thể này.

Tầm quan trọng của lý do chọn đề tài:

  • Thiết lập định hướng nghiên cứu: Lý do chọn đề tài giúp người đọc nắm bắt được mục tiêu, phạm vi và trọng tâm nghiên cứu của bài viết, tạo nền tảng cho việc tiếp thu các nội dung tiếp theo.
  • Thể hiện tính thuyết phục khoa học: Giải thích rõ ràng và súc tích lý do lựa chọn đề tài giúp chứng minh tính mới mẻ, giá trị khoa học và tầm quan trọng thực tiễn của nghiên cứu.
  • Gây ấn tượng ban đầu chuyên nghiệp: Một lý do chọn đề tài được xây dựng bài bản, logic sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, thể hiện sự chuyên nghiệp và tâm huyết của tác giả đối với đề tài nghiên cứu.

Lý do chọn đề tài nằm ở phần đầu của bài luận, sẽ quyết định bài viết có thực sự gây được ấn tượng và thôi thúc người đọc dõi theo các nội dung tiếp theo của bài viết hay không. Do đó, để viết phần này cần sự đầu tư và trình bày nội dung súc tích, rõ ràng.

Lý do chọn đề tài là bước đệm quan trọng để dẫn dắt người đọc vào nội dung chính của bài tiểu luận hay luận văn. Bằng cách đầu tư thời gian và công sức để xây dựng phần này một cách logic, súc tích, khoa học và thể hiện tính chuyên nghiệp, tác giả có thể thu hút sự chú ý, khơi gợi hứng thú và tạo ấn tượng ban đầu tích cực với người đọc. Việc thể hiện kiến thức chuyên môn một cách bài bản sẽ càng khẳng định năng lực nghiên cứu và trình độ học thuật của tác giả.

ly do chon de tai luanvanbeta
Lý do chọn đề tài trong tiểu luận, luận văn là gì?

Hai cách viết lý do chọn đề tài trong tiểu luận, luận văn

Sau khi xác định được đề tài, việc trình bày lý do chọn đề tài một cách thuyết phục là vô cùng quan trọng, nhằm thể hiện tầm quan trọng và sức hút của đề tài nghiên cứu. Có hai cách viết phần lý do chọn đề tài phổ biến bao gồm: Phong cách trực tiếp và phong cách gián tiếp.

Viết lý do chọn đề tài theo phong cách trực tiếp:

Viết lý do chọn đề tài theo cách trực tiếp là cách phổ biến nhất thường được các bạn nghiên cứu lựa chọn vì tính đơn giản và đề cập đến nội dung chính. Người viết không cần mất quá nhiều thời gian mà có thể triển khai nội dung cách ngắn gọn. Cách viết: Phân tích bối cảnh, thực trạng, những vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài để làm rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu. Chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, niềm đam mê bản thân liên quan đến đề tài, thể hiện sự gắn kết và tâm huyết của người viết đối với vấn đề nghiên cứu. Nêu rõ mục tiêu cụ thể mà người viết muốn đạt được thông qua nghiên cứu, góp phần khẳng định giá trị và đóng góp của đề tài.

Ưu điểm:

  • Phong cách trực tiếp giúp trình bày súc tích, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề chính, tiết kiệm thời gian và công sức cho người viết.
  • Việc trình bày theo trình tự rõ ràng, logic giúp người đọc dễ dàng nắm bắt các luận điểm chính, tạo sự tin tưởng và chuyên nghiệp.

Nhược điểm:

  • Cách trình bày trực tiếp có thể khiến bài viết trở nên nhàm chán, thiếu đi sự thu hút và kích thích tư duy cho người đọc.
  • Phong cách này hạn chế sự sáng tạo trong cách diễn đạt, dẫn đến việc khó tạo dấu ấn riêng cho bài luận.

Ví dụ:

Lý do chọn đề tài “Phân tích tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022”

“Đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã gây ra những ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt đời sống, trong đó có ngành du lịch. Ngành du lịch Việt Nam cũng không ngoại lệ, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức chưa từng có. Do vậy, nghiên cứu đề tài này là vô cùng cấp thiết để đánh giá tác động toàn diện của đại dịch đến ngành du lịch, đồng thời đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển ngành du lịch trong giai đoạn hậu COVID-19. Là một người quan tâm đến lĩnh vực du lịch và luôn mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành, tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn cung cấp những kiến thức và thông tin hữu ích cho việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch trong bối cảnh mới.”

Viết lý do chọn đề tài theo phong cách gián tiếp:

Nếu viết lý do chọn đề tài theo cách gián tiếp, bạn sẽ được thoải mái sáng tạo trong cách diễn đạt từ đó gây ấn tượng với đọc giả và không gây nhàm chán. Bạn có thể bắt đầu phần lý do chọn đề tài bằng một câu chuyện, ví dụ minh họa: Sử dụng những câu chuyện, ví dụ thực tế liên quan đến đề tài để thu hút sự chú ý của người đọc, tạo sự kết nối và đồng cảm với vấn đề nghiên cứu. Thay vì khẳng định trực tiếp, hãy đặt ra những câu hỏi gợi mở để kích thích tư duy, khuyến khích người đọc suy ngẫm và tự khám phá câu trả lời. Dẫn chứng bằng các số liệu, thống kê cụ thể, chính xác sẽ giúp tăng tính thuyết phục cho luận điểm, khẳng định tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu. Trích dẫn ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực liên quan sẽ giúp củng cố luận điểm, tăng độ tin cậy cho bài viết…

Ưu điểm:

  • Việc sử dụng những câu chuyện, ví dụ minh họa, số liệu thống kê,… sẽ giúp thu hút sự chú ý của người đọc, tạo sự hứng thú và tò mò để họ tiếp tục tìm hiểu nội dung bài viết.
  • Đặt ra những câu hỏi gợi mở, sử dụng những luận điểm mới mẻ sẽ giúp khơi gợi tư duy, khuyến khích người đọc suy ngẫm và tham gia vào việc khám phá vấn đề nghiên cứu.
  • Dẫn chứng bằng các số liệu, thống kê khoa học sẽ giúp tăng tính thuyết phục cho luận điểm, khẳng định giá trị và tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu.

Nhược điểm:

  • Phong cách gián tiếp đòi hỏi người viết phải có khả năng sáng tạo, tư duy logic và kỹ năng lập luận chặt chẽ để đảm bảo sự liên kết và dẫn dắt người đọc hiệu quả, tránh lạc đề
  • Việc sử dụng số liệu, thống kê đòi hỏi độ chính xác cao, tránh sai sót để đảm bảo uy tín và tính thuyết phục cho bài luận

Ví dụ:

Lý do chọn đề tài “Tác động của mạng xã hội đến tâm lý thanh thiếu niên Việt Nam”

“Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của mạng xã hội như lo âu, trầm cảm, cô lập,… Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các nước phương Tây, do vậy, việc nghiên cứu tác động của mạng xã hội đến tâm lý thanh thiếu niên Việt Nam là vô cùng cần thiết để có những đánh giá chính xác và đưa ra giải pháp phù hợp cho nhóm đối tượng này. Là một người quan tâm đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên và mong muốn góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn cho các em, tôi lựa chọn đề tài này với hy vọng mang đến những thông tin hữu ích cho phụ huynh, nhà giáo dục và các tổ chức liên quan trong việc giáo dục và định hướng thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và an toàn.”

Lưu ý khi viết lý do chọn đề tài:

Ngắn gọn, súc tích:

  • Sử dụng ngôn ngữ khoa học, chính xác, tránh mơ hồ, hoa mỹ.
  • Câu cú rõ ràng, mạch lạc, logic chặt chẽ.
  • Diễn đạt súc tích, đi thẳng vào trọng tâm.
  • Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành một cách hợp lý, thể hiện sự hiểu biết chuyên môn.
  • Tránh sử dụng các từ ngữ mang tính cá nhân, cảm xúc.
  • Sử dụng các số liệu thống kê, dữ liệu khoa học để tăng tính thuyết phục.
  • Trích dẫn ý kiến của các chuyên gia, học giả uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu.
  • Tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan.
  • Đảm bảo tính logic, chặt chẽ trong lập luận và trình bày.

2. Đúng trọng tâm đề tài:

  • Nêu bật tầm quan trọng, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
  • Làm rõ tính mới, tính sáng tạo của đề tài.
  • Khẳng định giá trị khoa học, thực tiễn của đề tài.
  • Nêu rõ mục đích, phạm vi nghiên cứu.
  • Giới thiệu sơ lược phương pháp nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm:

» Dịch vụ viết thuê tiểu luận trọn gói, báo giá miễn phí

Những mẫu lý do chọn đề tài tiểu luận, luận văn hay và ấn tượng

Mẫu 01: Lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ truyền thông Marketing

Tên đề tài: “Truyền thông Marketing tích hợp sản phẩm thiết bị y tế tại Tổng công ty cổ phần y tế Danameco Đà Nẵng”

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, hoạt động Marketing và hoạt động truyền thông Marketing được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng các doanh nghiệp không hiểu rõ bản chất của các hoạt động này mà chỉ làm dựa trên kinh nghiệm của bản thân và các công ty đi trước nên chưa phát huy được hết tác dụng của nó. Để nhận thức đúng và sử dụng các công cụ truyền thông khoa học và phát huy hết ưu điểm của nó là một việc làm khó khăn, tốn nhiều công sức và thời gian.

Cạnh tranh trên thị trường ngày một quyết liệt cùng với đó là các khái niệm kinh doanh không ngừng được hoàn thiện và luôn thay đổi. Sự phát triển công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin đã xóa đi rào cản về không gian và địa lý. Khách hàng giờ có nhiều quyền hơn trước. Nhờ đó, họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn từ đó cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Vì vậy, để kích thích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, công ty phải thuyết phục và chứng minh cho người tiêu dùng thấy tính ưu việt của sản phẩm của mình so với các sản phẩm của các công ty khác. Không những thế, công ty còn phải xây dựng quan hệ khách hàng để đảm bảo sự ổn định của thị trường và xây dựng hình ảnh công ty thân thiện với khách hàng. Vì thế, hoạt động marketing trở nên quan trọng đối với công ty, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty, hướng công ty đến thành công, phát huy nỗ lực hiện có để tạo nên lợi thế cạnh tranh và phát triển cách bền vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

Tại các công ty hàng đầu trên thế giới, marketing không chỉ là một hoạt động kinh doanh mà còn là triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động công ty trong việc phát hiện, đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Lợi thế cạnh tranh từ marketing chỉ có thể có được từ năng lực marketing của cả công ty.

Tổng công ty cổ phần y tế Danameco là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc, thiết bị, vật tư y tế,…Truyền thông marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong quảng bá sản phẩm, thu hút và duy trì lòng trung thành của khách hàng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chương trình marketing của công ty chưa tạo được ấn tượng ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, chưa có tính sáng tạo và còn nhiều bất cập về tính cách về marketing. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Truyền thông Marketing tích hợp sản phẩm thiết bị y tế tại Tổng công ty cổ phần y tế Danameco Đà Nẵng.”

Mẫu 02: Lý do chọn đề tài tiểu luận kinh tế vĩ mô

Tên đề tài: “Lạm phát tại các nước đang phát triển”

mau-ly-do-chon-de-tai-tieu-luan-01-luanvanbeta
Lý do chọn đề tài tiểu luận lạm phát tại các nước đang phát triển

Mẫu 03: Lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm

Tên đề tài: “Tổ chức dạy học STEM chủ đề “năng lượng” cho học sinh trung học cơ sở”

Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay với cuộc cách mạng 4.0 đã khiến mọi thứ hầu như đều được số hóa. Kết nối mọi thứ từ con người đến thực thể lưu trữ một dữ liệu lớn và phức tạp. Nhu cầu sử dụng lao động làm việc cũng thay đổi, theo đó máy tính sẽ thay thế con người trong khoảng 60% công việc vào năm 2030,… để đáp ứng được điều đó, học sinh cần có các kỹ năng để thành công cho mình, cần sự chuẩn bị về công nghệ, sự đổi mới. Vai trò STEM trong giáo dục là rất quan trọng.

Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục mới rất được chú trọng trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, STEM cũng là định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây. Sự tách rời 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học là một rào cản lớn của giáo dục hiện đại. Giáo dục STEM trong nhà trường tạo cho học sinh những kỹ năng đáp ứng cho cách mạng 4.0 hiện nay, giúp tạo ra sự liên ngành giữa các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để học sinh có những trải nghiệm thực tế gắn với cuộc sống. Việc dạy và học STEM kích thích tư duy học sinh, tăng tính hứng thú học tập và giúp học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức được học tạo sự liên hệ kiến thức liên môn. Mục tiêu của STEM là giúp học sinh hình thành những năng lực riêng, những kỹ năng phục vụ cho thực tế công việc.

Những năm gần đây, theo sử chỉ đạo hướng nghiệp của chính phủ nên đã có sự phân luồng học sinh ngay từ sớm. Bên cạnh đó, Vật lý là ngành khoa học nền tảng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tổ chức dạy học STEM chủ đề “năng lượng” cho học sinh trung học cơ sở”

Mẫu 04: Lý do chọn đề tài tiểu luận khoa học môi trường

Tên đề tài: “Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường không khí tỉnh Hà Nam”

Con người sống trên trái đất đa phần không thể nhịn thở quá một phút, điều này cho thấy tầm quan trọng của không khí đối với cuộc sống loài người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thì chất lượng môi trường không khí ở nước ta ngày càng suy giảm.

Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, trong đó ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đường hô hấp và hệ tim mạch. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí đối với sức khỏe cộng đồng nên công tác quan trắc môi trường không khí đặc biệt tại các đô thị được chú trọng. Số liệu quan trắc này là số liệu điều tra cơ bản sẽ đóng góp một phần hỗ trợ cho kế hoạch, chính sách quản lý môi trường.

Ở Việt Nam có hai hình thức quan trắc môi trường không khí là quan trắc tự động và quan trắc định kỳ. Trong đó, hệ thống quan trắc môi trường không khí tự động tập trung tại các thành phố lớn, còn lại đa phần là quan trắc môi trường theo hình thức định kỳ. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố trong cả nước phải tiến hành xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nhưng hiện tại phần lớn các tỉnh thành chưa có quy hoạch mạng lưới điểm quan trắc môi trường trong đó có môi trường không khí.

Trên địa bàn Hà nam đã và đang hình thành những KCN, CCN vừa và nhỏ, các làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh. Hoạt động của các loại hình bên cạnh hoạt động giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí là việc làm cần được xem xét cách toàn diện.

Hiện tại, hệ thống quan trắc môi trường không khí của tỉnh Hà Nam còn nhiều bất cập, chưa tuân thủ và đáp ứng yêu cầu về số lượng các thông số quan trắc, tần suất quan trắc và công tác quản lý,…nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu thập và quản lý thông tin.

Mẫu 05: Lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ chính trị học

Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả- Nghiên cứu trường hợp huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”

Trong đời sống, hệ thống chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng nên việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính trị có cấu trúc hợp lý, hoạt động hiệu lực và hiệu quả là điều cần thiết đối với mỗi quốc gia.

Bên cạnh đó, nghiên cứu về hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành chính trị học. Thành tố nhà nước trong hệ thống chính trị xuất hiện nhiều hơn trong những định nghĩa mang tính chính trị học. Cấu trúc hệ thống chính trị là nội dung nổi bật trong lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản.

Từ trước đến nay, hệ thống chính trị Việt Nam luôn nỗ lực cải thiện và đạt được những thành tựu tốt đẹp trong bảo vệ, đổi mới, phát triển đất nước. Tuy nhiên, hệ thống chính trị Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới bộ máy, cải thiện năng lực hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối ngoại. Vì vậy, hệ thống chính trị Việt nam luôn phải được quan tâm, nghiên cứu và củng cố để phát huy những truyền thống tốt đẹp, lịch sử anh hùng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và nâng cao địa vị đất nước.

Hệ thống chính trị cấp huyện là hệ thống chính trị địa phương giống như cầu nối giữa trung ương với nhân dân nên đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội. Việc nghiên cứu hệ thống chính trị cấp huyện cần được phân tích cực thể hơn về lý thuyết, thực trạng và chỉ ra chi tiết các giải pháp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả.

Huyện Lâm Thao là huyện khá tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ. Việc nghiên cứu hệ thống chính trị Việt Nam nói chung và hệ thống chính trị huyện Lâm Thao nói riêng có tính khả thi cao.

Trên đây là những lưu ý khi viết lý do chọn đề tài luận văn, tiêu luận cũng như một số mẫu mà các bạn có thể đọc và tham khảo. Luận Văn Beta hy vọng các bạn sẽ có một sự chuẩn bị thật tốt trước khi bắt tay vào thực hiện bài nghiên cứu của mình và đạt số điểm mong muốn nhé.

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận