Hoạt động công chứng là một trong những hoạt động pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia giao dịch liên quan đến kinh tế, dân sự. Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng luôn được ưu tiên và nhận sự quan tâm của dư luận. Hôm nay, Luận Văn Beta đã tổng hợp lại một số đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng hay để các bạn có thể đọc và tham khảo.
Vì sao chọn viết luận văn thạc sĩ về công chứng?
Công chứng là một trong những chủ đề được rất nhiều sinh viên/ học viên cao học theo học các chuyên ngành luật học, luật kinh tế, luật hiến pháp và luật hành chính… lựa chọn làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ của mình. Bởi trong thực tế, có rất nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh liên quan đến hoạt động công chứng, về thực hiện pháp luật công chứng, bồi thường thiệt hại của công chứng viên, quản lý nhà nước của công chứng viên… cần có những phương hướng, giải pháp giải quyết. Để giúp bạn đọc có thể hoàn thành tốt bài luận văn về công chứng của mình, trong bài viết này, Luận Văn Beta đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng mới nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng những bài luận văn mẫu này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bạn hoàn thành tốt hơn bài luận của mình cả về mặt nội dung và hình thức trình bày. Cùng tham khảo ngay bây giờ nhé!
Ngoài ra, Luận Văn Beta hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn áp dụng cho mọi chuyên ngành học. Nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận văn thạc sĩ về công chứng của mình hoặc bạn có nhu cầu thuê viết luận văn thạc sĩ, hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn chuyên nghiệp của chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ nhận về một bài luận hoàn hảo như ý với mức giá vô cùng hợp lý! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/7!
Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng mới nhất, tải miễn phí
Luận văn thạc sĩ về công chứng: “Giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật Việt Nam”
Tính cấp thiết của đề tài:
Công chứng trên thế giới có nguồn gốc từ lâu trải qua những thăng trầm vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, thể hiện rõ không chỉ trong các mối quan hệ về bất động sản, kinh doanh mà còn trong các quan hệ gia đình, thừa kế. Theo đó, do có nhiều yếu tố trong các mối quan hệ trên tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều, khi đó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như mất thời gian, chi phí, tổn hại uy tín, danh dự,….Vậy cơ chế nào cần được hình thành và phát triển để có thể ngăn ngừa, ngăn chặn tranh chấp phát sinh trong các mối quan hệ này. Đây là vấn đề đang được tranh luận sôi nổi với nhiều quan niệm khác nhua và được quan tâm bởi các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu và bởi các công chứng viên cũng như những người làm công tác trong lĩnh vực công chứng.
Song song với chính sách phát triển kinh tế, các quốc gia bắt đầu chương trình cải cách thể chế hệ thống tư pháp và pháp luật, sự nảy sinh và phát triển mạnh mẽ nhưng quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại,…đòi hỏi sụ an toàn pháp lý cao và thể chế công chứng ở các nước phải nhanh chóng cải cách phù hợp với nền kinh tế thị trường. Trong đó, công chứng Việt Nam cũng cần cải cách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhanh chóng như hiện nay.
Công chứng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích duy trì trật tự pháp luật ổn định trong các giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch đồng thời duy trì tính ổn định trật tự xã hội. Việc tham gia các giao dịch của công chứng viên được thực hiện theo nhiều cách khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là thể hiện dưới một hình thức chung nhất là hợp đồng, giao dịch đã được công chứng hay còn gọi là văn bản công chứng.
Mỗi quốc gia sẽ thể hiện văn bản công chứng khác nhau nhựng việc quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng là giá trị cốt lõi trong pháp luật về công chứng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng vẫn còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế để thực hiện trên thực tế,….Việc nghiên cứu giá trị pháp lý của văn bản công chứng để làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật là nhu cầu cần thiết. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài “Giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật Việt Nam”.
Tải miễn phí Đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng Giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ về công chứng: “Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”
Hoạt động công chứng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội. Dưới góc độ các giao dịch dân sự, văn bản công chứng là một trong những công cụ pháp lý không thể thiếu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, ngăn ngừa tranh chấp và tạo ra sự ổn định trong các quan hệ giao dịch của tổ chức và cá nhân. Mặt khác, ở phương diện nhà nước, văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Chế định về công chứng được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 1995, luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành do đó văn bản được công chứng có giá trị giao kết công chứng viên với vai trò như một thẩm phán “phòng ngừa”, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, tổ chức trong các giao dịch. Đây cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp khi buộc các bên tham gia giao dịch phải xác nhận tính xác thực của hợp đồng, địa vị, trách nhiệm pháp lý trong tham gia giao dịch. Vì vậy, việc bắt buộc công chứng các hợp đồng kinh tế, dân sự buộc các bên tham gia có nghĩa vụ thi hành. Thông qua việc đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công chứng đóng vai trò tạo lập môi trường pháp lý tin cậy cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương mại và góp phần vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện Luật công chứng cho thấy hoạt động công chứng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Là một địa bàn thuộc khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 16 công chứng. Việc phát triển các văn phòng công chứng trong xu hướng xã hội hóa dịch vụ công trên địa bàn đã đặt ra những nội dung, yêu cầu quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng là cần thiết và quan trọng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”
Tải miễn phí Mẫu Luận văn thạc sĩ về công chứng Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
Luận văn thạc sĩ về công chứng: “Pháp luật về công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Cà Mau”
Thời gian quan, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật từng bước xã hội hóa công chứng để thực hiện hóa chủ trương hoàn thiện về chế định công chứng, góp phần cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hoạt động công chứng. Qua đó thấy rằng hoạt động công chứng, chứng thực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là việc xác thực các yêu cầu về giao dịch trong nền kinh tế thị trường để đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì quy định của pháp luật hiện hành đều yêu cầu phải được công chứng để tạo cơ sở pháp lý bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi tham gia các giao dịch.
Tuy nhiên, để vận dụng các quy định này vào thực tiễn đời sống xã hội còn nhiều khó khăn, bất cập và hạn chế. Ngoài ra, các văn bản pháp luật về công chứng trong lĩnh vực đất đai chưa thống nhất, còn nhiều mâu thuẫn nhất là trong quy định về thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch về thế chấp quyền sử dụng đất,…Trên thực tế nhiều địa phương nói chung và trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, đội ngũ công chứng tư pháp- hộ tịch còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại đảm nhiệm một lượng công việc khá cao. Vì vậy, để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó nội dung về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thì việc nghiên cứu pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là vấn đề cần thiết. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài “Pháp luật về công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Cà Mau”.
Luận văn thạc sĩ về công chứng: “Thực hiện pháp luật về công chứng- từ thực tiễn các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được luật pháp bảo đảm. Để xây dựng nhà nước pháp quyền ngoài việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ thì vấn đề là phải xây dựng được cơ chế an toàn và hiệu quả, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền công dân.
Vì vậy, từ lâu Nhà nước đã tồn tại một chế định pháp luật cho phép ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, phòng ngừa tranh chấp đó là chế định công chứng. Với chức năng mang lại tính xác thực, tính hợp pháp cho các giao dịch, pháp luật công chứng là công cụ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và qua đó nhà nước thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát đối với các giao dịch dân sự để đảm bảo tính ổn định trong xã hội và tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu tự do giao kết hợp đồng và chức năng quản lý của Nhà nước. Ngoài ra, trong quá trình tố tụng, hoạt động công chứng đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động xét xử của tòa án.
Xuất phát từ việc nhận thức rõ vai trò của pháp luật công chứng trong việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế và thương mại để phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật. Trong những năm qua, tại thành phố Hà Nội, việc thực hiện pháp luật công chứng được đông đảo người dân quan tâm khi thực hiện giao dịch dân sự. Là thành phố lớn với mật độ dân số đông nên có rất nhiều công việc giao dịch liên quan đến hoạt động công chứng nên việc ra đời các văn phòng công chứng góp phần đảm bảo sự chặt chẽ trong các giao dịch có tính pháp lý đối với người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động công chứng ở thành phố vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về công chứng- từ thực tiễn các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Link Download: Luận văn thạc sĩ về công chứng Thực hiện pháp luật về công chứng – từ thực tiễn các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn thạc sĩ về công chứng: “Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – thực trạng và giải pháp”
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch dân sự ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp nên đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp hữu hiệu để quản lý và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và cá nhân khi tham gia giao dịch. Một trong những biện pháp quản lý đối với các giao dịch dân sự là hoạt động công chứng. Công chứng có vai trò là thiết chế quản lý các hợp đồng, giao dịch, chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của văn bản, có giá trị thi hành không chỉ đối với các bên giao kết mà còn đối với các bên có liên quan khác để Nhà nước kiểm tra, giám sát, điều tiết cách khách quan, công minh và hiệu quả. Công chứng được coi là “lá chắn” phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch để giảm thiểu gánh nặng pháp lý cho tòa án trong việc giải quyết tranh chấp dân sự.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động công chứng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về công chứng. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, việc tăng số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng cũng làm phát sinh nhiều vấn đề. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động công chứng và đưa ra các giải pháp là yêu cầu cấp thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang- thực trạng và giải pháp”
Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ về Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – thực trạng và giải pháp
Trên đây là những luận văn thạc sĩ về công chứng được đánh giá cao về giá trị lý luận và liên hệ thực tiễn. Các bạn có thể sử dụng bài viết này như một tài liệu tham khảo để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài của mình một cách tốt nhất để đạt điểm cao nhé.