Trang chủ Tài liệu chuyên ngành List Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Sinh Học 2023, Tải Miễn Phí

List Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Sinh Học 2023, Tải Miễn Phí

Đăng ngày
1 Tháng Tám, 2023

Việc tham khảo và lựa chọn đúng đề tài có vai trò vô cùng quan trọng quyết định phần lớn đến điểm số khi làm luận văn thạc sĩ ở mọi chuyên ngành nói chung và luận văn thạc sĩ sinh học nói riêng. Trong series tổng hợp mẫu đề tài luận văn thạc sĩ ấn tượng của Luận Văn Beta, ở bài viết này chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến các bạn một số đề tài và mẫu luận văn thạc sĩ sinh học mới nhất, được hội đồng chuyên môn đánh giá cao. Hy vọng sẽ hữu ích dành cho bạn đọc. 

Tổng quan về thạc sĩ sinh học

Chương trình thạc sĩ sinh học là chương trình học cao học được thiết kế nhằm mang đến cho người học những kiến thức chuyên sâu về các khía cạnh khác nhau của sinh học. Ở chương trình học này, người học sẽ được đào tạo về các khái niệm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực này, từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể, chương trình thạc sĩ sinh học tập trung vào cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực trong sinh học như di truyền học, sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh thái học, và các chuyên ngành khác. Sinh viên sẽ hiểu rõ cấu trúc, chức năng và quy luật hoạt động của các hệ thống sinh học khác nhau. Chương trình thạc sĩ sinh học giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, từ việc thu thập dữ liệu và phân tích kết quả đến việc đưa ra những kết luận và phát hiện mới trong lĩnh vực sinh học. Sinh viên sẽ được đào tạo để thực hiện các phương pháp nghiên cứu tiên tiến và sáng tạo. Đồng thời, sinh viên thạc sĩ sinh học được thực hành trong phòng thí nghiệm và tham gia vào các dự án nghiên cứu thực tế. Điều này giúp họ áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế và phát triển kỹ năng làm việc trong môi trường nghiên cứu và công nghiệp. Thêm vào đó, chương trình thạc sĩ sinh học cho phép sinh viên lựa chọn chuyên ngành hoặc lĩnh vực cụ thể trong sinh học để nghiên cứu sâu hơn. Điều này giúp sinh viên trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ và đóng góp vào tiến bộ của ngành sinh học.

Chương trình thạc sĩ sinh học thường có sự đa dạng về chuyên ngành và chương trình học. Dưới đây là một số chủ đề và chuyên ngành phổ biến trong chương trình thạc sĩ sinh học:

  • Sinh học phân tử và di truyền: Tập trung vào nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và quy luật di truyền của tế bào và vi khuẩn. Các chuyên ngành bao gồm di truyền phân tử, genomics, và protein học.
  • Sinh học tế bào: Tập trung vào nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và cơ chế hoạt động của tế bào, cũng như cách tế bào tương tác với nhau và môi trường xung quanh.
  • Sinh học học dịch tử: Nghiên cứu về cơ chế và quy luật của sự biểu hiện gen và cách thông tin gen được dịch và phiên mã để tạo ra các sản phẩm protein và RNA.
  • Sinh thái học và sinh học môi trường: Tập trung vào nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hệ sinh thái và tác động của con người đến môi trường.
  • Sinh học ung thư: Nghiên cứu về cơ chế tạo ra và phát triển ung thư, cũng như tìm kiếm các phương pháp điều trị tiềm năng.
  • Sinh học sự sống và nghiên cứu dược phẩm: Tập trung vào nghiên cứu về các quy trình cơ bản trong sự sống, bao gồm cả tìm hiểu cơ chế của bệnh lý và phát triển dược phẩm mới.

Chương trình thạc sĩ sinh học được thiết kế kết hợp giữa các khóa học lý thuyết, thực hành, và các dự án nghiên cứu. Sinh viên thường cần hoàn thành luận văn thạc sĩ hoặc dự án nghiên cứu để tốt nghiệp. Đặc biệt, để hoàn thành chương trình học, người học sẽ phải hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Luận văn thạc sĩ sinh học là một tài liệu nghiên cứu chi tiết và có tính chất chuyên sâu về một chủ đề cụ thể trong lĩnh vực sinh học. Đây là yêu cầu cuối cùng để hoàn thành chương trình thạc sĩ sinh học, và nó thể hiện khả năng nghiên cứu và đóng góp của sinh viên vào kiến thức trong lĩnh vực này. Ở phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc một số đề tài luận văn thạc sĩ sinh học mẫu, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu hơn cách thức triển khai, cách trình bày một bài luận chuẩn để đạt được điểm cao. Cùng tham khảo nhé!

luan van thac si sinh hoc luanvanbeta
Kho đề tài luận văn thạc sĩ sinh học mẫu, tải miễn phí

Kho đề tài luận văn thạc sĩ sinh học đạt điểm cao

Luận văn thạc sĩ sinh học: “Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn thô xanh dạng lỏng phục vụ chăn nuôi lợn”

mau de tai luan van thac si sinh hoc 01 luan van beta

Lý do chọn đề tài:

Nhằm mục đích nâng cao dinh dưỡng của các loại thức ăn thô xanh để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi thâm canh, việc áp dụng đồng thời công nghệ chế biến và lên men thích hợp là vô cùng cần thiết. Một số nghiên cứu đã sử dụng vật liệu thô xanh như: Bã rong riềng, bèo tây, cỏ voi, bã sắn, thân/ vỏ chuối… thay thế cho một phần ngũ cốc nhằm hạ giá thành thức ăn chăn nuôi, tăng tỷ lệ chất xơ cần sử dụng. Theo kết quả của các nghiên cứu này, trong các mẻ lên men thì hỗn thức ăn có thành phần
dinh dưỡng cân đối kết hợp với nước sẽ tạo ra hỗn hợp thức ăn lỏng (Liquid Feed, LF) cho lợn và không cần sử dụng thêm các loại thức ăn bổ sung (Scholten et al., 2002). Quá trình lên men thức ăn này có ưu điểm là giúp cho thức ăn không bị hỏng nhờ quá trình lên men lactic, thời gian lên men tương đối ngắn, dễ dàng kiểm soát và tạo ra loại LF có chất lượng tốt.

Nhóm vi sinh vật chủ yếu sử dụng trong công nghệ chế biến và lên men này bao gồm nấm men Lactobacillus spp, Saccharomyces cerevisiae, Bacillus spp… Việc bổ sung các loại vi khuẩn lactic (Pediococcus spp và Lactobacillus plantarum), nấm men và vi sinh vật khác vào môi trường lên men đồng thời giúp giảm pH của thức ăn, tăng lượng axit lactic giúp bảo quản thức ăn (Scholten et al., 2002) có thể cải thiện chất lượng của thức ăn được lên men tự nhiên. Bởi tầm quan trọng và tiềm năng ứng dụng vi sinh vật vào lên men thức ăn thô xanh trong chăn nuôi lợn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn thô xanh dạng lỏng phục vụ chăn nuôi lợn” với mục tiêu tuyển chọn các VSV phù hợp cho việc tạo chế phẩm để lên men chế biến thức ăn thô xanh (TATX) dạng lỏng cho chăn nuôi lợn.

Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ sinh học Nghiên cứu đặc tính sinh học của các vi sinh vật phù hợp cho lên men thức ăn thô xanh dạng lỏng phục vụ chăn nuôi lợn PDF

Luận văn thạc sĩ sinh học: “Phân lập, đánh giá đa dạng và khả năng sinh kháng sinh của xạ khuẩn nội sinh trên cây màng tang tại tỉnh Phú Thọ”

mau de tai luan van thac si sinh hoc 01 luanvanbeta

Lý do chọn đề tài:

Vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng thuốc kháng sinh là vấn đề nghiêm trọng và thu hút mối quan tâm lớn của cộng động. Do đó, việc nghiên cứu và lựa chọn các tác nhân kháng khuẩn mới từ tự nhiên là ưu tiên hàng đầu của các nhà khoa học và công ty dược phẩm trên thế giới. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm các nguồn hợp chất tự nhiên khác nhau để phát triển các loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu những tác dụng phụ đến sức khỏe người bệnh do một số thuốc tổng hợp hóa học gây ra.

Nhiều nghiên cứu chứng minh thực vật là một nguồn tự nhiên quan trọng trong điều trị các bệnh gây ra bởi vi sinh vật và hỗ trợ điều trị chống ung thư. Ví dụ, cây Màng Tang là cây bụi thuộc họ Lauraceae, loại cây này rất giàu tinh dầu, lượng tinh dầu tối đa là khoảng 5% trọng lượng tươi. Thành phần chính của tinh dầu có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa, diệt côn trùng,…Theo nghiên cứu, ước tính khoảng 70% các kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng trong y học lâm sàng hiện nay được chuyển sinh tổng hợp bởi xạ khuẩn. Gần đây, một số công bố cho thấy các hợp chất chuyển hóa thứ cấp do xạ khuẩn nội sinh tạo ra trên cây dược liệu có số lượng phong phú và đa dạng về chức năng như tính kháng vi sinh vật, chống oxi hóa, chống sốt rét,…Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về xạ khuẩn nội sinh trên cây Màng tang nói riêng và cây dược liệu nói chung ở Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân lập, đánh giá đa dạng và khả năng sinh kháng sinh của xạ khuẩn nội sinh trên cây màng tang tại tỉnh Phú Thọ”.

Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ sinh học Phân lập, đánh giá đa dạng và khả năng sinh kháng sinh của xạ khuẩn nội sinh trên cây màng tang tại tỉnh Phú Thọ PDF

Luận văn thạc sĩ sinh học: “Vận dụng quan điểm tiến hóa để tổ chức dạy học sinh thái học – sinh học 12 trung học phổ thông”

mau de tai luan van thac si sinh hoc 02 luanvanbeta

Tính cấp thiết của đề tài:

Nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học thể hiện các quan điểm sinh thái và tiến hóa. Các kiến thức sinh học trong chương trình trung học phổ thông được trình bày theo các cấp tổ chức sống, từ hệ nhỏ đến các hệ trung lên các hệ lớn. Chương trình sinh học 12 là lớp cuối cấp nên chủ yếu đề cập đến cấp độ cơ thể trở lên. Giữa các hệ với nhau đều có những mối quan hệ tương tác phức tạp, tạo nên những đặc trưng của mỗi cấp tổ chức.

Chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học thể hiện mối liên quan về kiến thức giữa các phân môn, các vấn đề luôn có quan hệ mật thiết như giữa tế bào học, sinh lý học, sinh thái học,…Sự phát triển mạnh mẽ của sinh thái học tập trung chủ yếu ở 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 20 nhưng sự tiến bộ đạt được trong khoảng 60 năm qua. Nghiệm vụ cơ bản của sinh thái học quần thể và sinh thái học quần xã là nghiên cứu sự tương tác qua lại giữa các sinh vật với ngoại cảnh cũng như quá trình hình thành các mối liên hệ đó. Như vậy, trong kiến thức về tiến hóa được tích hợp rất nhiều kiến thức sinh thái. Chương trình sinh học 12, kiến thức tiến hóa được giảng dạy trước kiến thức sinh thái nên việc vận dụng tiếp cận tiến hóa để rèn năng lực tư duy sinh thái là cần thiết và khả thi.

Tải ngay Luận văn thạc sĩ sinh học Vận dụng quan điểm tiến hóa để tổ chức dạy học sinh thái học – sinh học 12 trung học phổ thông miễn phí

Luận văn thạc sĩ sinh học: “Nghiên cứu hệ nấm cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza trong đất và rễ cam tại Quỳ Hợp – Nghệ An”

Sự cộng sinh giữa nấm và rễ cây trồng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1885 nhưng phải đến năm 80 của thế kỷ 20 mới được tập trung nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất. Nấm rễ cộng sinh là hiện tượng rất phổ biến trong tự nhiên, có khoảng 60-80% các loài thực vật trên thế giới đều có mối quan hệ cộng sinh với nấm nội cộng sinh. Đây là mối quan hệ cộng sinh không thể tách rời vì nấm không có rễ thì không thể tồn tại, cây không có nấm sinh trưởng yếu vàng và chết. Đã có nhiều công trình khoa học chứng minh vai trò của nấm cộng sinh mang lại đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trong điều kiện bất lợi của môi trường nên chỉ trong điều kiện đất đai khô hạn, nghèo dinh dưỡng thì nấm rễ mối phát huy tốt vai trò cộng sinh của mình. Vì vậy, hình thức cộng sinh này đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông- lâm nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, diện tích đất trồng trên cạn là rất lớn, chủ yếu là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong phát triển sản xuất thường gặp khó khăn về vấn đề nước tưới, đất chua và dinh dưỡng. Do đó, việc nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phát triển nấm cộng sinh Mycorrhiza đối với một số cây trồng chính tại các vùng sinh thái phục vụ sản xuất nông- lâm nghiệp bền vững ở nước ta nhằm nâng cao năng suất cây trồng, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất là vấn đề cấp bách cần được quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng chưa có nghiên cứu nào về khả năng cộng sinh của nấm cộng sinh trên cây cam nhằm tạo ra chế phẩm làm tăng năng suất và chất lượng.

Trong các loại cây ăn quả, Cam Vinh là một loại cây ăn quả đặc sản truyền thống có giá trị dinh dưỡng cao và có giá trị về kinh tế.Tuy nhiên, diện tích trồng cam ở đây đang dần bị thu hẹp và chất lượng cam ngày càng bị mai một. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu hệ nấm cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza trong đất và rễ cam tại Quỳ Hợp- Nghệ An”.

Link download Đề tài luận văn thạc sĩ sinh học Nghiên cứu hệ nấm cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza trong đất và rễ cam tại Quỳ Hợp – Nghệ An

Luận văn thạc sĩ sinh học: “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và giá thể mô rễ đến khả năng nhân sinh khối cộng sinh nấm rễ AM”

mau de tai luan van thac si sinh hoc 04 luanvanbeta

Ngày nay, nhân loại đang nỗ lực trong việc giải quyết 3 vấn đề lớn là tăng sinh trưởng và năng suất cây trồng, giảm thiểu thiên tai, ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các giải pháp sinh học theo hướng “tiếp cận xanh” được nghiên cứu và hưởng ứng áp dụng mạnh mẽ nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm thiểu thiên tai. Nghiên cứu phát triển ứng dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh, dần thay thế các loại sản phẩm hóa học cho tăng năng suất và bảo vệ môi trường được quan tâm và đầu tư phát triển.

Nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) được nghiên cứu sử dụng như một loại phân bón sinh học có tác dụng làm tăng cường hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng đặc biệt hấp thụ lân và giữ nước trên những lập địa thoái hóa làm tăng sinh trưởng và năng suất và làm ổn định cấu trúc, đặc tính sinh học của đất.

Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng nấm rễ nội cộng sinh AM mới chỉ tập trung nhiều cho các loại cây trồng ngắn ngày, công nghệ chế phẩm AM được áp dụng ở dạng thô sơ truyền thống là “chất nhiễm đất”, bẫy thực vật,..chưa đáp ứng được các nhu cầu của nhà sản xuất về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như quy mô và hiệu quả của việc áp dụng vào sản xuất. Do vậy, hướng đi đột phá mới trong nghiên cứu AM là công nghệ sinh khối AMinvitro có khả năng giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên. Để giải quyết các vấn đề tồn tại này của các nghiên cứu ứng dụng công nghệ AM, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và giá thể mô rễ đến khả năng nhân sinh khối cộng sinh nấm rễ AM”

Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và giá thể mô rễ đến khả năng nhân sinh khối cộng sinh nấm rễ AM

Luận văn thạc sĩ sinh học: “Vận dụng dạy học khám phá nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 chương trình trung học phổ thông”

Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục nước ta đã có những bước phát triển và có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động giáo dục hiện vẫn còn nhiều hạn chế nên giáo dục Việt Nam cần phải đổi mới và đổi mới dạy học chương trình phổ thông là nhiệm vụ hàng đầu. Phát triển năng lực của học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục đặt ra.

Nghiên cứu khoa học là một quá trình nhận thức khoa học và là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng phương pháp nghiên cứu nhất định đề tìm ra vấn đề mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ. Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

Sinh học là môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm do đó để học sinh phát huy tính cực, tự lực trong học tập cần tạo điều kiện để học sinh được nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp dạy học khám phá để phát triển năng lực cho học sinh còn hạn chế nhất là năng lực nghiên cứu khoa học.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2440452_luan-van-thac-si-su-pham-sinh-hoc-van-dung-day-hoc-kham-pha-nham-phat-trien-nang-luc-nghien-cuu-khoa-hoc-cho-hoc-sinh-trong-day-hoc-phan-sinh-hoc-co-the-thuc-vat-sinh-hoc-11-trung-hoc-pho-thong.html

Sinh học là một lĩnh vực quan trọng đối với đời sống con người nên khi lựa chọn các đề tài thạc sĩ liên quan đến chủ đề này, các bạn học viên cần có sự cân nhắc để đưa ra quyết định phù hợp. Nếu trong quá trình thực hiện luận văn, các bạn gặp khó khăn cần hỗ trợ, đừng chần chừ hãy liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ sinh học thuê mà Luận Văn Beta cung cấp để được hỗ trợ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận