Tìm đọc trước những bài luận văn đã thực hiện và được đánh giá cao là một trong những tài liệu tham khảo tuyệt vời mà các bạn học viên không nên bỏ lỡ. Tiếp tục series tổng hợp đề tài luận văn thạc sĩ, ở bài viết này Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến các bạn sinh viên theo học chương trình đào tạo thạc sĩ ngành kinh tế quốc tế một số mẫu đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế đạt thành tích cao bạn đọc có thể tải về và sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo để hoàn thành tốt hơn bài luận của mình cả về hình thức và nội dung.
Tổng quan ngành kinh tế quốc tế
Thạc sĩ Kinh tế quốc tế (tiếng Anh: Master of International Economics) là chương trình đào tạo được thiết kế nhằm trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu sâu về các vấn đề kinh tế ở cấp độ quốc tế. Chuyên ngành học này tập trung nghiên cứu sự liên kết, sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số nội dung chính trong chương trình học thạc sĩ ngành Kinh tế Quốc tế:
- Lý thuyết kinh tê: Bao gồm các lý thuyết về kinh tế học, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô, nguyên lý kinh tế, các phương pháp lý thuyết và áp dụng trong kinh tế quốc tế
- Chính sách kinh tế quốc tế: Tìm hiểu về các chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến các hoạt động giao thương và kinh doanh quốc tế, bao gồm các quan hệ tài chính quốc tế, thỏa thuận quốc tế và các tổ chức quốc tế
- Thương mại quốc tế: Nội dung kiến thức này liên quan đến việc phân tích các hoạt động thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trên thế giới
- Tài chính quốc tế: Nghiên cứu về hệ thống tài chính quốc tế, kể đến như thị trường tài chính, tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng…
- Kinh tế phát triển và phát triển bền vững: Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, nghèo đói, bất công kinh tế cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường
- Nghiên cứu kinh tế quốc tế: Phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích dữ liệu và đánh giá các chính sách kinh tế quốc tế.
Bên cạnh cung cấp các kiến thức chuyên ngành, thạc sĩ kinh tế quốc tế còn trang bị cho người học các kỹ năng về phân tích và quản lý. Bao gồm việc sử dụng các công cụ và phương pháp để phân tích và giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế trong thực tế, kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường kinh tế toàn cầu. Khung chương trình đào tạo được thiết kế khoa học, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ giúp sinh viên sau khi hoàn thành chường trình đào tạo có đủ khả năng làm việc ở các vị trí như nhà nghiên cứu kinh tế, chuyên viên tư vấn, hoặc quản lý trong các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đa quốc gia, và cơ quan chính phủ liên quan đến kinh tế quốc tế… Tuy nhiên, trước tiên người học cần phải hoàn thành bài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế. Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ gửi đến bạn đọc một số mẫu đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế đạt thành tích cao, mới nhất 2024.
Mẫu luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế đạt điểm cao tham khảo
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế: “Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”
Tính cấp thiết của đề tài:
Đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong chiến lược phát triển đất nước, Việt Nam luôn chú trọng đến đầu tưu trực tiếp nước ngoài FDI và coi FDI là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Trong các đối tác đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Nhật Bản là một trong những quốc gia có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Nhật Bản cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và là quốc gia đầu tư trực tiếp hàng đầu tại Việt Nam cả về quy mô lẫn vốn đầu tư.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập khuyến khích các hình thức hợp tác, liên doanh nhằm thu hút vốn, công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến, đặc biệt với các công ty xuyên quốc gia (TNCs) từ các nước công nghiệp phát triển. Vốn FDI của TNCs Nhật Bản là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ở Việt Nam. Sự đóng góp này đã tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Với tỷ lệ vốn thực hiện cao, trình độ công nghệ và quản lý vượt trội, hoạt động của TNCs Nhật Bản đã khẳng định được vai trò đối tác hàng đầu, là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam không chỉ đem đến cơ hội mà còn có cả thách thức đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ngày càng sâu rộng. Hoạt động của một số TNCs Nhật Bản ở Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế. Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam vừa đứng trước cơ hội mới để đón làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực. Vì vậy cần nghiên cứu và phân tích một cách khách quan và dự báo triển vọng những giải pháp để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI của các TNCs Nhật Bản trong thời gian tới. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”.
Kết cấu luận văn
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp (FDI) của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Nhật Bản vào Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 1990-2015
Chương 4: Một số giải pháp cải thiện thu hút FDI của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế: “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
Tính cấp thiết của đề tài
Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội là chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển tầm nhìn đến năm 2020, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới,..
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có những bước tiến khá nhanh và mạnh mẽ. Dù vận tải hàng không vấn nằm ngoài khuôn khổ các lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh nhưng hàng không không còn được xem là lĩnh vực có mức độ hội nhập kinh tế khá cao so với các lĩnh vực giao thông vận tải khác.
Với tầm quan trọng đặc biệt của hàng không trên nhiều khía cạnh, quá trình hội nhập của ngành hàng không luôn được Chính phủ và Bộ Giao thông quan tâm chỉ đạo. Thời gian qua, Cục hàng không dân dụng Việt Nam cùng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không đã và đang có nhiều hoạt động hội nhập tích cực.
Đối với các hãng hàng không, để tận dụng cơ hội có được từ thị trường vận tải hàng không mới, các hãng hàng không của Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo dịch vụ văn minh, hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Vấn đề cốt lõi của các hãng hàng không Việt Nam trong quá trình hội nhập là phải nâng cao sức cạnh tranh. Để làm được điều này, cần chủ động tìm kiếm các nguồn lực, không ngừng đầu tư và đổi mới công nghệ, trình độ quản lý.
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, tác giả chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.
Kết cấu luận văn
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty hàng không Việt Nam.
Chương 4: Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietNam Airlines trong thời kỳ hội nhập
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế: “Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc”
Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc cho đến này, quan hệ về kinh tế và thương mại giữa nước ta với Trung Quốc dần được khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cán cân thương mại của hai nước thường xuyên trong tình trạng âm, tức là kim ngạch xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu và được gọi là nhập siêu. Nhập siêu lớn và kéo dài trong nhiều năm của Việt Nam từ Trung Quốc đang trong tình trạng đáng báo động và có diễn biến phức tạp. Từ đó có ảnh hưởng và tác động tới cân đối kinh tế cả về vi mô lẫn vĩ mô khác đối với nền kinh tế Việt Nam. Do đó, cần tìm hiểu và xác định rõ thực trạng, nguyên nhân nhập siêu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc. Từ đó có giải pháp chủ yếu nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc, những giải pháp phù hợp, kịp thời và toàn diện từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát, điều chỉnh cán cân xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc cho những năm tiếp theo. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc”.
Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến nhập siêu của Trung Quốc trong thương mại Việt Nam Trung Quốc
Chương 2: Thực trạng nhập siêu của Việt Nam trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm giảm nhập siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc.
Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Trung Quốc
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”
Tính cấp thiết của đề tài
Trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại của nước ta trong thời kỳ phát triển mới, trong đó chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác là trọng tâm.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức nhiều tổ chức, hiệp hội lớn trong khu vực và trên thế giới như ASEAN, APEC,…
Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia đã giúp cho hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa- dịch vụ giữa các nước được mở rộng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đưa hàng hóa của mình vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm gần đây đã tạo cho ngành Logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế. Với bờ biển dài 3260km trải dài từ Bắc đến Nam, trên tuyến hàng hải quốc tế, nước ta là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để phát triển dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chưa tạo ra sự gắn bó đầy đủ và thúc đẩy phát triển chung.
Khi gia nhập AEC và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Logistic Việt Nam phát huy khả năng của mình nhưng mỗi trường cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”
Kết cấu luận văn
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng của ngành Logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế: “Quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hội nhập quốc tế”
Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đang ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền kinh tế- xã hội, là cầu nối tình hữu nghị và là phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành có tầm quan trọng hàng đầu với tốc độ phát triển cao.
Hoạt động du lịch có sự gia tăng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đây là ngành đi tắt đón đầu trình độ phát triển của các nước và rút ngắn khoảng cách cùng với chống tụt hậu về kinh tế hiệu quả. Vì vậy, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm đặc biệt đến ngành công nghiệp không khó. Công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch luôn được tăng cường, đổi mới và từng bước hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển du lịch trong giai đoạn mới.
Ninh Bình là vùng đất giàu truyền thống văn hóa- lịch sử và là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Ninh Bình với tiềm năng sẵn có về mặt cảnh quan tự nhiên, di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng và là thế mạnh để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dưới góc độ quản lý nhà nước về du lịch, mục tiêu quản lý nguồn lực công, đầu tư sao cho đạt hiệu quả nhất. Thế nhưng, thực tế du lịch Ninh Bình chưa có sự bứt phá đáng kể so với tiềm năng vốn có, người dân chưa thực sự được hưởng lợi nhiều từ ngành công nghiệp không khói chủ lực của tỉnh. Để phát triển ngành du lịch ở mức độ vĩ mô, tạo ra cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hội nhập quốc tế”
Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Trên đây là một số đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế tiêu biểu mà các bạn có thể sử dụng như một nguồn tham khảo hiệu quả để thực hiện tốt đề tài của mình. Bên cạnh đó, Luận Văn Beta đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn hiệu quả, chuyên nghiệp. Nếu bạn cần sự trợ giúp với bài luận văn của mình, hãy liên hệ với chúng tôi. Đội ngũ chuyên viên học thuật có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp các bạn thực hiện bài luận với điểm số mong muốn.