Chọn đề tài luận văn thạc sĩ hóa học là một trong những chủ đề được các bạn học viên ngành học này quan tâm bởi vì để xác định được một đề tài phù hợp không phải là điều dễ dàng. Hiểu được điều này, Luận Văn Beta đã tổng hợp lại một số đề tài luận văn thạc sĩ hóa học hay và được đánh giá cao để các bạn tham khảo. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan ngành thạc sĩ hóa học
Thạc sĩ hóa học (Tiếng anh Chemistry) là chương trình đào tạo hệ sau đại học được thiết kế nhằm cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghiên cứu, cũng như các kỹ năng cần thiết khác để họ có thể làm chủ các lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan đến hóa học. Mục tiêu của chương trình thạc sĩ hóa học là đảm bảo rằng người học sẽ có hiểu biết vững vàng về các lĩnh vực cơ bản của Hóa học như hóa học hữu cơ, không hữu cơ, vật lý, và phân tích hóa học, có sự hiểu biết sâu rộng về các nguyên tắc, phản ứng, và ứng dụng của Hóa học. Trang bị sinh viên với khả năng thực hiện các dự án nghiên cứu độc lập, từ việc xác định vấn đề nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm, thu thập dữ liệu, đến phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu. Điều này bao gồm cả khả năng sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích hóa học hiện đại. Giúp sinh viên áp dụng kiến thức Hóa học vào các tình huống thực tế như trong công nghiệp, y tế, môi trường, và công nghệ… giúp sinh viên rèn luyện khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Hóa học, thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Điều này có thể bao gồm việc thực tập hoặc làm việc tại các tổ chức liên quan đến Hóa học. Đồng thời, chương trình học còn trang bị cho sinh viên khả năng trình bày kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng và thuyết phục, cũng như khả năng làm việc trong nhóm và trao đổi ý kiến với cộng đồng nghiên cứu. Ngoài ra, chương trình học cũng tạo cơ hội để sinh viên khám phá các phương pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề Hóa học phức tạp và khuyến khích sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu mới mẻ. Hình thành ý thức đạo đức và phản ứng đúng đắn trong việc sử dụng kiến thức Hóa học, đặc biệt là liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường.
Luận văn thạc sĩ Hóa học là một dự án nghiên cứu cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu được thực hiện trong quá trình học tập tại chương trình thạc sĩ ngành Hóa học. Đây là một phần quan trọng của chương trình và thường được yêu cầu để hoàn thành chương trình và nhận bằng thạc sĩ. Luận văn thạc sĩ hóa học là một tài liệu nghiên cứu khó, mang tính chuyên sâu chính vì thế nó đòi hỏi người thực hiện cần phải có sự đầu tư rất lớn. Ngoài việc nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu thì việc tham khảo các bài luận văn đã thực hiện trước đó cũng là một trong những cách giúp bạn hoàn thiện tốt hơn bài luận văn của mình cả về hình thức và nội dung. Ở phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài luận văn thạc sĩ hóa học được đánh giá cao mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng sẽ hữu ích dành cho bạn!
05 Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ hóa học chọn lọc, tải miễn phí
Luận văn thạc sĩ hóa học: “Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong phẩm màu củ dền đỏ”
Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế – xã hội, tính thẩm mỹ của con người cũng tăng lên đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, con người đã đang lạm dụng các chất màu tổng hợp trong chế biến thực phẩm dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, việc tìm kiếm và chiết tách các chất màu tự nhiên từ thực vật hay động vậy sử dụng trong công nghiệp thực phẩm để thay thế cho các màu tổng hợp là một trong những xu hướng của thế giới hiện nay.
Ở Việt Nam, củ dền đỏ từ lâu được sử dụng như một món ăn hàng ngày mà còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Củ dền đỏ không những đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe và góp phần tạo nên màu sắc, sự hấp dẫn cho các món ăn nhờ chất màu có sẵn trong củ dền. Dù như vậy nhưng việc chiết tách các chất màu từ củ dền đỏ để ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm hiện vẫn chưa được quan tâm nhiều. Chất màu trong củ dền đỏ có ban chất là betacyanin rất dễ tan trong nước nên thuận lợi cho việc chiết tách và ứng dụng trong thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu thu nhận chất màu betacyanin có trong củ dền đỏ để ứng dụng trong công nghệ thực phẩm là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu này, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong phẩm màu củ dền đỏ”.
Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ hóa học Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong phẩm màu củ dền đỏ PDF
Luận văn thạc sĩ hóa học: “Phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh thông qua dạy học thí nghiệm chương Este-lipit hóa học 12 trung học phổ thông”
Khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu đột phá cùng với đó là sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đưa nước ta bước sang một giai đoạn phát triển mới. Điều này đặt ra yêu cầu ngành giáo dục phải đổi mới để đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới với trọng tâm là phát triển năng lực người học.
Chương trình tổng thể môn hóa học đề cập đến quan điểm xây dựng chương trình môn học đề cao tính thực tiễn, tránh khuynh hướng thiên về tính toán mà chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt giúp học sinh có kỹ năng thực hành thí nghiệm, vận dụng các tri thức hóa học. Do đó, một trong những năng lực mà giáo viên cần chú ý hình thành và phát triển cho học sinh là năng lực thực nghiệm hóa học.
Sử dụng thực nghiệm được đánh giá là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế dạy học hóa học ở nước ta đang có tình trạng “dạy chạy, học chạy” nên học sinh chỉ biết đến các phản ứng hóa học thông qua sách vở nhưng khi tiếp xúc với các dụng cụ thực nghiệm lại rất lúng túng với các thao tác, cách quan sát và mô tả hiện tượng. Vì vậy, hiệu quả dạy học hóa học chưa cao và chưa phát triển được học sinh các năng lực, đặc biệt là năng lực thực nghiệm.
Hiểu được điều này, tác giả chọn đề tài “Phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh thông qua dạy học thí nghiệm chương Este-lipit hóa học 12 trung học phổ thông” với mong muốn đạt được mục đích của môn học, đáp ứng mục tiêu đổi mới theo định hướng phát triển năng lực người học.
Luận văn thạc sĩ hóa học: “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học tích hợp hóa học vô cơ lớp 9”
Những năm gần đây, giáo dục không chỉ phát triển mạnh về số lượng mà còn tập trung về chất lượng. Giáo dục hiện đang chuyển tư quá trình tập trung về kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học kết hợp với thực hành và có thể áp dụng vào cuộc sống. Phát triển giáo dục và đào tạo luôn gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nên giáo viên cần có lộ trình thay đổi cách truyền thụ kiến thức đơn thuần sang định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình học tập, hướng tới phát triển toàn diện.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn hóa học ở cấp THCS là một phân môn của khoa học tự nhiên. Với vai trò chính là hình thành và phát triển các phẩm chất chung của học sinh và giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm.
Hóa học là môn học có giá trị thực tiễn cao, hiện diện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nên việc tích hợp các vấn đề thực tiễn vào bài dạy sẽ tạo hứng thú học tập, say mê tìm hiểu, thấy được sự cần thiết của môn học. Từ đó, giáo viên phải xây dựng các kế hoạch bài dạy phù hợp hướng tới học sinh được trải nghiệm, tiếp cận với nhiều vấn đề thực tiễn bằng các hình thức hoạt động nhóm, đóng vai,…từ đó nâng cao năng lực hợp tác của học sinh khi học.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu để tài mang tên “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học tích hợp hóa học vô cơ lớp 9”.
Link Download Luận văn thạc sĩ hóa học Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học tích hợp hóa học vô cơ lớp 9
Luận văn thạc sĩ hóa học: “Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Gianh tỉnh Quảng Bình”
Sông Gianh là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình và được xem là biểu tượng địa lý của vùng đất này. Nó là hợp lưu của 3 con sông khác đem lại nguồn lợi rất lớn về thủy sản cũng như cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng đồng bằng ven sông và vùng đồng bằng ở hạ lưu.
Trong thời gian gần đây, quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ và đời sống xã hội ngày càng phát triển với sự gia tăng dân số dẫn đến lượng nước thải ngày càng lớn. Đặc biệt nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến chưa qua xử lý là nguyên nhân là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chất lượng nước.
Vào năm 2016, sự cố công ty Hưng Nghiệp Formusa thải chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường biển cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước vùng cửa sông. Thời gian qua đã có một số nghiên cứu về chất lượng nước sông Gianh nhưng các nghiên cứu trên chưa đi sâu, tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu chất lượng nước sông Gianh. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Gianh tỉnh Quảng Bình”.
Tải ngay Luận văn thạc sĩ hóa học Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Gianh tỉnh Quảng Bình miễn phí
Luận văn thạc sĩ hóa học: “Nghiên cứu xác định một số kim loại bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ dùng điện cực màng bismut”
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay đã đặt ra yêu cầu ngành khoa học phân tích phải phát triển và hoàn thiện các phương pháp phân tích có độ nhạy và độ chọn lọc cao để xác định những lượng về kim loại và siêu vết trong các đối tượng phức tạp. Để giải quyết nhiệm vụ đó, một loạt các phương pháp phân tích có tính đa năng đã ra đời và phương pháp phân tích điện hóa hiện đại với đại diện là cực phổ xung vi phân và các phương pháp von-ampe hòa tan (SV). Ý tưởng về phương pháp SV ra đời từ năm 1931 với nhiều ưu điểm nổi bật như độ nhạy và độ chọn lọc cao, giới hạn phát hiện thấp với chi phí thấp nên được ứng dụng rộng rãi trong phân tích vết. Phương pháp von-ampe hòa tan anot (ASV) này có thể phân tích được khoảng 20 kim loại nhưng chỉ thông dụng là những kim loại dễ tạo hỗn hống với thủy ngân còn phương pháp von-ampe hòa tan catot (CSV) được dùng để xác định Se, As,..và các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh. Tuy vậy, số các chất phân tích được theo ASV và CSV vẫn còn bị hạn chế. Để khắc phục điều này và để mở rộng danh sách các chất có thể phân tích được theo các phương pháp SV từ giữa năm 70, phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ (AdSV) đã phát triển và ngày càng được làm giàu bằng cách hấp phụ điện hóa phức của nó với phổ tử hữu cơ lên bề mặt điện cực và đồng thời ghi đường von-ampe hòa tan theo một kỹ thuật nhất định nào đó.
Như vậy, thông qua việc lựa chọn các phối tử thích hợp có thể xác định được nhiều kim loại theo phương pháp AdSV và nếu phối tử tạo phức rất bền với ion kim loại sẽ xác định được tổng kim loại hòa tan trong nước tự nhiên. Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu các loại điện cực phi thủy ngân để ứng dụng vào phương pháp AdSV đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Một trong những điện cực được nghiên cứu phát triển nhiều là điện cực BIFE với ưu điểm là chế tạo đơn giản, thân thiện với môi trường và có thể thải bỏ vào môi trường.
Tuy đã có nhiều nghiên cứu nhưng ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về xác định đồng thời kim loại Pb, Cd và Zn bằng phương pháp AdSV trên điện cực BiFE. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xác định một số kim loại bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ dùng điện cực màng bismuth”.
List đề tài luận văn thạc sĩ hóa học mới nhất 2023
Luận văn thạc sĩ hóa học – chuyên ngành hóa phân tích
- Nghiên cứu chiết tách và phân tích đặc trưng cấu trúc của glycosaminoglycan từ hải sâm Holothuria leucospilota
- Nghiên cứu và phân tích đặc trưng cấu trúc của Ulvan được chiết tách từ rong lục Ulva papenfussii
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ và làm giàu vết kim loại nặng CU, Zn, Cd và Hg bằng CHITOSHAL. Ứng dụng trong phân tích mẫu môi trường.
- Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ nguyên tử nguồn plasma cảm ứng cao tần vào nghiên cứu phân tích đánh giá hàm lượng iodide và iodate trong một số sản phẩm từ sữa.
- Luận văn thạc sĩ hóa học: Nghiên cứu phân tích một số chất chống cháy dạng phốt pho hữu cơ trong vải chống cháy bằng phương pháp sắc ký lỏng kết nối khối phổ
- Nguyên nhân mất hoạt tính của các hệ xúc tác đa OXIT kim loại cho phản ứng Oâxy hoá hoàn toàn HYDROCACBON
- Sử dụng phương pháp sắc ký khối phổ trong nghiên cứu phân tích thành phần khí độc phát thải khi đốt vải sợi cotton chống cháy bằng
- Sử dụng phương pháp cảm biến tán xạ raman tăng cường bề mặt trên tấm nano bạc hình tam giác vào nghiên cứu phát hiện vết của enrofloxaxin và chloramphenicol b
- Luận văn thạc sĩ hóa học: Đánh giá hàm lượng các nguyên tố Cu, Zn, Mg, Mn trong đất trồng cao su và lá cây cao su ở tỉnh Đồng nai
- Nghiên cứu xác định hàm lượng nguyên tố vết trong một số mẫu đá MACMA tại Việt Nam ứng dụng phương pháp phân tích kích hoạt NEURTRON
- Ứng dụng pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ kép (LC-MS/MS) trong xây dựng quy trình thực nghiệm phân tích định lượng chloramphenicol tồn dư trong một số sản phẩm động vật tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ hóa học: Xác định dư lượng thuốc trừ sâu hữu cơ clo trong nước bằng sắc ký khí
- Nghiên cứu ghép ACRILAMIDE lên CHITIN/CHITOSAN bằng bức xạ GAMMA để tạo vật liệu có khả năng hấp thụ trao đổi ion
- Bước đầu ứng dụng hệ thống tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu một số chỉ tiêu ô nhiễm không khí tại thành phố Đà Lạt
- Khảo sát hàm lượng Flo, iot và canxi trong nước tại một số xã của Huyện Cần Giuộc Tỉnh Long An bằng phương pháp kích hoạt neurtron và phương pháp hấp thụ quang phổ
Luận văn thạc sĩ hóa học – chuyên ngành hóa hữu cơ
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme alpha glucosidase của loài địa y Parmotrema tinctorum.
- Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư của một số dẫn xuất podophyllotoxin.
- Nghiên cứu chế tạo lớp phủ nanocompozit từ chitosan, rutin và cyclodextrin ứng dụng bảo quản hoa quả nhiệt đới.
- Luận văn thạc sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài kinh giới Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl.
- Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào gan của loài Cỏ mực (Eclipta prostrata (L.)L.)
- Nghiên cứu chế tạo lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn kim loại trên cơ sở nhựa epoxy biến tính silan và phụ gia nano ZnO biến tính hữu cơ.
- Nghiên cứu chế tạo và đặc trưng tính chất của vật liệu nanocompozit Poly(methyl methacrylat)/zirconia (PMMA/ZrO2) lai ghép hữu cơ ứng dụng làm vật liệu in 3D dạng sợi
- Nghiên cứu điều chế, tính chất và ứng dụng của than phân cực làm nguyên liệu bột màu cho mực hệ nước.
- Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng viêm của cây kê huyết đằng (Millettia reticulata) ở Việt Nam.
- Nghiên cứu tổng hợp nano sắt từ biến tính dẫn xuất Hematin hòa tan định hướng ứng dụng làm xúc tác giả sinh học.
- Nghiên cứu hữu cơ hoá khoáng Hydrotalcit Mg- Al bằng axit tannic và silan hữu cơ ứng dụng làm phụ gia chống ăn mòn cho lớp phủ epoxy trên nền thép carbon.
Đề tài luận văn thạc sĩ hóa học – chuyên ngành hóa vô cơ
- Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác trên cơ sở Ni và SiC ứng dụng chuyển hóa CO2 thành khí nhiên liệu.
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano silica rỗng từ chất nền hydrotalcite tổng hợp.
- Nghiên cứu than hóa phụ phẩm nông nghiệp (lõi ngô, vỏ hạt cà phê) áp dụng phương pháp thủy nhiệt, ứng dụng làm vật liệu hấp phụ và xúc tác
- Tổng hợp vật liệu chất xúc tác quang Nano Lanthanum Orthoferrite (Lafeo3) cho phản ứng Polymer hóa Monomer thuộc họ Methacrylate
- Nghiên cứu sử dụng bã đậu nành chế tạo than hoạt tính và khảo sát khả năng hấp thụ Cr(VI) trong môi trường nước
- Luận văn thạc sĩ hóa học: Tổng hợp, nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và hoạt tính quang xúc tác của vật liệu Nano CuFe2O4 pha tạp Ag
Trên đây là tổng hợp một số đề tài luận văn thạc sĩ hóa học hay mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn học viên làm tài liệu tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có gợi ý để chọn được đề tài phù hợp với năng lực của mình từ đó hoàn thành luận văn cách tốt nhất với điểm số mong muốn nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ viết luận văn thạc sĩ thuê nhanh chóng, giá rẻ mà Luận Văn Beta cung cấp để tiết kiệm thời gian và công sức nhé.