Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Tổng Hợp Lời Mở Đầu Bài Báo Cáo Chuyên Đi Thực Tế

Tổng Hợp Lời Mở Đầu Bài Báo Cáo Chuyên Đi Thực Tế

Đăng ngày
4 Tháng Chín, 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Nhóm chuyên viên học thuật Luận Văn Beta.

Những chuyến đi thực tập luôn là cơ hội quý báu để các bạn sinh viên được tham quan và tìm hiểu về công việc thực tế tại công ty, doanh nghiệp thay vì chỉ học những kiến thức lý thuyết ở trường. Vì vậy, ngày càng nhiều trường đại học tổ chức các chuyến đi tham quan cho sinh viên để các bạn có cơ hội cọ xát thực tiễn và có thêm năng lực để phát triển hơn trong công việc trong tương lai. Dưới đây là một số mẫu lời mở đầu bài báo cáo chuyên đi thực tế mà các bạn có thể tham khảo cùng Luận Văn Beta nhé.

Ý nghĩa của chuyến đi trải nghiệm thực tế

Có thể nói, những chuyến đi thực tế luôn mang đến cho sinh viên những trải nghiệm thú vị và kiến thức bổ ích trong suốt quãng đời sinh viên khi sinh viên thấy được các ứng dụng những tri thức đã học vào thực tiễn. Chương trình đi thực tế là một phần quan trọng ngày càng được các trường đại học quan tâm và bổ sung vào chương trình đào tạo chính quy của mình. Những chuyến đi thực tế thực sự hữu ích, thiết thực đối với sinh viên qua đó các bạn sinh viên có thêm kiến thức, kỹ năng thực tế bổ ích cho việc học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, các buổi thực tập thực tế cũng tạo cơ hội để các bạn sinh viên cùng học với nhau có thời gian làm quen, gần gũi và hiểu nhau hơn để trở thành những người bạn đồng hành lâu dài trên chặng đường sau này. Vì vậy, chuyến đi thực tế sẽ giúp các bạn làm quen và học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức không chỉ của các bạn cùng trong lớp mà từ những anh chị đi trước tại công ty, doanh nghiệp. Thông qua những chuyến đi thực tế sẽ giúp sinh viên hình thành kỹ năng cần thiết cho công việc để thực hiện một chương trình thực tế và kỹ năng làm việc chung với nhau.

loi mo dau bai bao cao chuyen di thuc te luanvanbeta
Lời mở đầu bài báo cáo chuyến đi thực tế

Mẫu lời mở đầu bài báo cáo chuyến đi thực tế ấn tượng

Lời mở đầu bài báo cáo chuyên đi thực tế tại nhà máy Yakult Việt Nam – Bình Dương

Sau một ngày tham quan nhà máy Yakult, em đã có cơ hội học hỏi và rút ra nhiều bài học bổ ích nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Quốc Luyến, giảng viên bộ môn Quản trị chất lượng, cùng với sự hỗ trợ của các anh/chị nhân viên tại Yakult Việt Nam.

Trong chuyến tham quan, em đã được tiếp cận với hệ thống sản xuất thực tế, chứng kiến quy trình hoạt động của thiết bị máy móc hiện đại và tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của công ty. Cụ thể, em đã quan sát được các bước trong quy trình sản xuất sữa uống lên men Yakult, từ việc chuẩn bị nguyên liệu đến giai đoạn đóng chai và kiểm tra chất lượng. Điều này giúp em hiểu rõ hơn về thành phần của sản phẩm và cách mà các yếu tố này được phối hợp để tạo ra một sản phẩm chất lượng cao.

Ngoài ra, chuyến tham quan cũng giúp em mở rộng kiến thức về các loại vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, và tác động của chúng đến sức khỏe tổng thể. Em đã học được cách mà Yakult ứng dụng khoa học để phát triển sản phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe người tiêu dùng.

Hơn nữa, em đã có cái nhìn sâu sắc về hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy. Em được giới thiệu về các tiêu chuẩn chất lượng mà công ty áp dụng trong quy trình sản xuất và kiểm tra, từ việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cho đến việc đánh giá sản phẩm cuối cùng. Điều này cho thấy sự nghiêm ngặt và cam kết của Yakult đối với việc duy trì chất lượng sản phẩm.

Những thông tin và bài học thu được từ chuyến đi thực tế này không chỉ giúp em nâng cao hiểu biết về ngành sản xuất thực phẩm chức năng, mà còn cung cấp cái nhìn thực tiễn về cách các công ty hàng đầu quản lý chất lượng và duy trì tiêu chuẩn cao. Em hy vọng rằng các thông tin và kiến thức được trình bày dưới đây sẽ mang lại cái nhìn tổng quan và hữu ích về những gì em đã học hỏi từ chuyến tham quan nhà máy Yakult.

Link tải full Bài báo cáo chuyên đi thực tế tại nhà máy Yakult Việt Nam – Bình Dương

Lời mở đầu bài báo cáo chuyên đi thực tế Làng gốm Bát Tràng

Việt Nam nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, tiêu biểu như làng lụa Vạn Phúc, làng tranh Đông Hồ, làng nón Tây Hồ – Phú Vang và đặc biệt là làng gốm Bát Tràng. Với hơn 500 năm lịch sử, làng gốm Bát Tràng đã trở thành một trung tâm sản xuất gốm sứ chuyên nghiệp với sự xuất hiện của nhiều công ty lớn cùng các hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ. Dù phát triển hiện đại, làng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống và giá trị nghệ thuật trong từng sản phẩm gốm.

Qua chuyến đi thực tế của khoa Kế hoạch & Phát triển, chúng em đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về nghề gốm nói chung và làng gốm Bát Tràng nói riêng. Nhờ buổi chia sẻ cùng doanh nghiệp Quang Vinh, chúng em không chỉ được truyền cảm hứng từ nghề gốm mà còn có cái nhìn rõ hơn về thị trường lao động, sản xuất và thương mại, những kiến thức thực tiễn mà trước đây chúng em chỉ biết qua sách vở.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhóm chúng em đã chọn nghiên cứu chủ đề: “Tìm hiểu các biện pháp phát triển bền vững cho ngành gốm và du lịch Bát Tràng, đánh giá tiềm năng tương lai của ngành gốm Bát Tràng và đề xuất các ý tưởng phát triển trong thời gian tới”

Tải miễn phí Bài báo cáo chuyên đi thực tế Làng gốm Bát Tràng

Lời mở đầu bài báo cáo chuyên đi thực tế Khu công nghiệp VSIP (Nghệ An) & Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa)

Tham quan và trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên của Trường Kinh tế – Đại học Vinh, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp sinh viên cập nhật kiến thức thực tế và có cái nhìn cận cảnh hơn về môi trường làm việc trong tương lai.

Vào sáng ngày 4/4/2023, khoa Kinh tế của Trường Kinh tế – Đại học Vinh sẽ tổ chức chuyến tham quan học tập tại khu công nghiệp VSIP, khu kinh tế Nghi Sơn, và khu công nghiệp WHA cho gần 100 sinh viên khóa 62 chuyên ngành Kinh tế đầu tư. Hoạt động này là một phần của chương trình học học phần Kinh tế đầu tư, được giảng dạy theo hình thức dự án, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên mở rộng kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An là khu công nghiệp hàng đầu tại tỉnh Nghệ An, với tổng diện tích 367,7 ha. Khu công nghiệp này đang thu hút nhiều nhà đầu tư và đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Khu kinh tế Nghi Sơn nằm trong số 9 khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Với diện tích lên tới 106.000 ha, bao gồm 66.498 ha đất liền và đảo cùng 39.502 ha mặt nước, khu kinh tế Nghi Sơn được định hướng phát triển thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành và đa lĩnh vực.

Chuyến tham quan này sẽ cung cấp cho sinh viên cơ hội quý giá để mở rộng kiến thức, hiểu rõ hơn về hoạt động của các khu công nghiệp, và có cái nhìn sâu rộng hơn về môi trường đầu tư tại các khu kinh tế và khu công nghiệp ở các địa phương.

Tải miễn phí Báo cáo chuyên đi thực tế Khu công nghiệp VSIP (Nghệ An) & Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa)

Lời mở đầu bài báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên K60-LSCM FTU tại cơ sở Quảng Ninh

Quảng Ninh – địa điểm của chuyến đi thực tế của lớp K60 LSCM – đã để lại cho chúng tôi những trải nghiệm đáng nhớ. Quảng Ninh không chỉ nổi bật với phong cảnh tuyệt đẹp và con người thân thiện, mà còn mang đến cho chúng tôi những trải nghiệm thực tiễn giá trị liên quan đến chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng mà chúng tôi theo đuổi.

Chuyến đi kéo dài 3 ngày, từ ngày 7/6 đến 9/6, tập trung chủ yếu tại Quảng Ninh, trung tâm khai thác than đá của đất nước. Chúng tôi đã có cơ hội quan sát và học hỏi trực tiếp về các khâu trong chuỗi cung ứng của ngành than, cũng như trong lĩnh vực chuỗi cung ứng nói chung. Các sinh viên đã tham quan 3 địa điểm chính: Cảng Quốc tế Cái Lân, Công ty Kho vận Đá Bạc, và Công ty Sản xuất Than Vàng Danh, tương ứng với 3 khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng: Logistics, Warehouse, và Manufacturing.

Trong báo cáo này, nhóm 8 sẽ trình bày chi tiết về quy trình vận hành của từng đơn vị và chia sẻ những dự định kinh doanh của các công ty trong thời gian tới. Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về các đặc điểm thú vị từ chuyến đi và định hướng nghề nghiệp cá nhân trong tương lai.

Link tải Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên K60-LSCM FTU tại cơ sở Quảng Ninh

Lời mở đầu bài báo cáo chuyên đi thực tế nghề nghiệp tham gia quy trình sản xuất chuỗi xuất khẩu tại trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh của công ty Huy Long An.

Hiện nay, sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Các bạn cũng thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế và thiếu kinh nghiệm mà trong quá trình học tại giảng đường sinh vien không thể tích lũy được. Đây là một điểm yếu mà các bạn sinh viên mắc phải, nên sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiêm từ đó tự đánh giá năng lực của mình.

Thực tập định hướng nghề nghiệp là môn học vô cùng quan trọng và mang tính thực tế cao trong chương trình học tại khoa Nông học trong những năm qua. Nó đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của sinh viên và xã hội. Đây là môn học giúp sinh viên tiếp xúc với nghề nghiệp ngoài xã hội và được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tại đây, sinh viên sử dụng kiến thức, kỹ năng của mình làm việc giống như một nhân viên bình thường tại công ty tạo tiền đề nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Sinh viên sẽ có cơ hội rèn luyện và mài giũa kiến thức, chuẩn bị hành trang cho bản thân trên con đường sự nghiệp tương lai. Do khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn quá lớn nên thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên rút ngắn được khoảng cách này để tự tin hơn trong công việc, học tập và tự tin sau khi ra trường.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1857447_bao-cao-thuc-te-nghe-nghiep-tham-gia-quy-trinh-san-xuat-chuoi-xuat-khau-tai-cong-ty-tnhh-huy-long-an-trang-trai-boi-loi-tai-xa-don-thuan-huyen-trang-bang-tinh-tay-ninh.html

Lời mở đầu bài báo cáo chuyên đi thực tế công tác xã hội tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật tỉnh Hà Tây

Công tác xã hội là ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính chất chuyên nghiệp mới được hình thành trong hơn 100 năm nay dù có nguồn gốc hình thành từ xa xưa. Ngày nay, trong xã hội hiện đại thì công tác xã hội đã và đang không ngừng khẳng định vai trò và vị trí của mình. Công tác xã hội là sự vận dụng lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội để xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, vai trò của các cá nhân, nhóm và công động người yếu thế để tiến tới bình đẳng và tiến bộ.

Đối tượng phục vụ hay thân chủ của công tác xã hội là nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên công tác xã hội sử dụng chuyên môn, nghiệp vụ của mình để giúp thân chủ phục hồi chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên công tác xã hội không “làm hộ, làm thay” cho thân chủ. Như vậy, ta thấy rằng công tác xã hội tuy là ngành khoa học mới nhưng là một ngành nghề có tính nhân văn sâu sắc.

Chúng tôi là những sinh viên năm nhất chuyên ngành Công tác xã hội thuộc trường đại học khoa học xã hội và nhân văn được trang bị lý thuyết, kỹ năng và phương pháp thực hành công tác xã hội và hơn hết được sự hướng dẫn của thầy cô giáo, chúng tôi quyết định tổ chức chuyến đi thực tế tại trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật tỉnh Hà Tây để học hỏi và thực hành những gì được học.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID554258_bao-cao-chuyen-di-thuc-te-cong-tac-xa-hoi-tai-trung-tam-nuoi-duong-tre-khuyet-tat-tinh-ha-tay.html

Lời mở đầu bài báo cáo chuyên đi tham quan thực tế sản xuất của nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, công ty xi măng Thăng Long Quảng Ninh và nhà máy phân đạm, hóa chất Hà Bắc Bắc Giang

Hóa kỹ thuật là ngành nghiên cứu các quy trình sản xuất và chế biến vật liệu nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ và đáp ứng nhu cầu về đời sống sinh hoạt, nhu cầu sản xuất tiêu dùng, mỹ thuật và xuất khẩu. Thúc đẩy sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của các ngành công nghiệp trên thế giới. Tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và kéo theo đó là sự phát triển các ngành công nghiệp khác đem đến cho xã hội một cuộc sống ấm no, tốt đẹp hơn. Đồng thời nó cũng cung cấp cho chúng ta phương pháp, quy trình khai thác, chế biến nguyên liệu với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao và đánh dấu sự tiến bộ của xã hội với những kết quả có thể đạt được trong tương lai.

Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều khoáng sản nên các ngành công nghiệp nặng ra đời từ lâu và ngày càng phát triển, sản phẩm đã đang phong phú chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Có nhiều công ty đã được thành lập từ rất lâu nhưng trải qua những biến cố lịch sử từ thời kỳ bao cấp sang kinh tế thị trường với nhiều hình thức tồn tại từ công ty nhà nước chuyển sang cổ phần. Các công ty này là nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, công ty xi măng Thăng Long Quảng Ninh và nhà máy phân đạm, hóa chất Hà Bắc Bắc Giang. Những công ty này có bề dày lịch sử trong công cuộc bảo vệ đất nước ngay cả khi hòa bình đã vượt chỉ tiêu sản xuất đề ra trong các thời kỳ phát triển. Sau chuyến đi tham quan thực tế sản xuất tại ba nhà máy này, tập thể sinh viên lớp Hóa k3 VHVL nói chung và cá nhân em đã thu thập được nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích phục vụ cho hoạt động học tập và bổ sung vào vốn kiến thức hạn hẹp của mình.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1239452_bao-cao-chuyen-di-tham-quan-thuc-te-san-xuat-cua-nha-may-kem-dien-phan-thai-nguyen-cong-ty-xi-mang-thang-long-quang-ninh-va-nha-may-phan-dam-va-hoa-chat-ha-bac-bac-giang.html

Mẫu 05: Lời mở đầu bài báo cáo chuyên đi thực tế tại nhà máy thủy điện Phả Lại

Hệ thống điện nói chung thì nhà máy điện là một phần tử có vai trò hết sức quan trọng có nhiệm vụ biến đổi các dạng năng lượng sơ cấp thành năng lượng điện để cung cấp cho các phụ tải. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nói riêng là nhà máy có công suất lớn so với các nhà máy nhiệt điện khác. Vì vậy, cấu trúc của sơ đồ nối điện chính và hệ thống điện tử dùng là tương đối phong phú.

Là một giáo viên trẻ mới bước vào nghề, việc đi thực tế để tìm hiểu thêm về các vấn đề kỹ thuật của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại hết sức bổ ích, qua đó giúp một giáo viên trẻ có thêm nhận thức về thực tế sản xuất qua đó việc giảng dạy sau này có chất lượng hơn.

Qua đợt đi thực tế này, tuy thời gian chưa nhiều nhưng với định hướng của thầy trưởng khoa và sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ vận hành của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại và sự cố gắng của thân đến nay bản thu hoạch về đợt đi thực tế đã hoàn thành.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID804852_bao-cao-thuc-te-qua-trinh-thuc-tap-tai-nha-may-thuy-dien-pha-lai.html

Trên đây là một số lời mở đầu bài báo cáo thực tập thực tế mà Luận Văn Beta đã tổng hợp lại để gửi đến các bạn đang loay hoay tìm ý tưởng viết lời mở đầu cho báo cáo của mình. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hoàn thành báo cáo của mình một cách tốt nhất và đạt được điểm số mong muốn. Ngoài ra, nếu các bạn không có nhiều thời gian để hoàn thành báo cáo của mình, các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết báo cáo thực tập thuê mà Luận Văn Beta cung cấp để hoàn thành bài viết nhanh chóng, đúng deadline.

5/5 - (3 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận