Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Cách Viết Lời Cam Đoan Trong Tiểu Luận & Mẫu Tham Khảo

Cách Viết Lời Cam Đoan Trong Tiểu Luận & Mẫu Tham Khảo

Đăng ngày
24 Tháng Tư, 2024

Lời cam đoan là một phần không thể thiếu trong bất kỳ bài báo cáo, tiểu luận, luận văn, nghiên cứu khoa học dù là ở lĩnh vực nào, cấp độ nào. Lời cam đoan có vai trò đảm bảo tính trung thực, đạo đức học thuật và củng cố độ tin cậy cho bài viết của tác giả. Đối với tiểu luận, lời cam đoan cũng mang ý nghĩa tương tự. Viết lời cam đoan trong tiểu luận khong khó, tuy nhiên đối với các bạn sinh viên lần đầu viết tiểu luận thì có lẽ đây vẫn là điều khá mới mẻ. Trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ hướng dẫn đến bạn đọc cách viết lời cam đoan trong tiểu luận kèm một số mẫu tham khảo trực quan. 

Lời cam đoan trong tiểu luận là gì?

huong dan cach viet loi cam doan trong tieu luan luanvanbeta
Cách viết lời cam đoan trong báo cáo thực tập

Lời cam đoan trong bài viết học thuật nói chung và lời cam đoan trong tiểu luận nói riêng được định nghĩa là một tuyên bố chính thức do tác giả bài luận đưa ra nhằm mục đích khẳng định tính trung thực, sự nỗ lực tạo ra nội dung giá trị cho bài viết. Lời cam đoan đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo đảm bảo tính trung thực của nội dung đề cập trong bài luận và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo, đồng thời củng cố độ tin cậy của nghiên cứu.

Lời cam đoan trong bài tiểu luận có ý nghĩa đối với cả người thực hiện tiểu luận, người đọc và các tổ chức giáo dục. Cụ thể:

Đối với người viết: Lời cam đoan thể hiện sự trung thực và tính trách nhiệm của người viết. Nó đưa ra lời khẳng định rằng người viết đã hoàn thành bài luận của mình một cách độc lập dưới sự hướng dẫn/ hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn. Bài luận đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạp đức học thuật, không có lỗi đạo văn. Nhờ có lời cam đoan, tác giả sẽ thể hiện được sự tự tin vào chất lượng, tính nguyên bản và chính xác từ bài luận của mình. Có thể nói rằng, lời cam đoan góp phần rèn luyện tính trung thực và trách nhiệm học thuật đối với sinh viên. Đồng thời nó cũng được xem như một bản tuyên bố sở hữu trí tuệ cho tác giả. Giúp bảo vệ bản quyền cho nội dung bài luận của người viết, ngăn chặn các hành vi sao chép và sử dụng trái phép bài luận.

Đối với người đọc: Lời cam đoan giúp người đọc có thêm sự tin tưởng vào tính nguyên bản, tính trung thực và độ tin cậy từ các nội dung được đề cập trong bài luận. Qua phần lời cam đoan, người đọc sẽ có thêm thiện cảm đối với người viết và công nhuận những đóng góp, giá trị học thuật mà tác giả bài luận đã mang lại.

Đối với tổ chức giáo dục: Lời cam đoan góp phần đảm bảo môi trường học tập trung thực, lành mạnh, ngăn chặn các hành vi gian lận và đạo văn. Qua lời cam đoan, tổ chức giáo dục có thể đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo và chất lượng học tập của sinh viên.

Nội dung của lời cam đoan trong tiểu luận cần bao gồm những gì?

Nội dung của lời cam đoan trong tiểu luận thường bao gồm:

  • Người viết xác nhận nội dung được đề cập trong bài tiểu luận là nguyên tác, do chính mình thực hiện và không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác.
  • Các nguồn, tài liệu tham khảo sử dụng trong quá trình nghiên cứu được đề cập trong tiểu luận đều được trích dẫn, chú thích theo quy định.
  • Cam kết tuân thủ các quy định về đạo đức học thuật và chống đạo văn
  • Ký tên của người viết và ngày tháng hoàn thành tiểu luận

Yêu cầu về độ dài của lời cam đoan trong tiểu luận

Trên thực tế, không có một quy chuẩn khắt khe nào đối với nội dung, cách trình bày cũng như độ dài của phần lời cam đoan trong tiểu luận. Tuy nhiên, lời cam đoan nên được viết một cách ngắn gọn, thường trong khoảng 50 đến 100 từ. Không nên viết lời cam đoan quá dài dễ gây lan man, không đúng trọng tâm. Khi viết lời cam đoan trong tiểu luận, cần lưu ý trong cách sử dụng ngôn từ. Ngôn từ sử dụng trong lời cam đoan cần rõ ràng, súc tích và dễ hiểu. Tránh sử dụng các từ ngữ hoa mỹ, từ địa phương hoặc từ ngữ chuyên ngành khó hiểu.

Vị trí đặt lời cam đoan trong tiểu luận

Về vị trí, lời cam đoan trong tiểu luận thường được đặt ngay sau trang phụ bìa. Việc đặt phần lời cam đoan ở vị trí ngay đầu bài luận sẽ giúp người đọc dễ dàng nhìn thấy, giúp củng cố sự tin tưởng của người đọc về tính nguyên bản, chất lượng và chính xác về nội dung sẽ được đề cập trong bài luận.

Lời cam đoan nên được viết trên một trang riêng biệt. Việc trình bày như thế này sẽ giúp nhấn mạnh tầm quan trọng và thể hiện sự nghiêm túc của người viết trong việc đảm bảo tính trung thực cho bài luận.

Hướng dẫn cách viết lời cam đoan trong tiểu luận

Một số trường đại học hiện nay cho phép sinh viên viết phần lời cam đoan theo ý của mình. Một số trường lại yêu cầu sinh viên viết lời cam đoan theo mẫu quy định. Chính vì thế, trước khi viết lời cam đoan nói riêng và viết tiểu luận nói chung, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu rõ quy định về cách trình bày tiểu luận của trường. 

Đối với các bạn sinh viên được viết lời cam đoan theo ý của mình, bạn cần đảm bảo rằng cần có các nội dung sau trong lời cam đoan tiểu luận:

  • Xác nhận danh tính tác giả: Khẳng định rằng nội dung tiểu luận là do chính tay người viết thực hiện và không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác.
  • Cam kết đạo đức học thuật: Tuyên bố tuân thủ các quy định về đạo đức học thuật và chống đạo văn.
  • Ký tên và ngày tháng: Ghi rõ họ và tên người viết cùng với ngày tháng hoàn thành tiểu luận.

Mẫu lời cam đoan trong tiểu luận tham khảo: 

LỜI CAM ĐOAN

“Tôi cam đoan: Bài tiểu luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của … (ghi học hàm, học vị và họ, tên giảng viên hướng dẫn), đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này”.

Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc thêm một số mẫu lời cam đoan trong tiểu luận khác bằng cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh. Cùng tham khảo nhé!

Mẫu lời cam đoan trong tiểu luận tham khảo

Mẫu lời cam đoan trong bài tiểu luận Tiếng Việt

Mẫu 01:

mau loi cam doan trong tieu luan luanvanbeta

Mẫu 02:

mau loi cam doan trong tieu luan 02 luanvanbeta

Mẫu 03:

mau loi cam doan trong bai tieu luan 03 luanvanbeta

mau loi cam doan trong tieu luan 04 luanvanbeta

Mẫu 04:

mau loi cam doan trong tieu luan 05 luanvanbeta

Mẫu 05:

mau loi cam doan trong tieu luan 06 luanvanbeta

Mẫu 06:

mau loi cam doan trong bai tieu luan 07 luanvanbeta

Mẫu 07:

mau loi cam doan trong tieu luan 08 luanvanbeta

Mẫu 08:

mau loi cam doan trong tieu luan 09 luanvanbeta

Mẫu lời cam đoan trong bài tiểu luận Tiếng Anh

Mẫu 01:

loi cam doan trong tieu luan bang tieng anh luanvanbeta

Trên đây, Luận Văn Beta đã chia sẻ đến bạn đọc hướng dẫn chi tiết cách viết lời cam đoan trong tiểu luận kèm theo đó là một số mẫu lời cam đoan trong bài tiểu luận Tiếng Việt và Tiếng Anh. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để áp dụng vào bài tiểu luận của mình và hoàn thành bài luận đạt điểm số như ý. Ngoài ra, nếu như bạn đang cần sự hỗ trợ từ chuyên gia, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi. Tại Luận Văn Beta, chúng tôi nhận viết thuê tiểu luận áp dụng cho nhiều chuyên ngành học như: Kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing, công nghệ thông tin, công nghiệp thực phẩm, du lịch, quản lý khách sạn… Chi tiết dịch vụ & bảng giá viết thuê tiểu luận, truy cập: https://luanvanbeta.com/viet-tieu-luan-thue/

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận