Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Công Thức Viết Kết Luận Tiểu Luận Hay, Ấn Tượng & Mẫu Minh Họa

Công Thức Viết Kết Luận Tiểu Luận Hay, Ấn Tượng & Mẫu Minh Họa

Đăng ngày
6 Tháng Sáu, 2024

Lời mở đầu tiểu luận và kết luận tiểu luận là hai phần không thể thiếu trong bất kỳ bài luận nào. Nếu như lời mở đầu tiểu luận dẫn dắt người đọc đến với nội dung của bài luận thì lời kết luận như một bản tóm tắt những nội dung chính của bài luận. Để có một phần kết luận của tiểu luận thuyết phục, súc tích, cô đọng được nội dung của toàn bài luận là điều không hề dễ dàng. Những gợi ý về cách viết đoạn kết và các mẫu kết luận tiểu luận dễ thực hiện dưới đây sẽ giúp các bạn hoàn thành bài viết của mình tốt hơn.

Kết luận tiểu luận là gì? Tầm quan trọng của phần kết luận của tiểu luận

Trong lĩnh vực học thuật, bài tiểu luận đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực tư duy, trình độ học vấn và khả năng nghiên cứu của sinh viên. Một bài tiểu luận hoàn chỉnh không thể thiếu phần kết luận, đóng vai trò then chốt trong việc tổng kết, khẳng định lại luận điểm chính và tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Vai trò của kết luận tiểu luận: 

  • Tổng kết và khẳng định luận điểm chính: Phần kết luận là bản tóm tắt súc tích, cô đọng những ý chính đã được trình bày trong toàn bộ bài luận. Việc tóm tắt này không đơn thuần là lặp lại nội dung mà cần tóm lược súc tích, khái quát những luận điểm quan trọng nhất, đồng thời khẳng định lại luận điểm chính của bài luận. Đây là bước ngoặt quan trọng để củng cố lập luận, khẳng định giá trị của bài tiểu luận.
  • Đánh giá và mở rộng vấn đề: Phần kết luận không chỉ đơn thuần tóm tắt mà còn là nơi để tác giả đưa ra đánh giá, nhận định của bản thân về vấn đề được thảo luận. Tác giả có thể thể hiện quan điểm cá nhân, đưa ra những phân tích, bình luận mang tính học thuật để làm sâu sắc thêm nội dung bài viết. Đồng thời, tác giả cũng có thể mở rộng vấn đề bằng cách đề xuất những hướng nghiên cứu, giải quyết mới cho vấn đề hoặc gợi mở những suy nghĩ, trăn trở cho người đọc. Việc mở rộng vấn đề thể hiện tầm nhìn, tư duy sáng tạo và khả năng nghiên cứu chuyên sâu của tác giả.
  • Tạo ấn tượng lâu dài: Phần kết luận là phần cuối cùng của bài luận, vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng lâu dài cho người đọc. Một kết luận ấn tượng, súc tích sẽ giúp người đọc ghi nhớ bài luận một cách hiệu quả hơn và đánh giá cao năng lực của tác giả. Phần kết luận xuất sắc có thể tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài tiểu luận, khẳng định năng lực học thuật và khả năng nghiên cứu của người viết.

Phần kết luận tiểu luận chuẩn cần đảm bảo:

  • Ngắn gọn, súc tích: Phần kết luận không nên dài dòng, lan man mà cần tập trung vào những ý chính quan trọng nhất. Việc sử dụng ngôn ngữ súc tích, cô đọng thể hiện khả năng tóm tắt và khái quát vấn đề của tác giả.
  • Mạch lạc, logic: Các ý trong phần kết luận cần được trình bày một cách mạch lạc, logic, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nội dung toàn bài. Điều này thể hiện sự trau chuốt, tỉ mỉ trong việc sắp xếp ý tưởng của tác giả.
  • Có sức thuyết phục: Phần kết luận cần có sức thuyết phục, thể hiện được quan điểm, lập luận của tác giả một cách rõ ràng, rành mạch. Lập luận chặt chẽ, logic cùng dẫn chứng xác thực sẽ giúp khẳng định tính thuyết phục của bài tiểu luận.
  • Mở ra hướng suy nghĩ mới: Phần kết luận có thể mở ra hướng suy nghĩ mới, khơi gợi sự tò mò, hứng thú cho người đọc. Việc mở ra hướng nghiên cứu mới thể hiện tầm nhìn chiến lược và khả năng nghiên cứu chuyên sâu của tác giả.
ket luan tieu luan luanvanbeta
Kết luận tiểu luận là gì? Hướng dẫn cách viết kết luận bài tiểu luận

Hướng dẫn cách viết kết luận cho tiểu luận

Kết luận là phần quan trọng đóng vai trò tổng kết và chốt hạ cho toàn bộ nội dung bài tiểu luận. Một kết luận hiệu quả cần đảm bảo súc tích, rõ ràng, khẳng định lại luận điểm chính và gợi mở hướng nghiên cứu tiềm năng. Dưới đây là hai cách viết kết luận tiểu luận phổ biến:

1. Kết bài bằng cách tóm lược:

Ưu điểm:

  • Dễ thực hiện
  • Phù hợp với nhiều dạng đề tài
  • Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung chính của bài luận

Cách thực hiện:

  • Tóm tắt ngắn gọn các luận điểm chính đã trình bày trong phần thân bài
  • Nhấn mạnh vào những ý quan trọng nhất
  • Sử dụng ngôn ngữ súc tích, cô đọng

Ví dụ:

Kết luận: Qua bài tiểu luận trên, tác giả đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để khắc phục tình trạng này. Thiết nghĩ, việc bảo vệ môi trường nước là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay góp sức để giữ gìn nguồn nước sạch cho thế hệ tương lai.

2. Kết bài bằng cách bình luận mở rộng hoặc nâng cao:

Ưu điểm:

  • Thể hiện sự sáng tạo và tư duy độc lập của người viết
  • Mở ra hướng nghiên cứu mới cho vấn đề
  • Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

Cách thực hiện:

  • Dựa trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, phát triển, mở rộng hoặc nâng cao vấn đề
  • Đề xuất những hướng nghiên cứu mới cho các vấn đề chưa giải quyết xong
  • Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, giàu sức thuyết phục

Ví dụ:

Kết luận: Vấn đề rác thải nhựa đang là một thách thức lớn đối với môi trường toàn cầu. Bài tiểu luận này chỉ đề cập đến một số giải pháp cơ bản để giảm thiểu rác thải nhựa. Thiết nghĩ, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề này để tìm ra giải pháp triệt để và hiệu quả nhất. Đồng thời, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân và cộng đồng để chung tay đẩy lùi ô nhiễm nhựa.

***Lưu ý khi viết phần kết luận của tiểu luận:

  • Tránh đưa ra ý mới: Phần kết luận không phải là nơi để đưa ra ý mới mà cần tập trung vào việc tổng kết, khẳng định lại những ý chính đã được trình bày trong bài luận. Việc đưa ra ý mới tại phần kết luận có thể gây rối loạn cấu trúc bài viết và làm giảm tính logic.
  • Tránh lặp lại nội dung: Việc tóm tắt nội dung trong phần kết luận không có nghĩa là lặp lại, sao chép những gì đã được trình bày trong phần thân bài. Thay vào đó, tác giả cần tóm lược súc tích, khái quát những luận điểm quan trọng nhất.
  • Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự: Ngôn ngữ sử dụng trong phần kết luận cần trang trọng, lịch sự, phù hợp với thể loại và mục đích của bài luận. Việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp thể hiện thái độ tôn trọng người đọc và nâng cao tính chuyên nghiệp của bài tiểu luận.

Các mẫu kết luận tiểu luận tham khảo

Kết luận tiểu luận lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua hơn hai mươi năm Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 – 1975), chúng ta đã vượt qua bao khó khăn gian khổ của chiến tranh ở cả hai miền Nam – Bắc, do đế quốc Mỹ gây ra, Đảng đã vững vàng lãnh đạo toàn dân phấn đấu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ của cách mạng cả nước nói chung cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nói riêng. Thực tiễn đã cho thấy rằng: nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì không thể có thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta vào năm 1975. Những thành tựu to lớn cũng như những hạn chế, khuyết điểm của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã để lại cho chúng ta ta nhiều kinh nghiệm quý báu để kế thừa, vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Do đó, mỗi sinh viên cần phải ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Phần kết luận của bài tiểu luận triết học

Tên đề tài: “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”

phan-ket-luan-cua-tieu-luan-triet-hoc-luanvanbeta
Phần kết luận của bài tiểu luận triết học

Kết luận của bài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhìn lại chặng đường đã qua, Đảng ta đã luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn và lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi quan trọng. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong đường lối của Đảng ta và là nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng nước nhà.

Trong quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới; những thành tựu mà chúng ta đạt được sau nhiều năm đổi mới và trong những năm qua đã tạo thế và lực cho nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và tích cực hội nhập kinh tế thế giới, giữ vững môi trường hòa bình đã tạo thêm nhiều cơ hội thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội.

Bên cạnh đó, nước ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn lớn, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường được như:

  • Kinh tế vẫn nằm trong những nước kém phát triển, có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  • Trình độ phát triển khoa học- kỹ thuật còn hạn chế
  • Sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức,…của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với quan liêu, tham nhũng và lãng phí là rất nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa vẫn chưa khắc phục được.
  • Các thế lực thù địch vẫn âm mưu “diễn biến hòa bình” gây bạo loại, sử dụng các chiêu trò làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.An ninh, trật tự và an toàn xã hội ở một số vùng và địa phương chưa đảm bảo.

Những năm tới là cơ hội lớn để đất nước ta phát triển, tuy còn nhiều khó khăn. Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc ta lúc này đó là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua những thách thức và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện để phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn.

Phần kết luận của tiểu luận về hội nhập kinh tế quốc tế

Việc nhìn nhận lại những cơ hội cũng như thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Nó giúp các doanh nghiệp nhìn nhận được những mặt còn yếu kém để khắc phục và phát huy những mặt mạnh đồng thời cũng học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Từ đó, các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng cho mình trên thi trường trường quốc té. Sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung sẽ là lời khẳng định chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn.

Kết luận tiểu luận marketing

Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của luận văn “ Khả năng áp dụng hệ thống Marketing dọc trong hoạt động cung ứng xi măng tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ”. Qua thời gian nghiên cứu em nhận thấy rằng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức và quản lý hệ thống kênh Marketing càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đối với việc tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Tổ chức kênh một cách hợp lý, quản lý một cách chặt chẽ, hiệu quả là điều kiện cần thiết để đạt được thành công trong quá trình phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu tốt hơn đối thủ cạnh tranh đồng thời giải quyết các mối quan hệ, các vấn đề dễ dàng hơn.

Kết luận của tiểu luận giáo dục học

Nhằm xây dựng và phát triển một nền giáo dục đại học trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, gắn với nhu cầu thực tế xã hội là định hướng mà ngành Giáo dục đã và đang hướng đến. Chúng ta đều biết hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đang còn rất non yếu, ngay khi so sánh với các nước trong khu vực. Trong đó chương trình đào tạo và giáo trình là yếu tố quan trọng đối với mỗi cơ sở đào tạo giáo dục, đây được ví như là xương sống của một cơ thể. Việc đầu tư đúng mức cùng với chương trình đào tạo phù hợp, bộ giáo trình tốt là yếu tố thiết yếu góp phần tạo nên sự thành công của cơ sở đào tạo, từ đó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Với những phân tích về chương trình, giáo trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung và cơ sở giáo dục tư nhân nói riêng, nhóm nghiên cứu mong muốn mang đến một cái nhìn tổng quan cùng những bất cập trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trong giáo dục đại học tại Việt Nam. Qua đó, đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, hướng tới mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, đưa nền giáo dục đại học Việt Nam xích lại gần hơn với nền giáo dục đại học của các nước trên thế giới. Để làm được điều đó, cần có sự chung tay góp sức của cả một hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương. Nhưng trước hết, thiết nghĩ với cương vị một người giảng viên, là người trực tiếp áp dụng theo chương trình, giáo trình của Bộ giáo dục và đơn vị công tác, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt công việc giảng dạy, trao dồi chuyên môn. Từ đó, nghiên cứu và tìm ra những điểm hợp lý, chưa hợp lý trong chương trình, giáo trình so với thực tế giảng dạy, đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn. Việc làm này tưởng chừng nhỏ bé, nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo đại học tại Việt Nam.

Trên đây là hướng dẫn viết phần kết luận tiểu luận dễ thực hiện nhất mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng trong những lần viết tiểu luận tiếp theo của mình. Bên cạnh đó, những kết bài tiểu luận mẫu sẽ mang đến cho các bạn cảm hứng để thực hiện bài viết của mình tốt hơn.

3/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận