Trang chủ Tài liệu chuyên ngành F&B Là Gì? Đặc Điểm, Vai Trò Của Kinh Doanh Ngành F&B

F&B Là Gì? Đặc Điểm, Vai Trò Của Kinh Doanh Ngành F&B

Đăng ngày
12 Tháng Ba, 2024

Hiện nay, khi kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, con người không còn chỉ có nhu cầu ăn no mà còn là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về vấn đề ăn uống, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đã không ngừng phát triển để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu này. Vậy, F&B là ngành như thế nào và có vai trò gì? Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo qua bài viết sau cùng Luận Văn Beta nhé

Khái niệm F&B là gì?

f&b la gi luanvanbeta
Khái niệm F&B là gì?

F&B là viết tắt của từ Food and Beverage, tiếng Việt là dịch vụ thực phẩm và đồ uống là loại hình dịch vụ ẩm thực cung cấp trong các loại hình nhà hàng, khách sạn và khu du lịch.

Các bạn có thể tìm thấy dịch vụ F&B trong các đơn vị kinh doanh F&B độc lập như nhà hàng, quầy bar, pub,… nhưng dịch vụ này trong các khách sạn và đơn vị kinh doanh độc lập sẽ có sự khác biệt. Bởi vì trong khách sạn, ngoài việc cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng lưu trú tại khách sạn thì dịch vụ F&B còn cung cấp các dịch vụ khác liên quan như tổ chức liên quan, sinh nhật,  các bữa tiệc theo yêu cầu của khách hàng,…

Phạm vi hoạt động của F&B ở mỗi nơi cũng có sự khác biệt như các khách sạn lớn thì có đầy đủ tiện ích sẽ có quầy giải khát và khu vực ẩm thực riêng còn đối với các khách sạn nhỏ thì dịch vụ F&B chỉ cung cấp trong một không gian nhất định. Tại các khách sạn lớn với số lượng nhân viên đông thì bộ phận F&B sẽ chịu trách nhiệm cung cấp bữa ăn cho cả nhân viên của khách sạn.

Đặc trưng của ngành F&B

Ngành F&B sẽ mang những đặc trưng sau:

Thứ nhất, sản phẩm của ngành tác động trực tiếp đến sức khỏe: Ngành F&B tạo ra những món ăn và chúng sẽ đi trực tiếp vào cơ thể con người qua đường tiêu hoá nên đối với những dưỡng chất sẽ là thứ nuôi dưỡng cơ thể. Ngược lại, đối với những thực phẩm độc hại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. Vì vậy, yêu cầu quan trọng hàng đầu của ngành F&B là kiểm soát chất lượng và đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi quốc gia sẽ đưa ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để các doanh nghiệp kinh doanh F&B phải tuân thủ quy định cách chặt chẽ.

Thứ hai, mang dấu ấn ẩm thực vùng miền: Việc giao lưu khu vực và trên thế giới đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho ngành F&B tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, đặc trưng ẩm thực vùng miền vẫn là điều được ưu tiên hàng đầu với mỗi quốc gia để có thể giữ gìn bản sắc và thu hút đông đảo khách du lịch.

Thứ ba, sản phẩm của ngành F&B mang tính thời vụ cao: Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thực phẩm đã giúp tạo ra nguồn nguyên liệu sản xuất đồ ăn, đồ uống quanh năm nhưng để thực phẩm đạt được độ ngon nhất thì cần khai thác nguyên vật liệu để đảm bảo chất lượng như sầu riêng (mùa hè), vải thiều (tháng 6 đến tháng 8),…Ngoài ra, vào những thời điểm nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng sẽ tăng mạnh như thịt heo vào dịp tết hay các dịp lễ sẽ tăng nhu cầu ăn uống ở ngoài,…Các đơn vị kinh doanh cần nắm bắt đặc trưng này để kinh doanh hiệu quả và thu về lợi nhuận cao.

Thứ tư, sức hút đến từ nhiều khía cạnh: Không phải doanh nghiệp cứ cung cấp đồ ăn ngon thì sẽ thu hút được đông đảo khách hàng mà bên cạnh đó, nhà hàng khách sạn cần tập trung vào nhiều khía cạnh khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như quản lý, phục vụ, chương trình khuyến mãi,…

Các bộ phận thuộc ngành F&B

Ngành F&B sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, cụ thể:

Quầy bar (Lobby bar): Đây là loại hình dịch vụ được cung cấp tại các nhà hàng hoặc khách hàng nhằm mục đích cung cấp đồ uống và là nơi để khách hàng có thể thư giãn, giải trí thông qua việc thưởng thức đồ uống. Hiện nay, tại các nhà hàng và khách sạn cao cấp sẽ luôn có khu vực quầy bar để thể hiện đẳng cấp, mang đến không gian sang trọng và đẳng cấp cho không gian nhà hàng, khách sạn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Nhà hàng: Đây là khu vực để phục vụ cho khách hàng những bữa ăn trong ngày, khách hàng sẽ được cung cấp những bữa ăn chất lượng với cung cách phục vụ chuyên nghiệp và đặc biệt.

Dịch vụ buồng phòng (Room service): Dịch vụ này tại các khách sạn sẽ phục vụ 24/24 nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu buồng phòng nghỉ ngơi của khách hàng. Đối với các khách sạn tiêu chuẩn 4 sao trở lên thì dịch vụ này sẽ bao gồm các dịch vụ VIP đi kèm như đặt trái cây, trang trí, ăn uống tại phòng,…

Yến tiệc (Banquet): Loại hình dịch vụ này nhằm cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện như sinh nhật, đám cưới, tất niên,…tại những nhà hàng, khách sạn lớn. Bộ phận này thường là bộ phận mang lại doanh thu lớn nhất trong ngành F&B của nhà hàng, khách sạn.

Khu bếp (Kitchen): Đây là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ chế biến ra các món ăn ngon có trong danh sách menu của khách sạn, nhà hàng. Bộ phận này rất quan trọng để có thể tạo nên dư vị đặc biệt trong lòng khách hàng, những đơn vị có đồ ăn ngon, cách trang trí độc đáo sẽ ghi dấu ấn trong lòng khách hàng và thu hút họ quay lại trong những lần tiếp theo.

Kinh doanh ngành F&B có vai trò như thế nào?

Có thể nói rằng, ngành F&B là một trong những ngành trọng yếu của bất kỳ quốc gia nào và có vai trò rất lớn trong sự phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp. Do đó, ngành F&B đảm nhận những vai trò sau:

Thứ nhất, giải quyết nhu cầu ăn uống của khách hàng: F&B là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Hiện nay, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp đã không còn là một nhu cầu xa xỉ như trước đây mà đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người nên việc tập trung vào giải quyết nhu cầu này của con người sẽ gia tăng vị thế và sự thu hút khách hàng của bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào.

Thứ hai, giúp thúc đẩy doanh thu hiệu quả: Việc tối ưu hoá dịch vụ khách hàng trở thành lựa chọn giúp nhà hàng, khách sạn thúc đẩy doanh thu một cách hiệu quả mà các đơn vị này không nên bỏ qua. Các nhà hàng, khách sạn có thể tiến hành mở rộng thêm các dịch vụ mới thu hút sự chú ý của khách hàng như phát triển khách sạn kết hợp với nhà hàng, khu nghỉ dưỡng spa, phòng tập, casino,…điều này sẽ giúp khách sạn, nhà hàng có thể thu hút một lượng lớn khách hàng so với việc chỉ tập trung vào buồng phòng cho khách lưu trú.

Thứ ba, tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Việc tập trung phát triển chất lượng của dịch vụ F&B tại nhà hàng, khách sạn là một biện pháp hiệu quả giúp đơn vị có thể gia tăng nhận diện thương hiệu của khách hàng một cách hiệu quả. Một dịch vụ F&B hiệu quả sẽ là tiêu chí để khách hàng so sánh với các nhà hàng khác cũng như thúc đẩy họ quay lại những lần tiếp theo.

Thứ tư, công cụ marketing hiệu quả: Phát triển ngành F&B là một vũ khí sắc bén giúp bất kỳ doanh nghiệp nào trong ngành thực phẩm có thể gia tăng phương pháp marketing truyền miệng, phương pháp này vừa hiệu quả tại có thể tiết kiệm chi phí một cách tối ưu. Từ những nhận xét và đánh giá cao từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ của đơn vị hay một video quảng cáo ngắn cũng có thể thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng. Đôi khi chỉ cần một món ăn có sự độc đáo và hương vị ngon khác biệt cũng là điểm nhấn giúp nhà hàng có thể gia tăng doanh thu hiệu quả. Ngoài ra, việc tập trung vào chất lượng thực phẩm và đẩy mạnh chất lượng phục vụ khách hàng sẽ là điều giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều chi phí marketing.

Thứ năm, tạo phểu khách hàng: Khi tập trung phát triển vào dịch vụ F&B một cách chất lượng và thu hút được lượng đông đảo khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể chuyển dịch sản phẩm, đồ ăn sang các ngành khác như mua sắm, thuê phòng,…Khi giúp khách hàng “no bụng”, họ sẽ sẵn sàng chi tiền vào những dịch vụ khác mà họ muốn.

Thứ sáu, gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng: Đối với các nhà hàng, khách sạn thì dịch vụ chăm sóc khách hàng là điều riêng biệt mà không bất cứ nhà hàng, khách sạn nào có thể bắt chước được. Vì vậy, khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống khách hàng, tăng tinh thần làm việc và mang đến cảm giác vui vẻ, hạnh phúc,…cho khách hàng sẽ khiến họ cảm thấy hài lòng và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Các mô hình kinh doanh F&B phổ biến hiện nay

Mô hình “One-stop Dining”: Mô hình này tạm dịch là việc có thể thưởng thức nhiều ẩm thực tại một địa điểm như những quán café có phục vụ cơm trưa cho dân văn phòng,…Sự tiện lợi này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, gia tăng khẩu vị và có thể tìm hiểu được một không gian phù hợp để trải nghiệm. Mô hình kinh doanh này có nhiều lợi thế để thu hút khách hàng và tiết kiệm nguyên liệu vì có thể linh hoạt trong việc sử dụng để tạo ra nhiều món ăn, đồ uống khác nhau.

Mô hình “Take away”: Mô hình này được tạm dịch là mua mang về, được thấy phổ biến qua các hình thức như những xe bán hay quán café di động…Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ với những app đặt đồ ăn qua mạng trực tuyến nên mô hình này ngày càng phổ biến và được đông đảo khách hàng là dân văn phòng hay khách hàng trẻ đặc biệt yêu thích vì tính tiện lợi và nhanh chóng. Các cơ sở kinh doanh cũng không tốn quá nhiều chi phí đầu tư vì họ có thể lựa chọn mặt bằng nhỏ, ít chỗ ngồi hoặc thuê trong hẻm với giá rẻ,…

Mô hình “Self service”: Tạm dịch là mô hình “Tự phục vụ” điển hình với các mô hình Buffet hay trái cây tự chọn,…mô hình này sẽ có đặc điểm là khách hàng dễ dàng lựa chọn món mình yêu thích, thêm nguyên liệu mong muốn hoặc không lấy những nguyên liệu mà mình không thích,…Điều này sẽ mang đến trải nghiệm thú vị cho khách hàng so với những mô hình truyền thống. Doanh nghiệp kinh doanh mô hình này cũng tiết kiệm chi phí đầu tư nhờ vào việc tiết kiệm chi phí thuê quản lý và nhân viên phục vụ mà họ chỉ cần chuẩn bị nguyên vật liệu và chế biến sẵn đồ ăn để khách hàng thoải mái trải nghiệm.

Mô hình “Farm to Table”: Tạm dịch là mô hình “Từ nông trại đến bàn ăn” tức là doanh nghiệp sẽ tự sản xuất, nuôi trồng nguyên vật liệu cho món ăn mà không lấy nguyên liệu từ các đơn vị khác. Mô hình này cũng trở thành xu hướng được khách hàng yêu thích vì nhu cầu an toàn thực phẩm và tập trung vào nguyên liệu sạch, canh tác hữu cơ. Các doanh nghiệp F&B có thể hợp tác cùng nhau như một bên canh tác nguyên liệu sạch và một bên chế biến, sáng tạo món ăn mang đến quy trình liên tục từ nông trại đến bàn ăn.

Trên đây là những thông tin mà Luận Văn Beta muốn gửi đến các bạn để giải đáp thắc mắc của các bạn về ngành F&B. Hy vọng thông qua bài viết này đã mang lại cho các bạn những hiểu biết cụ thể khi lựa chọn công việc trong ngành này hoặc tìm những cơ hội phát triển kinh doanh đối với ngành nghề này nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận