Cơ sở lý luận là một nội dung không thể thiếu đối với những bài học thuật như tiểu luận, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu khoa học… Thông qua phần cơ sở lý luận, người đọc sẽ nắm được những thông tin cơ sở, chứng cứ cho những lý luận trong đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, đối với những người mới lần đầu viết tiểu luận, luận văn, nghiên cứu khoa học thì việc trình bày nội dung phần cơ sở lý luận chắc chắn sẽ gặp nhiều “bỡ ngỡ”. Chính vì thế, trong bài viết này, chuyên viên học thuật của Luận Văn Beta sẽ giúp bạn hiểu hơn về cơ sở lý luận là gì? Nội dung cơ sở lý luận gồm những gì cũng như hướng dẫn cách viết phần cơ sở lý luận trong luận văn, tiểu luận, nghiên cứu khoa học chuẩn. Cùng tham khảo nhé!
Cơ sở lý luận là gì?
Cơ sở lý luận hay khung lý thuyết (Tiếng Anh: Theoretical Basis) là quá trình người viết tìm kiếm và lựa chọn tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu gồm thông, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày dưới một quan điểm nhất định nhằm đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra hoặc diễn đạt quan điểm về bản chất và phương pháp xem xét chủ đề.
Hiểu một cách đơn giản, cơ sở lý luận là việc người viết thu thập, chọn lọc các bài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện và công bố trước đó liên quan đến vấn đề, chủ đề mà bạn đang nghiên cứu.
Ví dụ: trong bài nghiên cứu khoa học hay bài luận tốt nghiệp, bài luận văn thạc sĩ,…việc bạn xác định, thảo luận và đánh giá lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu thì đó là cơ sở lý luận.
Bên cạnh đó, cơ sở lý luận cũng là phương pháp để lý luận nên đòi hỏi sự logic, thuyết phục được mọi người tin điều đó là đúng. Có nhiều phương pháp lý luận được sử dụng trong các bài nghiên cứu khoa học hoặc luận văn nhưng gồm 4 phương pháp cơ bản là phân tích, diễn dịch, tổng hợp và quy nạp.
Đối với các bài luận hay công trình nghiên cứu khoa học, cơ sở lý luận là phần giúp làm rõ khái niệm, định nghĩa, quan điểm của những nhà khoa học khác nhau.Vì vậy, một bài luận có được đánh giá cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình bạn nghiên cứu và trình bày chính sách phần cơ sở khoa học.
Vai trò của cơ sở lý luận trong bài luận văn, tiểu luận, bài nghiên cứu khoa học là gì?
Đối với các bài luận văn hay nghiên cứu khoa học, cơ sở lý luận là phần để người viết hệ thống hóa các lý thuyết và quan điểm lý luận làm luận điểm khoa học xuyên suốt cho đề tài nghiên cứu của mình. Vì vậy, cơ sở lý luận có những vai trò quan trọng không thể thiếu sau:
Thứ nhất, thông qua cơ sở lý luận sẽ giúp tác giả và người đọc có cái nhìn tổng quan và khách quan về lịch sử nghiên cứu đề tài. Từ đó, tác giả có thể kết nối giữa kiến thức hiện tại mà mình có để lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất.
Thứ hai, thông qua việc tìm kiếm và thu thập tài liệu làm cơ sở lý luận sẽ giúp tác giả có thể hiểu biết hơn về vấn đề mình đang nghiên cứu cũng như có ý tưởng để xây dựng và tạo nên các câu hỏi nghiên cứu.
Thứ ba, cơ sở lý luận giúp tác giả và người đọc nhìn nhận những dẫn chứng rõ ràng, có khoa học để giải thích các giả thuyết và định hướng nghiên cứu để người đọc hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu mà tác giả hướng đến.
Thứ tư, thông qua cơ sở lý luận cũng là thước đo để giảng viên đánh giá sinh viên của mình liệu có dành thời gian tìm kiếm và nghiên cứu kỹ lưỡng về đề tài nghiên cứu mà mình thực hiện hay không. Những cơ sở lý luận được nêu có giúp làm rõ ràng hơn vấn đề nghiên cứu hay không?
Nội dung của cơ sở lý luận gồm những gì?
Cơ sở lý luận là phần đầu tiên và cần phải có trong các bài luận hay nghiên cứu khoa học, trong đó sẽ gồm những nội dung sau:
Khái niệm: Bao gồm các thuật ngữ, định nghĩa giải thích vấn đề mà bạn đang nghiên cứu
Nguyên tắc: Tức là các nguyên tắc và nguyên lý cơ bản của hiện tượng hay vấn đề mà mình thực hiện
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả cần chỉ rõ những phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành đề tài này là gì? Phương pháp nghiên cứu sẽ là kim chỉ nam để hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất. Một số phương pháp nghiên cứu phổ biến thường xuyên được sử dụng trong các bài luận gồm: phương pháp định tính và định lượng, phương pháp quy nạp và diễn giải,…
Những yêu cầu về cơ sở lý luận cần biết
Tính hữu ích: Đối với một bài luận có tính học thuật cao như luận văn, nghiên cứu khoa học thì chúng ta cần xác định rõ tính khả thi của cơ sở lý luận áp dụng vào thực tế. Một cơ sở lý luận được đánh giá cao khi chúng có giá trị nghiên cứu, giá trị xã hội cũng như đóng góp tích cực vào sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu mà mình đang thực hiện.
Tính logic, khoa học: Cơ sở lý luận khoa học được rút ra dựa trên các nghiên cứu khoa học kết hợp với khái niệm, quan điểm trong lĩnh vực tương ứng, không dựa trên phán đoán hay quan điểm chủ quan. Vì vậy, các phát biểu trong cơ sở lý luận cần có sự liên kết chặt chẽ, logic, được chứng minh và công nhận rộng rãi.
Tính tương xứng: Cơ sở lý luận của bài luận phải liên quan chặt chẽ với đề tài và mục đích nghiên cứu. Mục đích của chúng là cung cấp khung lý thuyết, nền tảng phù hợp để giải quyết vấn đề trọng tâm của đề tài nghiên cứu từ đó đạt được mục đích nghiên cứu cuối cùng mà người viết muốn hướng tới.
Thông tin chính xác: Việc chọn lọc và sử dụng các cơ sở lý luận trong bài viết cần phải dựa trên những nguồn dữ liệu đáng tin cậy, được kiểm chứng thông qua các nghiên cứu, thí nghiệm và được xác thực kỹ lưỡng.
Tính linh hoạt: Theo sự phát triển của khoa học, có những lý luận đã không còn phù hợp với thực tế hiện tại. Vì vậy, khi chọn lọc cơ sở lý luận cũng cần tính linh hoạt để giúp nội dung nghiên cứu phù hợp với sự phát triển, tiến bộ của lĩnh vực nghiên cứu trong giai đoạn hiện đại này.
Hướng dẫn cách viết cơ sở lý luận trong luận văn, tiểu luận, nckh chuẩn
Bước 1: Xác định từ khóa nghiên cứu của đề tài
Khi đã xác định được đề tài nghiên cứu, chúng ta cần giới hạn mục tiêu và phạm vi của cơ sở lý luận như chỉ tìm kiếm những tài liệu gần nhất. Việc xác định từ khóa nghiên cứu của đề tài sẽ giúp chúng ta giới hạn nội dung một cách chính xác và phù hợp nhất.
Ví dụ: Đề tài là “Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong thiết kế tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong vật lý 10 để phát huy tính tích cực của học sinh”.
Từ khóa: dạy học tích cực, kỹ thuật dạy học tích cực
Bước 2: Chọn nguồn tài liệu phù hợp
Khi xác định được từ khóa chính của đề tài, chúng ta sẽ tiến hành chọn các tài liệu liên quan nói về chủ đề này. Việc xác định từ khóa chính của đề tài sẽ giúp tác giả thu hẹp phạm vi tìm kiếm một cách hiệu quả và tránh việc lan man, mất thời gian. Đối với các bài viết học thuật, để tìm kiếm tài liệu các bạn có thể tham khảo các nguồn như: Google Scholar, Ageline, MedlinePlus,…hoặc tham khảo tại các thư viện của trường học, thư viện thành phố hoặc gõ từ khóa trên thanh tìm kiếm của Google để cho ra những kết quả phù hợp.
Bước 3: Đánh giá và tổng hợp tài liệu
Trong phần này, chúng ta cần đánh giá tổng quan về đề tài mà mình sẽ thực hiện và chọn nguồn đề tài thông qua những nguồn tài liệu sách, báo, tạp chí nghiên cứu hay các bài luận đã được thực hiện trước đó. Các bạn cần đọc phần tóm tắt để xác định bài viết có phù hợp với nghiên cứu mà mình đang thực hiện hay không.
Đối với những nguồn tài liệu phù hợp, các bạn cần ghi chú và trích dẫn nội dung để phục vụ cho quá trình viết bài của mình. Các bạn có thể tạo một thư mục chú thích để tổng hợp những nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho bài viết của mình. Điều này giúp các bạn ghi nhớ những nội dung mà mình đã đọc và tiết kiệm thời gian tìm kiếm lại tài liệu. Lưu ý, khi trích dẫn thông tin cần trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ để tránh lỗi đạo văn.
Bước 4: Bắt tay vào viết cơ sở lý luận
Sau khi đã có tài liệu liên quan, chúng ta sẽ bắt tay vào việc viết cớ sở lý luận nhưng cần lưu ý một số điểm sau:
Sắp xếp theo cấu trúc logic: Khi viết cơ sở lý luận, chúng ta cần phân chia tiêu đề, tiêu đề phụ cùng các thông tin bổ sung. Hãy đi từ lý thuyết chung và cơ bản nhất sau đó đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể, chi tiết.
Sử dụng ngôn ngữ học thuật, chính xác: Đối với cơ sở lý luận, chúng ta không diễn đạt với ngôn ngữ mang phong cách cá nhân mà cần sử dụng từ ngữ, thuật ngữ chính xác để tránh gây ra sự hiểu nhầm, sai lệch thông tin.
Bật mí kinh nghiệm viết cơ sở lý luận chuẩn xác
Hiểu vấn đề nghiên cứu: Chúng ta chỉ nên bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu và phân tích tài liệu có phù hợp hay không khi mình đã hiểu rõ vấn đề nghiên cứu mà mình sẽ thực hiện trong bài luận. Điều này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và xem xét vấn đề một cách tối ưu nhất.
Nghiên cứu sâu rộng vấn đề: Thực sự để viết một bài luận văn hay nghiên cứu khoa học, chúng ta cần tìm kiếm rất nhiều tài liệu liên quan và các bạn cũng cần có khả năng tìm kiếm tài liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.
Trích dẫn liên quan đến nội dung bài luận: Có một sai lầm mà các bạn khi viết bài phê bình thừng gặp đó là sa lầy vào phần mô tả nội dung của sách báo, tạp chí dẫn đến việc bài luận trở nên lan man, không đúng trọng tâm. Các bạn nên dành thời gian phân tích và so sánh các nguồn tài liệu khác nhau để phục vụ cho mục đích của mình khi chọn lọc các nguồn tài liệu này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cơ sở lý luận cũng như gợi ý cách chọn lọc và viết cơ sở lý luận chi tiết mà Luận Văn Beta muốn gửi đến các bạn đang gặp khó khăn trong nội dung này. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết tiểu luận thuê, viết luận văn thuê,…để hoàn thành bài luận của mình một cách nhanh chóng với giá thành hợp lý nhé.