Chúng ta đang sống trong thời đại mà công nghệ thông tin và khoa học phát triển nhanh chóng hơn bao giờ hết. Sự phát triển này đem lại cho con người những hiểu biết sâu sắc về thế giới và phương pháp nhận thức thế giới. Vì vậy, các bài tiểu luận trở thành một trong những công cụ để con người trình bày hiểu biết và quan điểm của cá nhân trong nhận thức và cải tạo thế giới. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu tiểu luận giúp cho các bài luận trở nên hiệu quả và tiếp cận người đọc tốt hơn. Đó là lý do trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu tiểu luận.
Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là gì?
Tiểu luận là một bài viết mà qua đó người viết trình bày một vấn đề thuộc một môn học hoặc một vấn đề có trong thực tiễn của một đơn vị, tổ chức cụ thể từ đó đưa ra những kết luận, đóng góp ý kiến và đưa ra giải pháp để giải quyết hoặc cải tiến vấn đề hiệu quả hơn. Một bài tiểu luận thường có độ dài từ 5 đến 20 trang tùy vào đề tài và nội dung bài luận.
Viết tiểu luận là một trong những bài tập phổ biến mà các bạn sinh viên thường gặp khi còn học trên giảng đường đại học. Thay vì làm các bài kiểm tra như truyền thống, việc viết tiểu luận sẽ giúp sinh viên có cơ hội thể hiện quan điểm, suy nghĩ của các bạn một cách toàn diện từ đó giảng viên có thể đánh giá mức độ hiểu bài cũng như năng lực thực sự của sinh viên mình. Vì vậy, viết tiểu luận đã và đang trở thành một hình thức phổ biến để đánh giá học sinh tại các trường đại học hiện nay.
Phương pháp là một trong những yếu tố quyết định thành công của bất kỳ nghiên cứu nào. Phương pháp chỉ những công cụ, giải pháp, cách thức,… mà chúng ta sử dụng để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học của mình. Phương pháp được xem như công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng.
Xem thêm:
» Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận Uy Tín Giá Rẻ, Báo Giá Miễn Phí
Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu tiểu luận
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể nhắm vào các đối tượng, vấn đề cụ thể, gồm có chủ thể và đối tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể nên gắn chặt với chủ thể và vì thế nên phương pháp sẽ có mặt chủ quan của chủ thể đó. Mặt chủ quan của phương pháp là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể thể hiện ở việc ý thức các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và xuất phát từ đặc điểm của chủ thể, phương pháp gắn chặt với đối tượng nên phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan này sẽ quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng sẽ chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc phù hợp.
Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có tính mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài tiểu luận chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lưa chọn phương pháp chính xác, phù hợp làm cho mục tiêu nghiên cứu nhanh hơn.
Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt là một hệ thống thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh hay không của một hoạt động nghiên cứu là phát hiện được hay không tính logic của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.
Các phương pháp nghiên cứu tiểu luận thường gặp
Căn cứ vào mức độ, các phương pháp nghiên cứu tiểu luận có thể chia thành hai loại chính bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu tổng quát: căn cứ vào cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, sự khác nhau của những đối tượng lao động cụ thể trong nghiên cứu khoa học, phương pháp tổng quát sẽ gồm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Thực nghiệm là việc người nghiên cứu sử dụng các phương tiện vật chất tác động đến đối tượng nghiên cứu để kiểm chứng các giả thiết, lý thuyết khoa học, chính xác hóa, bổ sung chỉnh lý các phỏng đoán giả thiết ban đầu để xây dựng các giả thiết, lý thuyết khoa học mới. Phương pháp này được tiến hành theo sự chỉ đạo của một ý tưởng khoa học nào đấy nên cần có tri thức khoa học và điều kiện vật chất. Phương pháp này được áp dụng trong các ngành khoa học tự nhiên kỹ thuật-công nghệ là những ngành có khả năng định lượng chính xác.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp này được dùng cho tất cả các ngành khoa học, quá trình tìm kiếm phát hiện diễn ra thông qua tư duy trừu tượng, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, chữ viết,… nên phương pháp nghiên cứu lý thuyết giữ một vị trí rất cơ bản trong các nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn. Điểm xuất phát của nghiên cứu này là quan sát thực tiễn, quan sát sự vận động của đối tượng nghiên cứu nên việc nắm vững hệ thống lý luận nền tảng có vai trò quyết định. Đối với khoa học xã hội ở nước ta, học thuyết Mác- Lênin là hệ thống lý luận nền tảng.
Một số các phương pháp nghiên cứu tiểu luận cụ thể
Phương pháp phân tích: Phân tích là việc phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành các bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn để nghiên cứu từ đó phát hiện thuộc tính và bản chất của từng yếu tố để hiểu được đối tượng nghiên cứu cách mạch lạc, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố cấu thành. Khi phân chia đối tượng, cần xác định tiêu thức để phân chia, chọn điểm xuất phát để nghiên cứu từ đó tìm thuộc tính riêng và chung.
Phương pháp tổng hợp: Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp, đây là quá trình ngược với quá trình phân tích nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát nhất. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, cần tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cái chung, tìm ra được bản chất và quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu trong tiểu luận.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong một nghiên cứu tiểu luận và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, xây dựng tiêu thức đúng đắn trong phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận có ý nghĩa quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ việc phân tích, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Phương pháp quy nạp: Là việc đi từ các hiện tượng riêng lẻ, rời rạc rồi liên kết các hiện tượng đó với nhau để tìm ra bản chất của đối tượng nào đó. Cơ sở khách quan của phương pháp này nằm ở sự lặp lại của một số hiện tượng này hay hiện tượng khác do chỗ cái chung tồn tại, biểu hiện thông qua cái riêng. Phương pháp quy nạp có vai trò quan trọng trong phát hiện các quy luật, rút ra từ những kết luật tổng quát đưa ra các giả thuyết.
Phương pháp diễn giải: Đi từ bản chất, nguyên tắc đã được thừa nhận để tìm ra hiện tượng, biểu hiện cái trùng hợp cụ thể nằm trong sự vận động của đối tượng cụ thể. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với các bộ môn khoa học thiên về nghiên cứu lý thuyết.
Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Phương pháp lịch sử: Thông qua miêu tả, tái hiện hiện thực với sự hỗn độn, lộn xộn của các yếu tố, sự kiện để nêu bật tính quy luật của sự phát triển. Phương pháp này đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật của đối tượng.
Phương pháp lịch sử có đặc điểm là phải đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lịch sử để tìm ra cái đặc thù, cái cá biệt và yêu cầu chúng ta phải tìm cái không lặp lại bên cái lặp lại.
Phương pháp logic: Là nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử và các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát từ đó vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng. Phương pháp logic có những đặc điểm như đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh để tìm ra bản chất của hiện tượng, nắm lấy bước phát triển tất yếu của lịch sử,…
Phương pháp phỏng vấn – trả lời câu hỏi: Đây là phương pháp sử dụng hàng loạt các câu hỏi liên quan đến vấn đề để phỏng vấn từ đó thu được câu trả lời. Để tiến hành phương pháp này, cần đưa ra những câu hỏi được chuẩn bị trước để thu thập thông tin hữu ích phục vụ cho mục đích nghiên cứu cả tác giả.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Là phương pháp tập hợp các câu hỏi được chuẩn bị từ trước để phỏng vấn, người trả lời sẽ trả lời trực tiếp lên bảng câu hỏi đã được in sẵn nhằm thu thập thông tin. Để tiến hành phương pháp này, người được hỏi sẽ trả lời thông qua việc đánh dấu vào các ô tương ứng phù hợp với suy nghĩ của mình.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Phương pháp này tập trung thu thập các ý kiến của những chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan đến vấn đề được nghiên cứu. Để tiến hành, cần thu thập các ý kiến và quan điểm của các chuyên gia, kiểm tra và bổ sung cho nhau để có một cái nhìn khách quan và chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đối với phương pháp này, chúng ta thu thập và tổng hợp các số liệu thứ cấp từ những bài nghiên cứu hoặc bài khảo sát trước đó rồi tiến hành tổng hợp và phân tích lại trong tình hình hiện tại. Phương pháp này yêu cầu người thực hiện lấy thông tin từ những nguồn đáng tin và phù hợp với đề tài với độ chính xác cao để đưa ra kết quả và rút ra kết luận.
Trên đây là một số phương pháp nghiên cứu tiểu luận được sử dụng phổ biến, ngoài ra chúng ta còn có thể kể tên một số phương pháp khác như phương pháp quan sát khoa học, phương pháp liệt kê so sánh,….
Kết luận, với những kiến thức về các phương pháp nghiên cứu tiểu luận mà Luận Văn Beta cung cấp trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn nắm được thông tin và vận dụng chúng một cách thuần thục vào trong từng nghiên cứu của mình để đạt điểm số mong muốn nhé. Nếu có bất cứ khó khăn gì trong quá trình thực hiện tiểu luận, hãy liên hệ với đội ngũ của Luận Văn Beta chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất nhé.