Trang chủ Tài liệu chuyên ngành 05 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính Mới Nhất 2024

05 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính Mới Nhất 2024

Đăng ngày
6 Tháng Mười Hai, 2023

Luật hành chính là một trong những bộ luật quan trọng cấu thành nên luật pháp của một quốc gia. Hiện nay, ngày càng có nhiều vấn đề liên quan đến luật hành chính diễn ra trong đời sống xã hội đã đặt ra yêu cầu về nhu cầu nhân lực hiểu biết rõ về luật hành chính và áp dụng vào thực tiễn. Hiện nay, số lượng sinh viên chọn luật hành chính ngày càng nhiều và các bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện các báo cáo thực tập. Hiểu được điều này, Luận Văn Beta đã tổng hợp một số đề tài báo cáo luật hành chính hay và ấn tượng để các bạn tham khảo.

05 Mẫu bài báo cáo thực tập luật hành chính đạt điểm cao 

bao cao thuc tap luat hanh chinh luanvanbeta
05 Mẫu bài báo cáo thực tập luật hành chính đạt điểm cao 2023

Báo cáo thực tập luật hành chính: “Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn sở hữu trí tuệ tại hãng luật Anh Bằng”

Kiến tập ngành nghề là phần học quan trọng trong chương trình học của trường đại học để sinh viên bắt đầu làm quen với môi trường làm việc từ thực tế và là điều quan trọng để sinh viên mới ra trường không bị ngợp bởi môi trường làm việc thực tại. Kiến tập mang đến cơ hội thâm nhập vào môi trường làm việc ngoài xã hội và tạo điều kiện cho sinh viên bắt đầu tự tạo cho mình tinh thần tự lập, tự giác với công việc và cập nhật các thông tin mới về chuyên ngành mà mình học.

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng và phát triển với nhiều nước trên thế giới được thể hiện bởi việc thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia của Liên hợp quốc cùng các tổ chức quốc tế và khu vực. Yếu tố cấu thành nền kinh tế tri thức- nền kinh tế quyết định đến sự bền vững của các quốc gia trong tương lai phụ thuộc nhiều vào sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyết để xây dựng khung pháp lý đầy đủ, vững chắc làm tiền để quản lý và bảo vệ quyền lợi của chủ thể sở hữu trí tuệ và người sử dụng hợp pháp sở hữu trí tuệ qua đó quyết định sự lớn mạnh và bền vững của các quốc gia trong tương lai.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2381463_bao-cao-kien-tap-phap-luat-hanh-chinh-thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-tu-van-trong-linh-vuc-so-huu-tri-tue-tai-hang-luat-anh-bang.html

Báo cáo thực tập luật hành chính: “Cơ chế kiểm soát trong nội bộ công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014”

Sự xuất hiện của công ty cổ phần (CTCP) là một dấu mốc khẳng định cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp hiện đại. Thiết kế này tạo ra sức sống mạnh mẽ cho công ty trong huy động vốn nhàn rỗi từ công chúng và đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, từ cuối thập niên 80 đến nay thì công cuộc đổi mới và mở rộng thị trường đã mở ra cơ hội và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức phát huy khả năng tổ chức kinh doanh từ đó các công ty, đặc biệt là CTCP hình thành và ngày càng phát triển, chứng minh được vai trò tích cực của mình trong nền kinh tế.

CTCP là loại hình công ty có khả năng huy động vốn mạnh mẽ trên thị trường qua việc phát hành chứng khoán, đặc tính này khiến CTCP không bị hạn chế về số lượng cổ đông và bất kỳ người nào cũng có thể mua cổ phiếu để thành cổ đông của công ty. Vì vậy, CTCP có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống còn của nền kinh tế mỗi quốc gia.

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, nhiều đạo luật được ban hành để điều chỉnh hoạt động của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Trong quá trình hoàn thiện, pháp luật Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nhận thức và thực tiễn thi hành. Đối với các quy định về CTCP, pháp luật đã từng bước tiếp cận phát triển, giải quyết được nhiều yêu cầu đặt ra trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của loại hình này. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ, những quy định pháp luật liên quan đến cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ công ty còn nhiều hạn chế. Thực tiễn, các vụ tranh chấp nội bộ công ty ngày càng phổ biến dẫn tới cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ công ty, nhiều hành vi lợi dụng quyền lực để trục lợi làm thiệt hại lợi ích của cổ đông diễn ra thường xuyên mà một trong những nguyên nhân từ những bất cập và thiếu sót của pháp luật. Các bộ luật hiện đã có nhiều đổi mới tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện.

Xuất phát từ những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn, nhận thấy tầm quan trọng của cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ CTCP Việt Nam, tác giả chọn đề tài “Cơ chế kiểm soát trong nội bộ công ty theo Luật doanh nghiệp 2014”.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2476007_khoa-luan-tot-nghiep-luat-hoc-co-che-kiem-soat-trong-noi-bo-cong-ty-co-phan-theo-luat-doanh-nghiep-2014.html

Báo cáo thực tập luật hành chính: “Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ngoài tố tụng theo pháp luật Việt Nam – Thực tiễn áp dụng”

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ lạc quan theo cơ chế thị trường. Sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Nhưng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết.

Pháp luật Việt Nam công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có thể giải quyết bằng thương lượng để giải quyết, nếu không thương lượng được thì có thể thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba qua hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Mỗi phương thức sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng đều hướng đến việc giải quyết xung đột giữa các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Trong các phương thức giải quyết tranh chấp, bên cạnh thương lượng và trọng tài thì phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải rất phổ biến, đặc biệt được ưa chuộng tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển do những ưu điểm vượt trội của phương thức này so với phương thức tố tụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trong hoạt động thương mại còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi bởi nhiều nguyên nhân.

Để thúc đẩy sự phát triển và áp dụng rộng rãi của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải cần có những công trình nghiên cứu chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm của phương thức này và thực tiễn liên quan. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ngoài tố tụng theo pháp luật Việt Nam- Thực tiễn áp dụng”.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2475920_hoa-luan-tot-nghiep-luat-hoc-chat-luong-cao-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-hoa-giai-ngoai-to-tung-theo-phap-luat-viet-nam-thuc-tien-ap-dung.html

Báo cáo thực tập luật hành chính: “Cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”

Trong những năm gần đây, nước ta có nhiều chuyển biến tích cực về quản lý hành chính nhà nước hướng tới xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân. Cải cách hành chính (CCHC) ở nước ta là yêu cầu cấp bách và là nhiệm vụ mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi mới được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Cải cách thủ tục hành chính là một khâu trọng tâm và được triển khai ở tất các các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Cải cách TTHC là cải cách các quy định pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục để thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chuyên sâu về cải cách TTHC và các giải pháp công nghệ 4.0 là công việc cần thiết có tính thời sự góp phần nâng cao hiệu quả cải cách TTHC theo hướng hiện đại hóa phù hợp với tình hình phát triển cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự cần thiết này, tác giả chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2475924_khoa-luan-tot-nghiep-luat-hien-phap-va-luat-hanh-chinh-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-40.html

Báo cáo thực tập luật hành chính: “Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính”

Sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân là bước ngoặt đánh dấu cho vấn đề kiểm soát việc tuân theo pháp luật, đảm bảo cho luật pháp được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất nhằm bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Sự ra đời của ngành kiểm sát nhân dân đã góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong xã hội. Do đó, việc xác định rõ vai trò của Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động tố tụng nói chung là rất quan trọng để có cái nhìn và phát huy khả năng hoạt động của bộ máy Viện kiểm sát triệt để. Đặc biệt trong tố tụng hành chính, vai trò của Viện kiểm sát càng cần được khẳng định và làm rõ, để hoạt động xét xử hành chính được phát huy hiệu quả nhất và giám sát quá trình thực thi pháp luật.

Bài luận này nhằm mục đích nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hành chính và thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cùng các phương thức đảm bảo thực thi vai trò này của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính. Bài luận cũng đưa ra một số đề xuất và giải pháp chung, cụ thể để nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử hành chính nói riêng và trong tiến trình cải cách tư pháp nói chung ở nước ta hiện nay.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2476052_khoa-luan-tot-nghiep-luat-hien-phap-va-luat-hanh-chinh-vai-tro-cua-vien-kiem-sat-nhan-dan-trong-to-tung-hanh-chinh.html

Kho đề tài báo cáo thực tập luật hành chính mới nhất 2024

  1. Báo cáo thực tập Xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
  2. Báo cáo thực tập Nghiên cứu thực trạng chức năng bảo vệ môi trường của nhà nước qua thực tiễn tại địa phương
  3. Báo cáo thực tập Phân tích các mối quan hệ xã hội phát sinh trong trật tự quản lý hành chính nhà nước trong đó một bên tham gia quan hệ là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
  4. Báo cáo thực tập Đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao việc thực thi các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tại các cơ quan hành chính nhà nước
  5. Báo cáo thực tập luật hành chính: Phân tích nguồn luật tập quán pháp của luật hành chính – liên hệ tới thực trạng xã hội nước ta ngày nay
  6. Báo cáo thực tập Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của cá nhân
  7. Báo cáo thực tập Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Bộ, cơ quan ngang Bộ
  8. Báo cáo thực tập Nghiên cứu thống kê công việc của UBND, thực tiễn tại địa phương
  9. Báo cáo thực tập Nghiên cứu thống kê, phân loại công việc của HĐND, thực tiễn tại địa phương
  10. Báo cáo thực tập Phân tích những hạn chế còn tồn tại trong việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam
  11. Báo cáo thực tập Nghiên cứu các tác động từ môi trường tới việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Việt Nam
  12. Báo cáo thực tập Phân tích thực trạng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và các chế tài xử phạt hành chính đối với lĩnh vực xâm phạm đời tư, quyền bí mật của công dân trên các trang mạng điện tử, truyền thông
  13. Báo cáo thực tập Phân tích tình trạng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong việc quản lý và quy hành các khu vực nông thôn – thành thị trong bối cảnh nền kinh tế – xã hội ở Việt Nam hiện nay
  14. Báo cáo thực tập Phân tích mối quan hệ giữa HĐND và UBND, thực tiễn tại địa phương sinh sống
  15. Báo cáo thực tập Phân tích quyền tự do kinh doanh thể hiện như thế nào thông qua hoạt động đăng ký/ cấp phép kinh doanh, từ thực tiễn tại địa phương sinh sống
  16. Báo cáo thực tập Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm kỷ luật của công chức
  17. Báo cáo thực tập Phân tích thực trạng và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch
  18. Báo cáo thực tập Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  19. Báo cáo thực tập Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
  20. Báo cáo thực tập Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
  21. Báo cáo thực tập Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội
  22. Báo cáo thực tập Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác
  23. Báo cáo thực tập Nghiên cứu thực trạng việc thực thi pháp luật về xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường bền vững tại Việt Nam hiện nay
  24. Báo cáo thực tập Đánh giá vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội từ thực tiễn địa phương
  25. Báo cáo thực tập Pháp luật hành chính về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em

Thông qua bài viết này, Luận Văn Beta hy vọng sẽ có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ quá trình học tập và thực hiện báo cáo của mình. Ngoài ra, đối với những bạn gặp khó khăn về thời gian và hoàn thành báo cáo, hãy tham khảo dịch vụ viết báo cáo thực tập thuê mà Luận Văn Beta cung cấp nhé. Luận Văn Beta là đơn vị cung cấp dịch vụ viết luận văn thuê, báo cáo thực tập thuê, tiểu luận thuê,…uy tín, chất lượng với giá thành phải chăng, phù hợp với nhu cầu của đông đảo các bạn sinh viên hiện nay. Để được tư vấn chi tiết về hạng mục mà Luận Văn Beta cung cấp cùng báo giá cụ thể, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số Hotline hoặc hộp thư điện tử trên Website để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhé.

Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận