Trang chủ Tài liệu chuyên ngành List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự Đạt Điểm Cao 2024

List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự Đạt Điểm Cao 2024

Đăng ngày
24 Tháng Chín, 2024

Luật dân sự là một trong những bộ luật quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển xã hội của một đất nước. Những vấn đề liên quan đến dân sự rất nhiều và ngày càng có xu hướng phức tạp hơn. Vì vậy, khi thực tập luật dân sự, các bạn sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đề tài viết báo cáo thực tập chủ đề này. Trong bài viết dưới đây, luanvanbeta sẽ gửi đến các bạn tổng hợp một số đề tài báo cáo thực tập luật dân sự hay nhất. Cùng tham khảo nhé!

05 Mẫu bài báo cáo thực tập luật dân sự đạt điểm cao

bao cao thuc tap luat dan su luanvanbeta
05 Mẫu báo cáo thực tập luật dân sự đạt điểm cao 2023

Báo cáo thực tập luật dân sự: “Thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn giải quyết”

Thừa kế di sản được hiểu là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của một người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế, người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật và phản ánh phần nào bản chất chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh tính chất từng giai đoạn của quá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng.

Trong tư pháp quốc tế, quyền thừa kế giữ vai trò của nó nhưng được nhìn nhận với quan hệ dân sự khi có sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài như một trong các bên để lại thừa kế hoặc bên nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc thường trú nước ngoài, tài sản thừa kế ở nước ngoài, di chúc được lập ở nước ngoài

Ở nước ta, từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với quan hệ xã hội chủ nghĩa. Lịch sử cho thấy, quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói riêng cho công dân Việt Nam có sự biến đổi theo hướng mở rộng và phụ thuộc vào thành quả phát triển kinh tế- xã hội qua các thời kỳ và được mở rộng phù hợp với quan điểm và cách nhìn nhận đúng đắn đối với mối quan hệ giữa người có tài sản để lại và người thừa kế.

Trong những năm qua, nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, đường lối đổi mới toàn diện đất nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó sở hữu tư nhân có vị trí quan trọng. Việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối tạo thêm cơ sở cho sự phát triển quyền thừa kế của công dân Việt Nam. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này góp phần vào chế định thừa kế phù hợp với xã hội và thông lệ quốc tế.

Tải miễn phí Báo cáo thực tập luật dân sự – Thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn giải quyết

Báo cáo thực tập luật dân sự: “Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là hình thức pháp lý chủ yếu nhằm thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ), là cơ sở để ràng buộc các bên thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận. Do đó, HĐLĐ là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ. Pháp luật hiện hành đưa ra những quy định các bên phải giao kết HĐLĐ khi tham gia quan hệ lao động và cho phép các bên được quyền chấm dứt HĐLĐ để hạn chế mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi một bên không muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ đòi hỏi pháp luật cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về việc này. Hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ là biện pháp hữu hiệu bảo vệ các bên của quan hệ lao động khi có sự vi phạm cam kết hợp đồng, vi phạm pháp luật lao động từ phía bên kia hay các trường hợp khác mà pháp luật quy định. Hành vi này giải phóng các chủ thể khỏi những quyền và nghĩa vụ đã ràng buộc họ trường đó và bảo vệ NLĐ chống lại tình trạng bị chấm dứt HĐLĐ cách tùy tiện.

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển với số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng lao động ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lượng lao động ngày càng cao. Tuy nhiên, những năm gần đây tình trạng NLĐ/ NSDLĐ vì chạy theo lợi ích hay vì lý do khách quan nào đó mà đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Thực tiễn cho thấy, các vụ án lao động ở nước ta hầu hết thuộc về loại đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Thực tế cho thấy sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể liên quan về đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn nhiều hạn chế, các quy định pháp luật còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng,…

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay.

Tải Full Báo cáo thực tập Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Báo cáo thực tập luật dân sự: “Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế”

Quyền thừa kế ra đời là một trong các phương thức pháp lý bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải trong xã hội. Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế của cá nhân đối với tài sản, coi thừa kế là một trong các căn cứ để xác lập quyền sở hữu. Điều này không chỉ có tác dụng kích thích tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng mà còn tạo động lực đẩy mạnh niềm say mê, kích thích sự quản lý năng động của mỗi người tạo ra khối lượng tài sản của mình. Khi một người chết đi, tài sản của họ để lại trở thành di sản và được phân chia cho các thế hệ con cháu, sự dịch chuyển di sản theo chế định thừa kế là sự tiếp nối về quyền sở hữu. Pháp luật công nhận quyền thừa kế đáp ứng phần nào mong ước của con người là tồn tại mãi mãi nên pháp luật thừa kế trên thế giới nói chung và pháp luật thừa kế ở Việt Nam đã không ngừng phát triển và hoàn thiện chế định này.

Hiện nay, các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Sự nhận thức không đầy đủ về pháp luật cá nhân, sử dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp tòa án là những yếu tố làm cho các vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài ảnh hưởng không tốt đến truyền thống đạo đức tốt đẹp vốn có của dân tộc. Đặc biệt, một trong những khó khăn nhất khai áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về thừa kế là vấn đề xác định làm sao cho đúng về diện và hàng thừa kế. Hiện nay, quy định của pháp luật tuy khá chặt chẽ nhưng thực tế vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục, vì vậy em chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế”.

Tải Free Báo cáo thực tập luật dân sự – Thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về diện và hàng thừa kế

Báo cáo thực tập luật dân sự: “Những chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại từ góc độ pháp luật qua Hoàng Việt luật lệ và dân luật Bắc Kỳ 1931”

Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng trong sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phụ nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Địa vị của người phụ nữ Việt Nam thường xuyên có nhiều biến đổi trong mỗi thời kỳ. Trong các triều đại phong kiến nước ta quyền và địa vị cơ bản của người phụ nữ chịu nhiều hạn chế, pháp luật thời kỳ này đưa ra nhiều quy định ngặt nghèo về vai trò và trách nhiệm của người nam và người nữ trong gia đình và xã hội. Những quy định này khiến người phụ nữ phong kiến chịu thiệt thòi về mọi mặt của đời sống trong tương quan với nam giới.

Lịch sử cận đại Việt Nam đánh dấu bằng sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Đây là giai đoạn khá ngắn so với các giai đoạn lịch sử khác trong tiến trình lịch sử nước ta và là một trong những giai đoạn lịch sử để lại nhiều điểm lắng nhất và vai trò của người phụ nữ có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc.

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu xoay quanh đề tài phụ nữ Việt Nam thời trung đại nhưng các nghiên cứu ở thời cận đại không có nhiều. Đề tài này nhằm tìm hiểu quan niệm về quyền phụ nữ có biến chuyển như thế nào trong tư duy pháp luật ở nước ta thời cận đại.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2475938_khoa-luan-tot-nghiep-luat-hoc-nhung-chuyen-bien-ve-quyen-hon-nhan-va-tai-san-cua-phu-nu-viet-nam-thoi-can-dai-tu-goc-do-phap-luat-qua-hoang-viet-luat-le-va-dan-luat-bac-ki-1931.html

Báo cáo thực tập luật dân sự: “Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình”

Bảo vệ trẻ em là vấn đề được nhà nước quan tâm và vào năm 1991, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Việc nước ta là một nước đang phát triển càng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em trong xã hội vì nguyên nhân của nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em xuất phát từ sự nghèo đói và nhu cầu phát triển của các gia đình hiện nay.

Lao động trẻ em là vấn đề phức tạp nên cần những chính sách và hành động cụ thể để đảm bảo trẻ em được phát triển đầy đủ, không tham gia lao động quá mức dưới độ tuổi cho phép. Ở Việt Nam, số lượng lao động trẻ em còn cao, tình trạng sử dụng lao động trẻ em có xu hướng ngày càng tăng. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát cũng chưa được thực hiện thường xuyên, xử lý vi phạm còn bị coi nhẹ.

Ở các nước Châu Á, quan niệm giáo dục thì phải nghiêm khắc nên vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái được xã hội chấp nhận và diễn ra khá phổ biến. Các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình khác cần phải loại bỏ. Dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về việc bảo vệ trẻ em nhưng ở nhiều nơi, tình trạng trẻ em bị bạo hành bởi chính người thân, bị ép kết hôn sớm hay chưa thực sự được cha mẹ quan tâm thờ ơ.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2476059_khoa-luan-tot-nghiep-luat-hoc-phap-luat-ve-bao-ve-tre-em-trong-linh-vuc-lao-dong-va-hon-nhan-gia-dinh.html

List đề tài báo cáo thực tập luật dân sự mới nhất 2023 – 2024

  1. Báo cáo thực tập Vai trò của luật sư trong tố tụng dân sự
  2. Báo cáo thực tập Thẩm quyền và phạm vi giải quyết tranh chấp dân sự của tòa án
  3. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự trong vụ kiện kinh doanh và thương mại
  4. Báo cáo thực tập Thực hiện hình phạt và áp dụng biện pháp bảo đảm trong tố tụng dân sự
  5. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự về nội bộ và xung đột trong doanh nghiệp
  6. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự trong các vụ vi phạm thương hiệu và nhãn hiệu
  7. Báo cáo thực tập luật dân sự Đánh giá vai trò của tố tụng dân sự trong xây dựng hòa bình và hòa giải xã hội
  8. Báo cáo thực tập Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phương pháp đàm phán và thỏa thuận trong tố tụng dân sự
  9. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự về vi phạm thương mại và cạnh tranh không lành mạnh
  10. Báo cáo thực tập Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong tố tụng dân sự và hiệu lực pháp lý của quyết định
  11. Báo cáo thực tập luật dân sự Đánh giá tác động của tố tụng dân sự đối với kinh tế và xã hội tại Việt Nam
  12. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự về vi phạm bản quyền và bảo vệ quyền tác giả
  13. Báo cáo thực tập Phân tích hiệu quả của việc áp dụng giải pháp tạm thời và biện pháp bảo đảm trong tố tụng dân sự
  14. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự về vi phạm pháp luật và hình phạt hành chính
  15. Báo cáo thực tập Phân tích tầm quan trọng của luật tố tụng dân sự trong bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức
  16. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự về vi phạm bất động sản và quyền sở hữu đất đai
  17. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự về vi phạm an toàn và trách nhiệm trong sản xuất công nghiệp
  18. Báo cáo thực tập Phân tích các yếu tố gây tác động đến quyết định tố tụng dân sự và hiệu lực của quyết định đó
  19. Báo cáo thực tập Phân tích & đánh giá tầm quan trọng của chứng cứ và tư liệu trong tố tụng dân sự
  20. Báo cáo thực tập Tầm quan trọng của luật tố tụng dân sự trong bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức
  21. Báo cáo thực tập luật dân sự Luật tố tụng dân sự về vi phạm thương mại và cạnh tranh công bằng
  22. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự về vi phạm thương hiệu và sở hữu trí tuệ trong bối cảnh kỷ nguyên số tại Việt Nam
  23. Báo cáo thực tập Phân tích quy trình phúc thẩm và kháng cáo trong tố tụng dân sự
  24. Báo cáo thực tập Luật tố tụng dân sự về vi phạm an ninh và tội phạm liên quan
  25. Báo cáo thực tập Đánh giá vai trò của tố tụng dân sự trong giải quyết tranh chấp tài chính và ngân hàng

Trên đây là một số báo cáo thực tập luật dân sự mà Luận Văn Beta đã tổng hợp để gửi đến các bạn có nhu cầu tìm kiếm tài liệu tham khảo về ngành học này. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích phục vụ quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo của mình một cách tốt nhất với điểm số mong muốn nhé. Ngoài ra, nếu bạn cần sự hỗ trợ với bài báo cáo thực tập của mình, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi. Với kinh nghiệm 5 năm hoạt động trong lĩnh vực học thuật, chúng tôi tự tin sẽ hoàn thành bài báo cáo của bạn đạt điểm số như ý. Tham khảo chi tiết dịch vụ & bảng giá viết thuê báo cáo thực tập tại: https://luanvanbeta.com/viet-bao-cao-thuc-tap-thue/

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận