Trang chủ Tài liệu chuyên ngành 05 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định 2023

05 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định 2023

Người viết: Admin |

Khi mỗi mùa thực tập gần đến, Luận Văn Beta luôn nhận được nhiều yêu cầu và thắc mắc của các bạn sinh viên về cách thức thực hiện báo cáo thực tập. Trong đó, báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hiện đang được đông đảo các bạn sinh viên quan tâm. Đáp ứng yêu cầu và mong muốn của các bạn, hôm nay Trung tâm Luận Văn Beta sẽ gửi đến các bạn những mẫu báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hay để các bạn tham khảo nhé.

Tổng quan về kế toán tài sản cố định

Kế toán tài sản cố định (Tiếng Anh: Fixed-Asset Accounting) là một trong những nội dung quan trọng trong kế toán. Để làm rõ khái niệm này, trước tiên chúng ta cần hiểu tài sản cố định là gì.

Thuật ngữ tài sản cố định (Tiếng Anh: Fixed-Asset) dùng để chỉ một phần tài sản hoặc thiết bị hữu hình dài hạn (thiết bị máy móc, nhà xưởng…) mà một công ty sở hữu và sử dụng trong hoạt động của mình để tạo thu nhập. Giả định chung về tài sản cố định là chúng dự kiến ​​sẽ tồn tại, được tiêu thụ hoặc chuyển thành tiền mặt sau ít nhất một năm. Như vậy, các công ty có thể khấu hao giá trị của những tài sản này để tính đến hao mòn tự nhiên. Tài sản cố định thường xuất hiện nhất trên bảng cân đối kế toán dưới dạng tài sản, nhà xưởng và thiết bị.

Thông tin về tài sản nói chung và tài sản cố định của một doanh nghiệp nói riêng sẽ giúp tạo ra báo cáo tài chính chính xác, định giá doanh nghiệp và phân tích tài chính kỹ lưỡng. Các nhà đầu tư, chủ nợ và cổ đông của doanh nghiệp sẽ sử dụng các báo cáo này để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp đó và quyết định nên mua cổ phiếu hay cho doanh nghiệp vay tiền. Ngoài ra, tài sản cố định đặc biệt quan trọng đối với các ngành sử dụng nhiều vốn, chẳng hạn như ngành sản xuất, đòi hỏi đầu tư lớn vào đất đai, nhà máy, và thiết bị. Khi một doanh nghiệp liên tục báo cáo dòng tiền ròng âm để mua tài sản cố định, đây có thể là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy công ty đang ở chế độ tăng trưởng hoặc đầu tư.

Kế toán tài sản cố định là việc lưu trữ chính xác hồ sơ tài chính của doanh nghiệp về tài sản vốn của bạn. Phần này mô tả chi tiết vòng đời của một nội dung trong năm giai đoạn khác nhau. Sau lần mua đầu tiên của bạn, vòng đời của mỗi tài sản cố định bao gồm ít nhất ba trong năm giai đoạn dưới đây:

  • Mua lại: Một tài sản cố định mới được ghi vào sổ sách.
  • Khấu hao: Tài sản của bạn giảm giá trị theo định kỳ, được tính theo một phương pháp cụ thể.
  • Đánh giá lại: Đánh giá để ghi lại giá trị thị trường hợp lý hiện tại của nó.
  • Sự suy giảm: Còn được gọi là ghi lại, điều này được coi là sự giảm giá trị được ghi lại do các sự kiện hoặc hoàn cảnh.
  • Xử lý: Bán, loại bỏ hoặc một hình thức xử lý tài sản khác khi nó hết thời hạn sử dụng.

Một nhiệm vụ khác của kế toán tài sản cố định là kiểm tra chi tiết hồ sơ kế toán của công ty bạn sau khi đóng sổ sách cho năm tài chính. Dù là nội bộ hay bên ngoài, đây là lúc bạn có thể nhận thấy sự mâu thuẫn hoặc khác biệt giữa ghi chú của mình và trạng thái thực tế của tài sản. Điều này cũng thúc đẩy tính minh bạch đối với tài sản và sổ sách kế toán của bạn nếu bạn thua lỗ nhiều tiền hơn dự kiến.

Kế toán tài sản cố định là một nội dung quan trọng của kế toán, chính vì thế, chủ đề này cũng được nhiều bạn sinh viên lựa chọn làm đề tài báo cáo thực tập của mình. Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định đạt điểm cao, mới nhất mà bạn có thể tham khảo.

bao cao thuc tap ke toan tai san co dinh luanvanbeta
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định mới nhất 2023

05 Mẫu đề tài báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định đạt điểm 9, 10

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định: “Tổ chức hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định tại doanh nghiệp”

Cùng với xu hướng đa dạng hóa và quốc tế hóa nền kinh tế thì nhu cầu thông tin ngày càng đòi hỏi cấp thiết. Kế toán với tư cách là công cụ cung cấp thông tin hữu hiệu cho  các nhà quản lý trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Do đó, để trở thành một cán bộ kế toán không chỉ nắm đơn thuần về mặt lý thuyết mà còn đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế xuất phát từ thực tế đó trong suốt thời gian hai năm học tập tại trường Trung học Thương Mại TW5 cụ thể là chuyên ngành kế toán, em đã có dịp học tập nắm bắt kiến thức về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, để có sự kết hợp giữa lý luận và thực tế, được sự phân công của nhà trường cụ thể là các thầy cô bộ môn Kế toán cùng với sự tiếp nhận của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hóa, em vinh dự được thực tập tại công ty. Trong suốt quá trình ấy, tuy bước đầu còn nhiều khó khăn do hiểu biết và năng lực hạn chế nhưng em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập với nội dung, yêu cầu mà nhà trường đề ra.

Có được kết quả đó, ngoài nỗ lực của bản thân em phải kê đến sự tận tình giúp đỡ của thầy cô bộ môn kế toán và toàn thể các bác, cô chú trong công ty, đặc biệt là phòng Tài chính kế toán.

Qua quá trình thực tập tại công ty, em đã được phân công đi sâu tìm hiểu, thực hiện chuyên đề “Tổ chức hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định tại doanh nghiệp”. Qua quá trình thực tập tại công ty, sau thời gian tìm hiểu em xin trình bày bản báo cáo sau.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1624569_bao-cao-thuc-tap-tot-nghiep-to-chuc-hach-toan-nghiep-vu-tai-san-co-dinh-tai-cong-ty-co-phan-giay-lam-son.html

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định: “Công tác kế toán Tài sản cố định tại Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng Công trình Đường thuỷ 2

Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản góp phần tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân và là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Với doanh nghiệp, tài sản cố định thể hiện nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, tài sản cố định là thước đo cho trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

Trong những năm qua, việc sử dụng tài sản cố định được các doanh nghiệp đặc biệt được quan tâm. Đối với doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô tài sản cố định mà còn phải biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài sản cố định hiện có. Do vậy, một doanh nghiệp phải tạo ra chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất tài sản cố định cùng với việc thường xuyên đổi mới tài sản cố định.

Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn và được thầy cô giúp đỡ, em đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp”. Với mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng, doanh nghiệp đã tiếp nhận cách chọn lọc nguyên vật liệu đầu vào, các chế độ do Nhà nước ban hành. Bản báo cáo này bao quát hệ thống tổng quan về công ty đến thực trạng quản lý “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định” và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1640244_bao-cao-thuc-tap-thuc-trang-cong-tac-ke-toan-tai-san-co-dinh-tai-cong-ty-thuc-trang-cong-tac-ke-toan-tai-san-co-dinh-tai-cong-ty.html

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty CP bưu chính Viettel”

Nền kinh tế thị trường mở ra tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới nhưng bên cạnh đó tạo ra những thách thức vô cùng lớn. Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi trường kinh tế cạnh tranh đầy khốc liệt về mọi mặt nhất là khi khủng hoảng kinh tế thế giới đang lan rộng khắp toàn cầu. Vì vậy, để tồn tại và đứng vững trong thị trường, các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh. Trong điều kiện đó, công ty Bưu chính Viettel là một công ty mới hạch toán độc lập, xây dựng và phát triển trong thời gian ngắn nhưng công ty không ngừng tìm tòi, sáng tạo và tìm hướng đi riêng cho mình trong môi trường cạnh tranh kinh doanh dịch vụ bưu chính đang rất gay gắt như hiện nay.

Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp thì công tác quản lý kế toán tài sản cố định hữu hình là một trong những mắt xích quan trọng. Tài sản cố định hữu hình không chỉ là điều kiện cơ bản, nền tảng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà đối với doanh nghiệp thì tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản doanh nghiệp, giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay. Giá trị tài sản cố định ngày càng tăng thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ và khoa học nên nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp là vấn đề cơ bản mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định hữu hình nhằm nâng cao chất lượng năng lực hoạt động, tiết kiệm vốn và là biện pháp quan trọng để khắc phục những tổn thất do hao mòn tài sản cố định gây ra.

Mặt khác, trong doanh nghiệp thì tài sản cố định hữu hình còn là thước đo trình độ quản lý của doanh nghiệp khẳng định uy thế, quy mô và tiềm lực vốn có của doanh nghiệp. Công ty cổ phần bưu chính Viettel tuy có giá trì tài sản cố định không chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng việc hạch toán tài sản cố định tại công ty cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình xác định kết quả kinh doanh. Với những lý do trên, sau thời gian thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty, em chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty CP bưu chính Viettel”.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1668825_bao-cao-thuc-tap-hoan-thien-ke-toan-tai-san-co-dinh-huu-hinh-tai-cong-ty-cp-buu-chinh-viettel.html

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định: “Thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình đường thủy 2”

Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thay đổi và chuyển biến cơ bản. Nền kinh tế thị trường với nền tảng là sự cạnh tranh đã bộc lộ hết những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và khẳng định sự tồn tại và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, khi toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực ở các quốc gia và vùng lãnh thổ thì phạm vi hoạt động của doanh nghiệp cũng ngày càng mở rộng, thị trường không còn bị bó hẹp bởi vị trí địa lý và biên giới quốc gia. Bên cạnh những cơ hội tuyệt vời thì cũng có những khó khăn, thách thức vô cùng lớn buộc doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý, các chính sách thích ứng linh hoạt, am hiểu thị trường,…Việc xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, kiên trì thực hiện nó cách mềm dẻo, linh hoạt là một trong những điều kiện để doanh nghiệp thành công. Với ngành xây dựng Việt Nam, tài sản cố định là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và là điều kiện để doanh nghiệp giảm cường độ và tăng năng suất lao động.

Với mục đích tiếp cận thực tiễn quản lý ở công ty để tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định. Trong thời gian thực tập ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình đường thủy 2, em đã học hỏi được thêm một số kiến thức nhất định về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi đặt trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Tải miễn phí Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định – Thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình đường thủy 2

Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định: “Kế toán tài sản cố định tại Công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội”

Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, là yếu tố quan trọng trong quá trình sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Với doanh nghiệp, tài sản cố định là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh tại doanh nghiệp.

Trong những năm qua, việc sử dụng tài sản cố định đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng là mở rộng quy mô tài sản cố định và biết khai thác có hiệu quả nguồn tài sản cố định hiện có. Do vậy, một doanh nghiệp phải tạo ra chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất tài sản cố định kết hợp với thường xuyên đổi mới tài sản cố định.

Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô, em chọn đề tài nghiên cứu “Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Hà Nội”. Với mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng, công ty tiếp cận cách chọn lọc nguyên vật liệu đầu vào, các chế độ do nhà nước ban hành. Báo cáo này bao quát có hệ thống tổng quan về công ty và thực trạng quản lý “tổ chức công tác kế toán tài sản cố định” và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty.

Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID1687160_de-tai-ke-toan-tai-san-co-dinh-tai-cong-ty-cp-vat-tu-nong-nghiep-ha-noi.html

Luận Văn Beta hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sinh viên năm cuối sẽ không còn lo lắng khi phải hoàn thành các báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định nữa nhé. Khi thực hiện báo cáo thực tập theo đúng quy định của nhà trường và đáp ứng những yêu cầu về mặt nội dung và hình thức sẽ giúp các bạn đạt điểm số cao để thuận lợi ra trường đấy ạ.

Đánh giá bài viết
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận