Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục từ lâu đã trở thành một nội dung quan trọng được khuyến khích ở tất cả các bậc học nhằm tìm ra những sáng kiến hay và có tính thực tiễn cao để áp dụng vào công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, viết sáng kiến kinh nghiệm cũng là một trong những điều kiện quan trọng để xét thi đua, xét giáo viên dạy giỏi… Nằm trong series chia sẻ đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạt thành tích cao, ngày hôm nay luanvanbeta.com sẽ gửi đến bạn đọc một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm THCS hay, đạt giải cấp tỉnh mới nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Cùng tham khảo nhé!
05 Mẫu đề tài sáng kiến kinh nghiệm THCS đạt giải cấp tỉnh 2023-2024
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: “Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương”
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển các khu công nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta cũng không ngừng phát triển, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế máy móc. Năng suất lao động tăng nâng cao mức sống con người nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại là chất thải công nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường ngày một cao và trở thành nạn ô nhiễm
Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển dân số nhanh và sinh hoạt của con người đa dạng, phong phú dẫn đến chất thải ngày càng nhiều. Có nhiều loại chất thải khác nhau nhưng tác giả đề cập đến hai loại chất thải đó là chất thải công nghiệp trong sinh hoạt hầu như chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường. Xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu sống của con người ngày càng cao và việc vận dụng khoa học kỹ thuật để phục vụ mình, thậm chí áp dụng khai thác tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng hàng loạt, khai thác mỏ,… tự do trái phép làm cho môi trường sinh thái biến đổi tài nguyên cạn kiệt.
Tất cả những điều kiện trên gây ô nhiễm môi trường và tốc độ trong thiên nhiên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, có nhiều bệnh lạ và khó chữa xuất hiện. Đứng trước tình trạng đó, con người phải có biện pháp làm sạch môi trường sống vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện. Vì vậy, nhà trường cần làm tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vì lực lượng thanh niên là lực lượng nòng cốt, là tương lai của đất nước với lực lượng khá đông trong xã hội. Nhằm góp phần tiếng nói chung vào công tác đào tạo thế hệ trẻ, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương”.
Tải miễn phí Sáng kiến kinh nghiệm THCS – Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: “Phát triển năng lực tư duy cho học sinh qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp trong giảng dạy văn trung học cơ sở”
Trong quá trình dạy học nói chung và dày học môn Ngữ văn nói riêng thì đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng nhằm phát huy hiệu quả khả năng học tập của học sinh. Việc đổi mới dạy học là vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của ngữ văn nằm ở tích hợp và tích cực.
Cả ba phân môn của ngữ văn: Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn thì tích hợp không phải là vấn đề khó nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu người thầy không thực sự chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp và hệ thống câu hỏi lại đặc biệt cần thiết với giảng văn. Cốt lõi để giáo viên có thể hướng dẫn cùng học sinh tìm hiểu văn bản, cảm nhận văn bản một phần chủ yếu thông qua hệ thống câu hỏi. Để hệ thống phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh cần có tính tích hợp. Học sinh khi học văn còn phải liên hệ với tiếng việt và tập làm văn và liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình học với nhau và liên hệ giữa văn với kiến thức của các môn học khác.
Từ những quan trọng của hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng dạy Ngữ Văn, ngay từ đầu năm học được phân công giảng dạy Ngữ văn 9, tôi đã chú ý đến hệ thống câu hỏi “tích hợp” ở 3 phần: Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn đã chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở phần giảng văn.
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: “Kinh nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở”
Quán triệt tinh thần và mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục, việc dạy học nói chung và dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng cần tăng cường thêm hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) để phát triển, nâng cao các phẩm chất, năng lực học sinh và nuôi dưỡng ý thức độc lập tự hào về bản sắc địa phương và gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong nhóm các môn học bắt buộc. Đây là hoạt động giáo dục được tổ chức trong môi trường học tập bằng sự trải nghiệm của mỗi cá nhân người học. Học sinh được tham gia trực tiếp vào hoạt động để phát huy năng lực của mình.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông nhằm bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần mang tính tổng hợp và phân hóa cao, thực hiện bằng nhiều hình thức trải nghiệm, đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh lĩnh hội kinh nghiệm, hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách,…
Để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với những yêu cầu trên, đơn vị trường THCS A Ma Trang Lơng là vấn đề khó vì được xây dựng và hình thành trên địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống với học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ nhiều, chất lượng đầu vào thấp, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã nghiên cứu, lên kế hoạch xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Ngữ văn và bắt đầu có những kết quả nhất định. Thực hiện đề tài này, tôi muốn trình bày và chia sẻ một số kinh nghiệm cụ thể đã thực hiện tại đơn vị trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn ngữ văn tại bậc THCS trường THCS A Ma Trang Lơng.
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: “Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9, tại trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông-Ana, tỉnh Đăk Lăk.”
Khởi nghiệm là một trong những cách thức có tính bền vững được ưu tiên để giáo dục con người, đặc biệt là người trẻ tuổi. Theo đó, khi nền kinh tế đất nước phát triển kéo theo thị trường lao động có những biến động lớn. Trong 10 năm trở lại đây, công nghệ ngày càng phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều ngành nghề mới. Nhưng không ai chắc rằng sau 10 năm nữa, nhwungx ngành nghề này có tiếp tục duy trì tính bền vững hay sẽ lại được thay thế bằng những ngành nghề khác. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp bởi giáo dục khởi nghiệp là cách giải quyết hiệu quả để khắc phục sự bấp bênh, những biến đổi phức tạp trong thị trường lao động.
Theo nghiên cứu, giáo dục khởi nghiệp bắt đầu sớm giúp các em hình thành các tố chất quan trọng của nhà khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp từ THCS tạo tiền đề về tinh thần cho các em chuẩn bị bước vào con đường khởi nghiệp phía trước. Khẳng định giáo dục khởi nghiệp là đúng đắn và có tính cấp thiết trong nền giáo dục nhưng nhìn chung trên địa bàn huyện Krông Ana, việc giáo dục khởi nghiệp trong trường THCS chưa được chú trọng. Hầu hết học sinh chỉ được làm quen với môn hướng nghiệp chứ chưa phát huy được tính tiên phong, sáng tạo và đi đầu mà giáo dục khởi nghiệp hướng tới.
Tuy được nhắc nhiều nhưng học sinh vẫn nhầm tưởng khởi nghiệp là lao vào kinh doanh, buôn bán được nhiều thì sẽ gọi là khởi nghiệp thành công. Học sinh có nhu cầu giáo dục khởi nghiệp và các em cần một nguồn thông tin chính thống để tránh hiểu sai, đi sai hướng khi còn ngồi trên ghế nhà trường và không ai có thể đáp ứng tốt hơn là nhà giáo dục, giáo viên đang giảng dạy các em.
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này đã gặt hái một số thành công nhất định nhưng cũng còn nhiều thiếu sót cần sửa đổi, bổ sung.
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lý 7 ở trường trung học cơ sở”
Năm học 2019-2020 là năm học có ý nghĩa quan trọng thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành. Để thực hiện tốt chương trình và sách giáo khoa mới, các trường đã đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều hội nghị, hội thảo tổ chức về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất.
Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học của các em để hình thành tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đã thể hiện cách học mới của học sinh từ hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Thực tế ở các trường THCS, việc giảng dạy theo phương pháp mới còn nhiều trăn trở, có không ít giáo viên vẫn theo nếp cũ, trình bày theo phương pháp truyền thông nên hiệu quả chưa cao. Đối với bộ môn Địa lý, nội dung sách không những đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh mà phải đổi mới phương pháp dạy học có sự kết hợp nhuần nhuyễn. Song làm thế nào để học sinh khai thác và sử dụng hiệu quả biểu đồ khí hậu trong dạy học địa lý 7 là câu hỏi được nhiều giáo viên quan tâm. Vì vậy, bản thân tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lý 7 ở trường trung học cơ sở” và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng khi dạy kiểu bài này.
Danh sách đề tài sáng kiến kinh nghiệm THCS mới nhất hiện nay
Sáng kiến kinh nghiệm THCS môn Toán
- Kinh nghiệm tổ chức hiệu quả tiết học hoạt động thực hành và trải nghiệm môn Toán theo bộ sách chân trời sáng tạo cho học sinh lớp 6 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh
- Phát triển năng lực tư duy và nâng cao kỹ năng giải các bài toán về quỹ tích và cực trị hình học trong các kì thi học sinh giỏi Toán 9
- Phát triển năng lực tư duy của học sinh lớp 8, 9 tại trường THCS Nguyễn Đình Chiểu khi giải bài toán bằng cách lập phương trình
- Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng STEM trong dạy học môn Toán 8
- Định hướng tổ chức hoạt động Thực hành và trải nghiệm cho HS trong chương trình toán 6 (Chân trời sáng tạo) tại trường THCS Nguyễn Phong Sắc
- Kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm, dạy học chủ đề Hình học không gian lớp 9 theo định hướng giáo dục STEM
- Chia sẻ một số giải pháp nhằm giúp học sinh tiếp cận nhanh dạng toán “giải bài toán bằng cách lập phương trình” thông qua lập bảng – môn Toán 8
- Phát huy tính tích cực của học sinh qua bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau trong hình học lớp 7
- Áp dụng kĩ thuật dạy học bằng tổ chức các trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 7 tại
trường THCS Trưng Vương - Nâng cao năng lực tự học, thúc đẩy sự tìm tòi khám phá CNTT của học sinh kết hợp Trí tuệ nhân tạo AI ở bộ môn Toán học lớp 8, 9
Sáng kiến kinh nghiệm THCS môn Ngữ văn
- Chia sẻ một số kinh nghiệm giúp học sinh khối 9 trường THCS Lương Thế Vinh học tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Áp dụng một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn 8, 9 tại trường THCS Ngô Gia Tự
Sáng kiến kinh nghiệm THCS môn KHTN
- Kinh nghiệm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược kết hợp sơ đồ tư duy trong giảng dạy Chủ đề 3: Oxygen và không khí – Chương trình KHTN 6 sách Chân trơi sáng tạo
- Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Hóa học 9 tại trường TH,THCS và THPT Quốc tế Á Châu
- Sử dụng công cụ dạy học Nearpod nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN 7 cho học sinh
- Kinh nghiệm áp dụng một số phương pháp, kỹ thuật giải các bài toán liên quan đến sự trao đổi nhiệt dẫn đến sự chuyển thể môn Vật lý lớp 9 kèm ví dụ minh họa rút ra từ các đề thi chọn học sinh giỏi Vật lý lớp 9
- Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy nội dung “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng” Môn Khoa học tự nhiên 7
- Kinh nghiệm tổ chức dạy học một số kiến thức chủ đề đa dạng thế giới sống môn khoa học tự nhiên 6 theo mô hình lớp học đảo ngược hiệu quả nhằm giúp các em học sinh phát triển năng lực khoa học tự nhiên
- Nghiên cứu và sử dụng sách điện tử tương tác vào dạy học chủ đề 7 “Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng” – Khoa học tự nhiên 7 với định hướng phát triển năng lực tự học và khám phá khoa học cho học sinh trung học cơ sở.
Sáng kiến kinh nghiệm THCS môn KHXH
- Mốt số giải pháp phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh khối 6 thông qua tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy bày 6 – Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất – Địa lý – Cánh diều
- Một số kinh nghiệm xây dựng bộ thử thách “GEO- NINE” nhằm giúp các em học sinh khoói 9 phát triển năng lực, tăng hứng thú học tập môn Địa lý 9
- Áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy địa lí lớp 6 để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
- Một số kinh nghiệm trong tổ chức giờ học để đa dạng các kĩ thuật dạy học trong một tiết học góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy – học phân môn Địa lí 6
- Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm sử dụng một số kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực trong dạy bài lưỡng hà cổ đại môn Lịch sử & Địa lý 6 tại trường THCS Lạc Hồng
- Thông qua các trò chơi học tập (chinh phục đại ngàn) và các đoạn phim tư liệu nhằm tạo hứng thú học Lịch sử – Địa lí THCS
Sáng kiến kinh nghiệm THCS về công tác chủ nhiệm
- Một số giải pháp phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS Trần Cao Vân
- Sáng kiến kinh nghiệm trung học cơ sở: Phát huy năng lực của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm
Sáng kiến kinh nghiệm trung học cơ sở môn Thể dục
Trên đây là các đề tài sáng kiến kinh nghiệm trung học cơ sở mà Luận Văn Beta đã tổng hợp để gửi đến quý thầy cô tham khảo và các bạn đọc đang muốn tìm hiểu thông tin về đề tài này. Hy vọng thông qua bài viết này, Luận Văn Beta đã giúp các bạn có thêm thông tin và kiến thức phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu của mình nhé.