Xã hội phát triển kéo theo việc du nhập thêm nhiều vấn đề về văn hóa nên việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một bài luận văn thạc sĩ văn học hay và ấn tượng sẽ giúp các bạn đạt điểm cao cho đợt tốt nghiệp của mình cũng là một nấc thang giúp bạn phát triển trên con đường sự nghiệp phía trước. Do đó, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến các bạn những đề tài luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam ấn tượng như một tài liệu tham khảo hữu ích.
Tổng quan thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam
Chuyên ngành Văn học Việt Nam nghiên cứu về văn học trong ngữ cảnh Việt Nam, bao gồm các tác phẩm văn học và nhà văn nổi tiếng của Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại. Chuyên ngành này thường tập trung vào việc phân tích, giải thích và đánh giá các tác phẩm văn học Việt Nam, cũng như nghiên cứu về các thể loại văn học và tác động của chúng đối với xã hội và văn hóa Việt Nam.
Một số lĩnh vực chính trong chuyên ngành Văn học Việt Nam bao gồm:
1. Văn học dân gian và truyền miệng: Nghiên cứu về truyện cổ tích, hát ru, chèo, quan họ, ca dao, tục ngữ và các thể loại văn hóa dân gian khác.
2. Văn học cổ điển: Tìm hiểu về văn học Việt Nam từ thời kỳ Hán-Nôm, bao gồm các tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh.
3. Văn học hiện đại: Nghiên cứu về văn học Việt Nam từ thế kỷ 20 đến hiện tại, bao gồm các tác phẩm của các tác giả như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Bùi Giáng và Nguyễn Nhật Ánh.
4. Thể loại văn học: Nghiên cứu về các thể loại văn học Việt Nam như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận và tự sự.
5. Phê phán văn học: Phân tích và đánh giá các tác phẩm văn học Việt Nam, nhận xét về giá trị nghệ thuật, tư tưởng, và tác động của chúng đối với xã hội.
6. Lịch sử văn học: Nghiên cứu về quá trình phát triển của văn học Việt Nam theo thời gian, các trường phái văn học và sự tương tác với văn hóa và lịch sử.
Chuyên ngành Văn học Việt Nam cung cấp cho sinh viên kiến thức sâu về văn học và văn hóa Việt Nam, khả năng phân tích văn học. Đồng thời, khi theo học chuyên ngành, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng phân tích văn bản, đọc hiểu và diễn giải các tác phẩm văn học, phê phán và viết văn về văn học. Ngoài ra, chuyên ngành cũng khuyến khích sinh viên nghiên cứu và tham gia vào các hoạt động liên quan đến văn học như biên tập tạp chí văn học, tổ chức hội thảo và sự kiện văn hóa, và dịch thuật văn học. Để giúp các bạn học viên theo học chuyên ngành học này hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp của mình, trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu bài luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam mới nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ hữu ích dành cho bạn.
05 Mẫu bài luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam hay nhất 2023, tải miễn phí
Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam mẫu 01: “Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn”
Xét ở phương diện thực tiễn, khi nhìn vào dòng chảy của sự phát triển chung của văn học nước nhà sau cách mạng tháng Tám, chúng ta có thể thấy rõ nền văn học thiếu nhi giai đoạn từ năm 1975 đến nay có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Trong dòng chảy của sự phát triển văn học ấy, thể loại truyện thiếu nhi đã ghi dấu những tên tuổi của nhiều tác giả. Sự đóng góp của họ đối với văn học thiếu nhi Việt Nam là những tác giả có giá trị được bạn đọc yêu mến, trong đó không thể không nhắc đến Phan Thị Thanh Nhàn. Bà là một cây bú được nhiều người biết đến với những vần thơ dành cho người lớn nhưng với thể loại truyện thiếu nhi bà cũng đã gặt hái được một mùa bội thu trong sự nghiệp sáng tác của mình.
Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Phan Thị Thanh Nhà đã thử nghiệm ngòi bút của mình với nhiều thể loại và bà đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, chúng ta hầu như chỉ chú ý đến một Phan Thị Thanh Nhàn với vai trò là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong những năm tháng chống Mỹ của dân tộc, í tai chú ý đến những đóng góp của bà trong thể loại truyện thiếu nhi. Cho nên, thông qua đề tài luận văn thạc sĩ tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi Phan Thị Thanh Nhà, chúng tôi muốn làm rõ thêm một trong những đóng góp của Phan Thị Thanh Nhàn đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.
Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam mẫu 02: “Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích của người Việt từ góc nhìn văn hóa”
Truyện kể dân gian được xem là kho báu quý giá, nơi lưu giữ một cách độc đáo những di chỉ văn hóa về mặt tinh thần của từng dân tộc. Trong số đó, truyện kể phong tục là nhóm truyện đặc biệt, có nguồn gốc liên quan đến việc hình thành, phát triển và chuyển hóa nền văn hóa cổ truyền theo dòng thời gian. Với tầm quan trọng và tiềm năng cung cấp những giá trị thực tiễn cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau nên không ngạc nhiên khi tiểu loại này trở thành đối tượng nghiên cứu truyền thống không chỉ của văn học dân gian mà còn nhiều ngành khoa học khác.
Việt Nam là đất nước có nền văn minh nông nghiệp lúa nước phát triển rực rỡ từ rất sớm đã lưu giữ được một kho truyện kể dân gian vô cùng phong phú. Truyện kể dân gian ở Việt Nam gồm rất nhiều thể loại như thần thoại, truyền thuyết,…nổi bật trong đó có truyện cổ tích với nhóm truyện có nội dung nói về phong tục, thể hiện sức hấp dân và sức sáng tạo tuyệt vời của trí tuệ dân gian. Hầu hết các phong tục tập quán được lý giải trong hệ thống truyện cổ tích đã ăn sâu vào lối sống, tiềm thức của người dân Việt Nam.
Trên thực tế, dù đã được các nhà sưu tầm tiến hành văn bản hóa nhóm truyện này từ sớm nhưng cho đến nay vẫn chưa xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia đều nhận thức được giá trị quan trọng của văn hóa, coi văn hóa là nền tảng và động lực phát triển nên việc nghiên cứu văn học cũng không nằm ngoài xu thế ấy.
Việc nghiên cứu nhóm truyện kể có nội dung bàn về phong tục vào bối cảnh lớn của nền văn hóa để tiếp cận, nghiên cứu từ quan điểm liên ngành là quan trọng để có thể mang lại những cách nhìn mới mẻ hơn.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hóa” làm luận văn thạc sĩ tốt nghiệp.
Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam mẫu 03: “Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương”
Văn hóa – văn học có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, văn học là thành tố của văn hóa nên chịu tác động từ văn hóa và ngược lại văn học phản ánh văn hóa. Quan hệ văn hóa- văn học vẫn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, dù soi chiếu vào tác phẩm văn học cụ thể, sự nghiệp sáng tác của một nhà văn hiện còn tương đối ít. Khảo sát văn học từ quan hệ văn hóa vừa giúp chúng ta hiểu về bản chất, chức năng văn học, từ khảo sát văn học để tìm về cội nguồn văn hóa của thời đại mà tác giả và tác phẩm tồn tại. Việc khảo sát những truyện ngắn của nhà văn Quế Hương trong mối tương quan văn hóa- văn học sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ này phát triển.
Truyện ngắn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và đã đạt đỉnh cao đặc sắc cả về nội dung, nghệ thuật, số lượng tác phẩm và đội ngũ sáng tác, đặc biệt là đội ngũ nhà văn nữ. Trong đó, nhà văn Quế Hương tuy lặng lẽ âm thầm nhưng đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại.
Sinh ra và lớn lên ở Huế, sau này chuyển vào Hội An và bây giờ sinh sống tại Đà Nẵng nhưng những sáng tác của nhà văn Quế Hương đã mang đến cho người đọc những câu chuyện, những bức tranh về Huế thấm đẫm nhất, tinh tế nhất. Tuy nhiên, truyện ngắn của chị vẫn chưa được nhiều người tìm hiểu, khai thác đặc biệt là về dấu ấn văn hóa trong các truyện của Quế Hương. Từ chính những điều trên, tôi đã chọn đề tài “Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương” để giúp người đọc tìm thấy nhiều điều thú vị, mới mẻ trong truyện ngắn của nhà văn này.
Tải miễn phí Luận văn thạc sĩ văn học: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương
Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam mẫu 04: “Sự hình thành các thể thơ dân tộc trong văn học Việt Nam từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19”
Trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại đóng một vị trí đặc biệt quan trọng, phản ánh được đất nước Việt, con người Việt đồng thời là ý thức của người Việt về tổ quốc, dân tộc. Có thể thấy rằng nền văn học ấy đã được nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước đầy hào hùng của dân tộc. Từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rõ đến sự vận động của văn học hiện đại. Vì thế, sự hình thành các thể thơ dân tộc có một vị trí quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc nói chung và văn học trung đại nói riêng.
Các thể thơ dân tộc từ khi mới xuất hiện và trong suốt chặng đường về sau tỏ ra có vai trò đặc biệt trong việc thỏa mãn các nhu cầu sáng tác cũng như nhu cầu thưởng thức. Các thể thơ dân tộc có nguồn gốc nội sinh trên nền tảng các thể loại văn học dân gian gồm vãn vè, lục bát, song thất lục bát và hát nói. Việc hình thành các thể thơ này thể hiện ý thức dân tộc, tư duy sáng tạo của nhân dân và đánh dấu bước tiến lớn của văn học chữ Nôm. Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu quá trình định hình của các thể thơ này là việc làm cần thiết có tính khoa học, giúp người đọc thấy được vị thế và tầm quan trọng của các thể thơ dân tộc trong văn học trung đại và trong tiến trình văn học dân tộc.
Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam mẫu 05: “Đặc điểm ngâm khúc Việt Nam thời Trung đại”
Miền núi với những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội và con người là vùng đất lý tưởng cho văn chương nghệ thuật đào sâu, khai thác. Vốn dĩ nơi đây là một vùng đất với địa hình mang đặc trưng núi cao, vực sâu tiềm ẩn những vẻ đẹp của phong tục tập quán ngàn đời luôn là vùng đất mới với sức hút đặc biệt. Lịch sử văn học Việt Nam từ rất sớm đã ghi nhận những thành tựu của nhiều cây bút dành nhiều tâm sức để viết về đề tài miền núi. Mỗi tác phẩm là một phần lịch sử góp phần không nhỏ trong việc tái hiện lại cuộc sống phong phú và đa dạng, vẽ nên bức tranh muôn màu về đời sống vùng cao để lại dấu ấn qua các chặng đường văn học.
Kể từ sau năm 1975, văn học viết về miền núi bước sang một trang mới với sự xuất hiện của nhiều cây bút mang sức trẻ trong đó có cả những cây bút là người dân tộc thiểu số. Thế hệ các nhà văn trẻ viết về đề tài miền núi mang trong mình tấm lòng nhiệt huyết, họ tiếp tục kế thừa thế hệ trước trong việc khai thác những tư liệu ngay trên chính mảnh đất đó nhưng tiến hành mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực miền núi trong bước tiến của đời sống hiện đại.
Đỗ Bích Thủy là một trong những nhà văn đại diện cho sức trẻ của miền núi. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Đỗ Bích Thủy đã chắt chiu góp nhặt chuyện đời chuyện người đem đến với bạn đọc khá nhiều tác phẩm có giá trị cao cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật sáng tác. Đó là những trang viết chuyên chở ngôn ngữ dung dị, mạch văn thơ êm chảy chất chứa sâu thẳm bên trong những rung cảm chân thực về chính quê hương máu thịt của chị. Ngôn ngữ của chị không gai góc, dữ dội nhưng ta nhanh chóng nhận ra tính cách dung dị, chân chất trong con người và nét văn hóa độc đáo của miền núi trên cái nền là cảnh sắc thiên nhiên hoang dã mà lộng lẫy tới nao lòng.
Nếu văn hóa là bản sắc thì con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội. Vì vậy, tìm hiểu Dấu ấn văn hóa miền núi trong văn xuôi Đỗ Bích Thủy là việc ý nghĩa trong khẳng định tên tuổi đã cống hiến hết mình cho vùng núi cao phía Bắc tổ quốc.
Link tải Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam: Đặc điểm ngâm khúc Việt Nam thời Trung đại miễn phí
Văn học là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống con người nên việc đào sâu các khía cạnh văn học sẽ góp phần làm cho kho tang văn học thêm phong phú và đặc sắc hơn. Trên đây là một số đề tài luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam ấn tượng mà các bạn học viên chuyên ngành này có thể tham khảo để chuẩn bị tốt nhất cho việc thực hiện nghiên cứu của mình. Ngoài ra, nếu như gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc viết luận văn thạc sĩ văn học, bạn đọc cũng có thể liên hệ với các chuyên viên học thuật của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng & hiệu quả. Tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ chuyên nghiệp của chúng tôi tại: https://luanvanbeta.com/viet-luan-van-thue/