Để tạo nên một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh cần có sự góp sức của nhiều phần khác nhau như đề tài, thiết kế nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị… Trong đó, literature review là một phần không thể thiếu. Đối với những bạn mới bắt tay vào làm bài luận, viết literature review là việc không hề đơn giản và có thể gặp không ít khó khăn. Trong bài viết này, Luận Văn Beta sẽ cùng bạn làm rõ khái niệm literature review là gi, literature review gồm những gì và cách viết literature review trong nghiên cứu khoa học, luận văn, khóa luận.
Khái niệm: Literature review là gi?
Literature review hay còn được biết đến với tên gọi tổng quan lý thuyết là phần mà người viết đánh giá tổng quan về các tác phẩm đã được công bố trước đó về một chủ đề nghiên cứu cụ thể. Trong phần này, tác giả sẽ phân tích phản biện về mối quan hệ giữa các kết quả nghiên cứu với nhau và liên hệ kết quả đó với kết quả nghiên cứu của người viết trong tác phẩm của mình.
Literature review có thể là một bài nghiên cứu học thuật độc lập hoặc có thể là phần mở đầu của một bài báo khoa học hay một chương nằm trong các nghiên cứu khoa học như luận văn/ luận án với khung lý thuyết cho nghiên cứu của tác giả.
Trong các bài luận có tính học thuật cao, phần Literature review chiếm một phần dung lượng khá lớn trong bài viết và là nơi để người viết hệ thống lại các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó có liên quan đến đề tài mà mình đang làm. Do đó, để có thể hoàn thành tốt phần này người viết cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ càng về trúc và yêu cầu cụ thể cũng như tìm hiểu những tài liệu tham khảo liên quan đến ghi chú lại những kiến thức quan trọng giúp cho bài nghiên cứu của bạn có ý nghĩa cao hơn về mặt học thuật.
Mục đích và vai trò viết literature review là gì?
Việc viết Literature Review có những mục đích và vai trò quan trọng sau đây:
Thứ nhất, phân tích và tìm ra vấn đề còn tồn tại: Thực tế, việc viết Literature review chính là việc người viết tổng hợp lại những nội dung nghiên cứu mà các tác giả các trong cùng lĩnh vực đã thực hiện. Qua đó, người viết có thể phân tích, đánh giá các nghiên cứu và tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu hay những vấn đề còn tồn đọng để thực hiện trong nghiên cứu của mình. Thông qua điều này, chúng ta có thể hoàn thiện những vấn đề nghiên cứu từ đó mang đến những ý nghĩa về mặt khoa học lẫn thực tiễn cho vấn đề hoặc đưa ra những kiến nghị hay phương hướng mới để phát triển hơn vấn đề đang nghiên cứu.
Thứ hai, liên kết lý thuyết với thực tế nghiên cứu trong quá trình làm bài luận: Thực tế cho thấy rằng tại những thời điểm và với từng đối tượng nghiên cứu khác nhau sẽ đưa ra những kết quả khác nhau. Do đó, việc viết Literature Review sẽ giúp người viết có cái nhìn tổng quan hơn, bao quát hơn về vấn đề mà mình đang thực hiện cũng như có sự liên kết giữa lý thuyết với thực tế nghiên cứu trong quá trình hoàn thành bài luận.
Thứ ba, Literature Review giúp người viết trình bày tài liệu một cách có hệ thống: Để viết được một Literature Review, đòi hỏi người viết phải dành nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến chủ đề từ các tài liệu trong nước và nước ngoài, đọc và phân tích, ghi chú lại những thông tin cần thiết phục vụ bài viết. Thông thường, việc hệ thống lại các bài viết sẽ thực hiện theo thứ tự thời gian giúp người viết có một cái nhìn tổng quan về sự phát triển của chủ đề.
Cuối cùng, việc viết Literature review cũng là một cách vô cùng hiệu quả để giúp người viết có thể gia tăng hiểu biết và kiến thức của mình về vấn đề nghiên cứu: Thông qua việc tìm kiếm và tham khảo những bài viết học thuật đã thực hiện trước đó về đề tài nghiên cứu sẽ giúp người viết gia tăng hiểu biết, tri thức của mình về vấn đề cũng như mở rộng tầm nhìn về những cách tiếp cận khác nhau mà các tác giả đi trước đã sử dụng cho vấn đề này. Điều này cũng vô cùng có ích cho người viết để sau này khi thực hiện các nghiên cứu khác cũng không bị bỡ ngỡ hay có những cách tiếp cận độc đáo giúp bài luận đạt điểm cao.
Những loại literature review thường gặp mà sinh viên cần biết
Khi viết Literature Review, tuỳ vào mục đích của người viết mà có những cách viết phù hợp. Trong đó, có 4 dạng phổ biến mà chúng ta cần nắm để trình bày phần này một cách tốt nhất, cụ thể như sau:
Narrative review (nghiên cứu thuyết minh): Đây là dạng viết tổng quan liên quan đến cách xác định và đánh giá những tài liệu đã có trước đó về chủ đề nghiên cứu. Thông thường, dạng này sẽ sử dụng phương pháp tường thuật để đưa ra các phát hiện liên quan và được dùng cho nhiều chủ đề, lĩnh vực liên quan khác nhau. Đối với dạng này sẽ không có quy trình cụ thể nhưng các nghiên cứu mà người viết phân tích sẽ vô cùng hữu ích cho đề tài nghiên cứu mà vẫn mang tính khách quan. Theo đó, người viết sẽ có cái nhìn bao quát, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của từng nghiên cứu trước đó từ đó tìm cách khắc phục để hoàn thiện nghiên cứu của mình một cách tốt nhất.
Systematic review (Hệ thống): Đối với dạng này đòi hỏi người viết phải tìm kiếm, tiến hành thẩm định và tổng hợp các bằng chứng nghiên cứu một cách có hệ thống theo trật tự và quy định cụ thể. Ưu điểm của loại hình này là có quy trình rõ ràng, cụ thể với những tiêu chí lựa chọn và loại trừ được quy định nên người viết sẽ có định hướng rõ ràng hơn. Từ đó có thể đề xuất những nghiên cứu mới trong tương lai để hoàn thiện những khoảng trống hay những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu.
Meta-analysis (Phân tích tổng hợp): Đây là kỹ thuật mà người viết sẽ tổng hợp thống kế các kết quả của các nghiên cứu theo phương pháp định lượng. Từ đó người viết có thể đánh giá một cách tổng hợp về các kết quả của các nghiên cứu trước đó và đưa ra kết luận về nội dung nghiên cứu.
Scoping review: Đây là dạng thường gặp và thường lựa chọn những bài nghiên cứu không giới hạn về thiết kế nghiên cứu (gồm cả phương pháp định lượng và định tính), không đánh giá về chất lượng của các nghiên cứu lựa chọn mà sẽ dùng để tổng hợp cách nhìn nhận đa chiều về một khái niệm, một chủ đề nghiên cứu hơn là việc đánh giá tính đúng sai của vấn đề.
Hướng dẫn cách viết literature review
Để viết Literature Review, các bạn hãy tham khảo hướng dẫn sau đây nhé:
Bước 1: Xác định vấn đề và phạm vi nghiên cứu liên quan
Để có thể thực hiện được bước này, các bạn cần tiến hành xem xét phần Literature Review của mình sẽ trả lời cho những câu hỏi hay những nghiên cứu nào. Các bạn cần có những tiêu chí để lựa chọn những bài nghiên cứu phù hợp đưa vào bài viết của mình và loại bỏ những bài ít liên quan hơn làm loãng nội dung bài viết. Để chọn được những bài viết chất lượng, các bạn cần dành thời gian tìm hiểu và chọn lọc nghiên cứu để tóm lược nội dung một cách ngắn gọn, súc tích.
Đối với mỗi câu hỏi trong Literature Review khác nhau sẽ có những cách trình bày và thực hiện nội dung khác nhau. Do đó, các bạn cần xác định rõ nội dung và vấn đề mà mình thực hiện trong Literature Review để có thể tiết kiệm thời gian và vạch rõ phạm vi tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu.
Tiêu chí để chọn những bài báo, nghiên cứu khoa học chất lượng:
Ưu tiên chọn nghiên cứu tiếng Anh: Những bài báo hay nghiên cứu được viết bằng tiếng Anh và được đăng tải, công bố trên các tạp chí khoa học nổi tiếng sẽ có giá trị cao hơn so với những bài viết chỉ công bố tại các tạp chí trong nước. Ngoài ra, việc tham khảo những tài liệu bằng tiếng Anh cũng giúp các bạn nhìn nhận những vấn đề khái quát hơn về đề tài mình thực hiện.
Thời gian công bố đề tài: Thông thường, các bạn nên chọn những bài báo hay bài nghiên cứu tham khảo được công bố trong vòng 5 năm trở lại đây để đảm bảo tính mới và sự cập nhật trong nghiên cứu. Nếu các bài nghiên cứu cũ hơn nhưng có giá trị trong việc tạo nên nền tảng cho nghiên cứu thì chúng ta cũng cần đề cập trong bài viết của mình.
Phương pháp nghiên cứu: Những bài nghiên cứu, bài báo khoa học được đánh giá cao là những bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng.
Dữ liệu rõ ràng: Người viết nên lựa chọn những bài viết có công bố các dữ liệu định lượng cụ thể và rõ ràng như trung bình mẫu hoặc phương sai mẫu hay những nghiên cứu công khai các dữ liệu thô phục vụ cho nghiên cứu trong bài viết.
Bước 2: Lên kế hoạch viết bài
Trong bước này, các bạn cần chia nhỏ các câu hỏi nghiên cứu với nội dung cụ thể để hình thành nên từ khoá tìm kiếm cho chủ đề mà mình đang thực hiện. Nên ưu tiên chọn những bài nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực liên quan đến chủ đề mà các bạn đang quan tâm. Để thực hiện được bước này, các bạn có thể tham khảo những bước sau: đi hỏi các chuyên gia hoặc thầy cô hướng dẫn, tìm kiếm tài liệu thông qua các nguồn như Internet, thư viện trường hoặc kho dữ liệu trên các nền tảng giáo dục,…
Bước 3: Tiến hành đánh giá và chọn lọc dữ liệu
Sau khi đã khoanh vùng được phạm vi tìm kiếm và tìm được những bài báo, bài nghiên cứu phù hợp, các bạn cần tiến hành đọc và ghi chú lại những nội dung quan trọng của những bài viết đó để phục vụ cho bài viết của mình. Các bạn có thể tham khảo những bí quyết sau:
Thứ nhất, hãy sử dụng những phần mềm quản lý tài liệu nếu số lượng tài liệu mà các bạn tìm kiếm và sử dụng quá lớn. Một số phần mềm mà các bạn có thể tham khảo như Refworks, Endnote, Mendeley,…
Thứ hai, tiến hành đọc tựa đề và phần tóm tắt của các nghiên cứu mà mình tìm được, các bạn có thể sử dụng một phần nội dung hoặc toàn bộ bài viết để đọc và chắt lọc thông tin. Nếu các bạn đọc toàn bộ bài viết thì nên tập trung vào phần phương pháp và kết quả nghiên cứu của bài viết đó cũng như liên tục đối chiếu để lược bỏ những nội dung không phù hợp.
Thứ ba, các bạn nên ghi chú lại những bài viết, bài nghiên cứu không phù hợp và loại bỏ nó. Đánh giá tổng quan về chất lượng những nội dung bài viết mà bạn có dự định sử dụng trong bài viết của mình.
Bước 4: Trình bày dữ liệu trong literature review
Để trình bày dữ liệu phục vụ cho bài viết của mình, các bạn có thể sử dụng sơ đồ các tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu thu được của từng bài viết sau đó tiến hành đánh giá và phê bình. Những dạng bảng biểu và phân tích được sử dụng phổ biến bao gồm: Cách đo lường, nền tảng lý thuyết, thiết kế nghiên cứu, đo lường và phân tích kết quả,….
Những lưu ý cần biết khi viết literature review
Thứ nhất, các bạn nên giới thiệu rõ ràng chủ đề mà mình sẽ viết ngay ở phần mở đầu thay vì đợi đến cuối mới viết. Điều này giúp người đọc có thể nắm bắt được nội dung chính và không bị lan man.
Thứ hai, cần tiến hành tổng hợp, phê phán và đánh giá các dữ liệu một cách khách quan với bằng chứng cụ thể thay vì viết bài một cách qua loa, sơ sài sẽ khiến bài viết thiếu tính thuyết phục.
Thứ ba, khi viết Literature Review cần đưa ra được những lý do lựa chọn cụ thể, rõ ràng khi lựa chọn mô hình và có cách trình bày phù hợp để người đọc nắm bắt được điều mà các bạn thể hiện trong bài viết của mình.
Thứ tư, cần nêu rõ nền tảng lý thuyết của vấn đề mà mình đang nghiên cứu để người viết có kiến thức nền cơ bản để người đọc có thể hiểu rõ và nắm bắt được vấn đề.
Có thể nói rằng, việc viết Literature Review không hề dễ dàng mà có rất nhiều quy định và đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về thời gian và công sức. Do đó, nếu các bạn đang phải đối mặt với những khó khăn và áp lực khi thực hiện Literature Review thì hãy liên hệ với Luận Văn Beta để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhé. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết Literature Review thuê, Luận Văn Beta sẽ giúp các bạn tháo gỡ những vấn đề và đạt điểm số mong muốn.