Trang chủ Tài liệu chuyên ngành Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Tìm Hiểu Về Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư

Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Tìm Hiểu Về Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư

Đăng ngày
27 Tháng Hai, 2024

Theo lịch sử phát triển của kinh tế – xã hội, từ khi xuất hiện, chủ nghĩa tư bản đã gắn với nền sản xuất hàng hóa. Nhưng sản xuất hàng hóa tư bản rất khác so với sản xuất hàng hóa giản đơn về trình độ và còn xuất hiện thêm một loại hàng hóa mới được gọi là hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái tư bản gắn với một quan hệ sản xuất mới. Giá trị thặng dư xuất hiện tạo nên thu nhập cho tư bản và giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản. Để hiểu hơn khái niệm giá trị thặng dư là gì cũng như vận dụng học thuyết giá trị thặng dư vào nền kinh tế Việt Nam như thế nào, hãy cùng Luận Văn Beta tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

Khái niệm: Giá trị thặng dư là gì?

gia tri thang du la gi luanvanbeta
Khái niệm Giá trị thặng dư là gì?

Học thuyết giá trị thặng dư được đánh giá là một trong những phát kiến lớn nhất, có đóng góp to lớn cho nhân loại bởi Các Mác. Giá trị thặng dư chính là phần giá trị được tạo ra bởi công nhân làm thuê lao động sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ nhưng bị chiếm đoạt hết bởi nhà tư bản. Trong hoạt động sản xuất, nhà tư bản cần phải mua sức lao động và chi vào tư liệu sản xuất. Mục đích của việc chi tiền này là thu về một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Số tiền dôi ra này được gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, giá trị thặng dư được định nghĩa là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt hết.

Giá trị thặng dư được Các Mác nghiên cứu dựa trên góc độ hao phí lao động. Trong đó, công nhân làm thuê lao động sản xuất tạo ra nhiều giá trị hơn so với chi phí mà nhà tư bản trả cho họ. Đây là yếu tố được quy định bởi tiền lương tối thiểu chỉ đủ cho người lao động sinh sống. Sự bóc lột lao động này chỉ được loại bỏ khi và chỉ khi nhà tư bản trao trả lại cho người lao động toàn bộ giá trị mới được tạo ra.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm giá trị thặng dư là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một ví dụ rõ nét dưới đây:

Một người lao động có trong tay giá trị nguyên vật liệu là 10000 đồng, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động này sẽ làm ra được một sản phẩm có giá trị 11000 đồng. Số tiền 1000 đồng chênh lệch đó được gọi là giá trị thặng dư sức lao động. Thế nhưng nhà tư bản chỉ trả lương cho người lao động 500 đồng/ sản phẩm. Điều này có nghĩa là nhà tư bản đã chiếm đoạt 500 đồng còn lại của người lao động. Như vậy, giá trị thặng dư được định nghĩa là toàn bộ giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người lao động làm thuê (người bán sức lao động) tạo ra và bị tư bản (người mua hàng hóa sức lao động) chiếm đoạt.

Bản chất của giá trị thặng dư

ban chat cua gia tri thang du la gi luanvanbeta
Bản chất của giá trị thặng dư là gì?

Chúng ta thấy rằng, giá trị thặng dư chính là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị. Quá trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa người mua hàng hóa sức lao động với người bán hàng hóa sức lao động. Do vậy, nếu xã hội chỉ có hai giai cấp là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân thì giá trị thặng dư của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là quan hệ giai cấp. Trong đó giai cấp tư bản làm giàu dựa trên cơ sở mướn lao động của giai cấp công nhân.

Khi chứng kiến cảnh người lao động bị áp bức lao động với tiền công rẻ mạt còn nhà tư bản thì không ngừng giàu có. C. Mác thấy sự bất công sâu sắc trong xã hội mà ông gọi đó là quan hệ bốc lột, mặt dù về mặt kinh tế, nhà tư bản không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang giá.

Trong điều kiện ngày nay, quan hệ này vẫn đang diễn ra nhưng với trình độ và mức đổ rất khác, tinh vi và dưới hình thức văn minh hơn so với cách mà nhà tư bản thực hiện ở thế kỷ 19. Mục đích của nhà tư bản là không chỉ dừng lại ở mức có được giá trị thặng dư mà còn phải thu được nhiều giá trị thặng dư nên cần có thước đo để đo lường giá trị thặng dư về lượng được gọi là tỷ suất giá trị thặng dư.

Giá trị thặng dư được biểu hiện thông qua các hình thái như lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Trong đó, lợi nhuận bình quân có vai trò trong việc điều tiết lợi nhuận còn lợi tức và địa tô có vai trò trong việc điều tiết giá cả thị trường.

Các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối:

Phương pháp này được áp dụng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản sử dụng lao động thủ công hoặc lao động với máy móc giản đơn. Phương pháp này là giá trị thặng dư thu được từ việc kéo dài ngày lao động của công nhân vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi các yếu tố khác như năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu đều không đổi.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này đã gặp phải sự kháng cự của giai cấp công nhân bởi nhà tư bản muốn kéo dài ngày công lao động của công nhân nhưng họ cần có thời gian nghỉ ngơi, giải trí để hồi phục sức khỏe. Do đó, tư bản sẽ tìm cách để tăng cường độ lao động của công nhân thông qua phương pháp thứ hai.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:

Phương pháp này tiến bộ vượt bậc so với phương pháp ban đầu, thể hiện trình độ sản xuất và trình độ xã hội đã nâng lên một tầm cao mới. Phương pháp này thu được giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng các hạ thấp giá trị sức lao động từ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.

Phương pháp giá trị thặng dư tương đối ngày càng được nâng cao do các cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển và đưa xã hội loài người bước vào nền văn minh mới- văn minh trí tuệ. Đây là phương pháp sản xuất theo chiều sâu, lao động phức tạp tăng lên và thay thế cho lao động giản đơn nên trí óc, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định đến sản xuất giá trị thặng dư.

So sánh phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối:

Điểm giống nhau: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối đều có mục đích giống nhau: Đều kéo dài thời gian lao động thặng dư. Đều làm tặng tỷ suất giá trị thặng dư, điều này có nghĩa là đều nâng cao trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với người lao động làm thuê. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối không loại trừ nhau, giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở của giá trị thặng dư tương đối

Điểm khác nhau:

Giá trị thặng tương tuyệt đối Giá trị thặng tuyệt đối
Biện pháp Kéo dài số ngày lao động trong khi giữ nguyên các điều kiện khác bao gồm: thười gian lao động, năng suất lao động, giá trị lao động Rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong khi giữ nguyên các điều kiện khác bao gồm: độ dài ngày lao động, cường độ lao động
Kết quả Với cùng quy mô sản xuất và thời gian sản xuất. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn so với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Với cùng quy mô sản xuất và thời gian sản xuất, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối tạo ra ít giá trị thặng dư hơn so với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Cơ sở thực hiện Dựa trên sự tăng cường độ lao động, phù hợp với thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, khi mà năng suất lao động còn thấp Dựa trên sự tăng năng suất lao động, phù hợp tỏng thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao, năng suất lao động tăng vượt trội.
Giới hạn Có giới hạn bởi thời gian tự nhiên trong ngày, yếu tố thể chất và tinh thần của người lao động Không có giới hạn vì năng suất lao động có thể tăng lên vô hạn

Có thể bạn quan tâm:

» Kho đề tài tiểu luận kinh tế chính trị ấn tượng 2024, tải miễn phí

Những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến giá trị thặng dư

Để hiểu được bản chất của giá trị thặng dư, chúng ta cần hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư từ đó có một cái nhìn toàn diện. Những yếu tố này gồm có:

Năng suất lao động của người công nhân làm thuê: Là số lượng sản phẩm mà công nhân làm thuê có thể làm ra được trong một khoảng thời gian cụ thể.

Thời gian lao động: Là khoảng thời gian mà công nhân làm thuê cần để có thể tạo ra một số lượng sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường. Điều kiện sản xuất bình thường là những điều kiện cần thiết để công nhân làm thuê làm việc được ở mức tối thiểu nhằm tạo ra sản phẩm.

Cường độ lao động. Sự hao phí về trí lực và sức lực của công nhân làm thuê khi làm việc trong một khoảng thời gian nhất định để tạo ra sản phẩm.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: công nghệ sản xuất, thiết bị, máy móc, vốn, trình độ quản lý,…cũng ảnh hưởng không nhỏ lên giá trị thặng dư của nhà tư bản.

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư là gì?

cac hinh thuc bieu hien gia tri thang du luanvanbeta
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa và là cơ sở phát triển của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư bao gồm lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Cụ thể:

Lợi nhuận:

Trong thực tế quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị hàng hóa bán ra và chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất hàng hóa luôn có một khoảng chênh lệch nhất định. Sau khi bán hàng hóa và trừ đi các khoản chi phí đã ứng ra trong quá trình sản xuất, nhà tư bản còn thu về được một số tiền chênh lệch bằng giá trị thặng dư. Số tiền chênh lệch này được Các Mác gọi là lợi nhuận. Lợi nhuận được định nghĩa là một hình thái biểu hiện bị biến tướng của giá trị thặng dư. Nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế thị trường. Thế nhưng khi được đo bằng một con số cụ thể thì lợi nhuận chỉ thể hiện được quy mô của hiệu quả kinh doanh mà chưa phản ánh rõ mức độ hiệu quả của kinh doanh. Chính vì thế, cần được bổ sung bằng số đo tương đối – tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm giữa toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước và lợi nhuận. Đây là chỉ số phản ảnh một cách đầy đủ hơn về mức độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận thường được tính hàng năm.

Lợi tức:

Tư bản cho vay là một hình thái mới được hình thành trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Tư bản cho vay là một dạng dư bản xã hội dưới hình thái tiền tệ mà người sở hữu cho nhà tư bản khác sử dụng trong một thời gian nhất định và nhận lại một số tiền lời nào đó. Số tiền lời này được gọi là lợi tức.

Nguồn gốc của lợi tức cho vay là một bộ phận giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất. Bề ngoài, lợi tức cho vay chỉ phản ánh mối quan hệ giữa tư bản sở hữu và tư bản sử dụng, tuy nhiên về bản chất lợi tức vẫn phản ánh quan hệ giữa tập thể tư bản sở hữu và sử dụng với giai cấp công nhân làm thuê.

Tư bản cho vay trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa vận động thông qua hình thức tín dụng cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, có kỳ hạn và có lợi tức. Dựa theo tính chất của tín dụng mà chia thành 2 loại cơ bản là tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.

Địa tô chủ nghĩa tư bản:

Tư bản kinh doanh nông nghiệp là một bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, hai con đường hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là:

  • Thông qua cải cách, chuyển dần từ nền kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Ví dụ như tại nước Nhật, Ý, Đức, Nga…
  • Thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ nền kinh tế địa chủ phong kiến, xây dựng và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Địa tô tư bản chủ nghĩa được định nghĩa là phần lợi nhuận thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp do công nhân tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất là địa chủ. Hình thức biểu hiện của địa tô tư bản chủ nghĩa rất đa dạng, trong đó có hai hình thức biểu hiện chính là địa tô chênh lệch và địa tô độc quyền. Trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ đất đai được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp mới phải nộp địa tô mà tất cả các loại đất như đất hầm mỏ, đất xây dựng… cũng phải nộp địa tô cho người sở hữu. Ngoài ra, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ruộng đất ngoài là đối tượng sử dụng, cho thuê thì còn có thể được bán. Giá cả đất đai là hình thức địa tô tư bản hóa, phụ thuộc vào tỷ suất lợi tức tiền gửi vào ngân hàng và sự biến động của địa tô.

Vận dụng quy luật giá trị thặng dư vào nền kinh tế Việt Nam

Từ thập niên 90, Đảng cộng sản Việt Nam đã sáng tạo và chủ trương triển khai một hệ thống kinh tế mang tên “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cho đến hiện tại, Đảng ta cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, đầy đủ và cụ thể như thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ giải thích nguyên lý chung của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng dến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác, có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Tuy nhiên, Việt Nam là đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, chính vì thế phương thức tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối không được áp dụng tại Việt Nam, thời gian lao động tối đa/ ngày không quá 8 tiếng hay 48 tiếng một tuần theo điều 68 của bộ luật Lao Động. Gạt bỏ đi tính chất và mục đích của tư bản, nền kinh tế Việt Nam có thể áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch (phần giá trị thặng dư thu được từ việc tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của hàng hóa). Hàng hóa làm ra theo định lượng của nhà nước, thậm chí là còn không cần biết đến việc hàng hóa đó tạo ra có đúng theo nhu cầu của thị trường hay không, điều này làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ.

Từ sau đổi mới năm 1986, nhà nước không còn hoàn toàn bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước buộc các doanh nghiệp này phải bắt đầu tự chủ, bước vào nền kinh tế thị trường, thêm vào đó là sự ra đời của các doanh nghiệp tư nhân. Tiếp theo đó là hàng hóa từ các nước khác tràn vào Việt Nam, phải kể đến là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc gây nên áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước buộc họ phải có các giải pháp nhằm gia tăng sức cạnh tranh để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Để gia tăng giá trị thặng dư, các doanh nghiệp trong nước bắt đầu chuyên môn hóa trong việc sản xuất hàng hóa, phân chia công đoạn chi tiết, áp dụng các phương thức quản lý mới và đầu tư vào việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc mới. Ban đầu, vì kinh phí còn hạn hẹp, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu mua lại công nghệ và máy móc cũ đã lỗi thời từ các nước phát triển với giá thành rẻ. Dần dần, khi kinh phí đã dồi dào hơn, các doanh nghiệp đã có thể tiếp cận với các công nghệ mới, hiện đại hơn. Đồng thời, khi Việt Nam còn chưa có được nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia nước ngoài cũng được mời sang để chuyển giao công nghệ.

Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với các đối thủ mới có tiềm lực tài chính, kỹ năng, kinh nghiệm, công nghệ cao là các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia trong điều kiện mới là thị trường toàn cầu phải tuân thủ các nguyên tắc ghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế. Do đó, nhu cầu đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trở nên cấp bách hơn khi nào hết.

Không được biểu hiện rõ như chạy đua về công nghệ tuy nhiên việc tìm kiếm và đào tạo những nhà chiến lược, nhà quản lý có trình độ chuyên môn cao vẫn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Không ít doanh nghiệp đã sẵn lòng chi trả cho nhân viên của mình một khoản tiền lớn mỗi năm để đổi lại những chiến lược mới giúp doanh nghiệp tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn.

Việc vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và tiếp thu những thành tựu từ những nước phát triển trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh kích thích sản xuất, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lí, gia tăng năng suất lao động xã hội, tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp đất nước ngày càng phát triển vững mạnh hơn và giàu đẹp hơn.

Thông qua bài viết này, Luận Văn Beta hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về quy luật giá trị thặng dư là gì, các nội dung xoay quanh quy luật giá trị thặng dư và vận dụng quy luật giá trị thặng dư vào nền kinh tế Việt Nam. Nếu các bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì trong quá trình làm tiểu luận, luận văn liên quan đến giá trị thặng dư, hãy liên hệ với Luận Văn Beta để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận