Thực hiện nghiên cứu khoa học hiện nay đã trở thành một trong những chủ đề mà các bạn cần thực hiện để qua đó đánh giá năng lực và đóng góp của mình liên quan đến lĩnh vực khoa học giáo dục. Tuy nhiên, việc lựa chọn đề tài và hoàn thiện nghiên cứu vốn dĩ cần rất nhiều thời gian và sự đầu tư. Để hỗ trợ các bạn trong công đoạn này, hôm nay Luận Văn Beta sẽ gửi đến các bạn Top 05 đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục hay và dễ thực hiện nhé.
Nghiên cứu khoa học về giáo dục là gì?
Nghiên cứu khoa học về giáo dục là quá trình nghiên cứu, phân tích và hiểu sâu về các khía cạnh của hệ thống giáo dục và quá trình học tập. Nó tập trung vào việc tạo ra kiến thức và thông tin liên quan đến giáo dục, nhằm cung cấp cơ sở cho việc cải thiện chất lượng giáo dục, thiết kế các chương trình học tập hiệu quả, và định hình chính sách giáo dục. Nghiên cứu khoa học về giáo dục có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Nghiên cứu giáo dục cơ sở: Tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non, như trường tiểu học và trung học.
- Nghiên cứu giáo dục cao đẳng và đại học: Tập trung vào nghiên cứu về hệ thống giáo dục cao cấp, đại học, và các khía cạnh liên quan như đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, và hình thức đánh giá.
- Nghiên cứu giáo dục đặc biệt: Liên quan đến nghiên cứu về giáo dục cho những đối tượng đặc biệt như trẻ em khuyết tật, người tị nạn, hoặc những người học khó khăn.
- Nghiên cứu chính sách giáo dục: Tập trung vào việc phân tích và đánh giá các chính sách và quyết định liên quan đến giáo dục, như cách phân phối nguồn lực, cải thiện hệ thống giáo dục, và xây dựng chuẩn mực giáo dục.
- Nghiên cứu công nghệ giáo dục: Liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong quá trình giảng dạy và học tập, cũng như ảnh hưởng của công nghệ đối với giáo dục hiện đại.
- Nghiên cứu tâm lý học giáo dục: Tập trung vào hiểu sâu về quá trình tư duy, học tập, và phát triển cá nhân của học sinh.
Nghiên cứu khoa học giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cung cấp thông tin cơ sở cho quyết định và chính sách giáo dục, và thúc đẩy sự phát triển và cải thiện trong hệ thống giáo dục. Nghiên cứu giáo dục cung cấp dữ liệu và thông tin quan trọng về các khía cạnh khác nhau của giáo dục, bao gồm chất lượng giảng dạy, hiệu suất học tập của học sinh, đánh giá giáo dục, và thực trạng của hệ thống giáo dục. Điều này giúp quản lý giáo dục và những người ra quyết định có thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu. Nghiên cứu giáo dục giúp xác định các phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả nhất. Nó giúp định hình các chiến lược giảng dạy, chương trình học, và tài liệu giảng dạy tốt hơn để tạo ra môi trường học tập tích cực và cải thiện kết quả học tập. Nghiên cứu giáo dục cung cấp căn cứ cho việc phát triển chính sách giáo dục hiệu quả. Những nghiên cứu này có thể hỗ trợ quyết định về phân phối nguồn lực, đổi mới giáo trình, tạo điều kiện tốt hơn cho giáo viên, và xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng. Nghiên cứu giáo dục giúp xác định cách đánh giá hiệu suất giảng dạy và học tập. Nó giúp phát triển các công cụ đo lường và đánh giá chất lượng, từ đó cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá tiến trình và kết quả học tập. Nghiên cứu giáo dục cung cấp thông tin cho cộng đồng về các vấn đề giáo dục quan trọng và những thách thức mà họ đang đối diện. Điều này có thể giúp tạo ra sự nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc cải thiện giáo dục. Nghiên cứu giáo dục không chỉ tạo ra kiến thức mới mà còn đưa ra hướng dẫn cho các nghiên cứu tiếp theo. Nó giúp xác định những câu hỏi nghiên cứu quan trọng và hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, bạn đang cần hỗ trợ hoặc thuê viết nghiên cứu khoa học về giáo dục, hãy liên hệ với Luận Văn Beta nhé!
Gợi ý tên đề tài nghiên cứu khoa học về giáo dục
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non
- Hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non thành phố Hải Dương
- Nghiên cứu tính tự lập trong hoạt động lao động của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
- Nghiên cứu tính tích cực trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
- Thực trạng tổ chức hoạt động rèn luyện cơ thể cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bằng các yếu tố tự nhiên ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang
- Sử dụng các phương pháp đánh giá trẻ theo giai đoạn tại Trường mần non Song ngữ Cây Ôliu, Thành phố Thủ Đức
- Thiết kế hoạt động trải nghiệm cho trẻ 24 – 36 tháng theo tiếp cận phương pháp đa giác quan
- Phát triển kỹ năng định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Quốc tế Tesla, Thành phố Hồ Chí Minh
- Thông qua tổ chức trò chơi đóng kịch tại trường mầm non giúp hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Thông qua tổ chức trò chơi học tập ở trường mầm non giúp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
- Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở Trường mầm non IGC Kiddy, thành phố Đồng Nai
- Kỹ năng thiết kế hoạt động hình thành biểu tượng số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi của sinh viên Khoa Giáo dục Mầm non – Đại học Sư phạm TPHCM
- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo hoạt động khám phá khoa học và môi trường xung quanh đạt kết quả cao
- Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng thông qua các hoạt động tại trường mầm non
- Áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến MONTERSSOEI, STEAM để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mần non Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên
- Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên thông qua hình thức trẻ tự trải nghiệm nhằm giúp trẻ khám phá và gần gũi với thiên nhiên
- Một số giải pháp phát huy khả năng sáng tạo, mạnh dạn tự tin qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
- Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ, góp phần cho trẻ 5-6 tuổi tự lập trong cuộc sống
- Biện pháp tuyên truyền phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời ở Trường mầm non Bạch Long
- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non: Vận dụng phương pháp Motessori trong giáo dục trẻ ở Trường Mầm non 19/5 – thành phố Thái Nguyên
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học
- Một số biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục tại trường tiểu học trên địa bàn Huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk
- Luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 theo hướng phát triển năng lực học sinh
- Sử dụng phần mềm Powerpoint và Ispring Suite 10 trong thiết kế bài giảng điện tử E-Learning
- Một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy bài Thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 4 trường tiểu học
- Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1 đến lớp 4 tại trường tiểu học Buôn Trấp thông qua hoạt động rèn đọc
- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát huy tính dân chủ của học sinh tiểu học
- Dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Địa lý lớp 5 năm học 2022-2023
- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học: Áp dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Tiểu học phát triển kỹ năng học tập
- Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tin học tiểu học theo định hướng phát triển năng lực, phát triển học sinh
- Một số phương pháp giúp học sinh tiểu học học tốt chương trình Tin học IC3 Spark
- Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học
- Một số biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 2 thông qua các hoạt động giáo dục
- Một số biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh tiểu học
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Công nghệ lớp 3 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh
- Những biện pháp cơ bản của giáo viên chủ nhiệm về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
- Đẩy mạnh khai thác phần mềm và tài liệu bổ trợ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học
- Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên & xã hội cho học sinh lớp 3 thông qua việc thiết kế trò chơi trường tác trong bài dạy Power Point
- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đông âm và từ nhiều nghĩa
- Một số biện pháp trau dồi từ vựng trong giảng dạy phân môn Tiếng Anh lớp 4
- Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn hộc và hoạt động ngoài giờ lên lớp
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục THCS
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc nhạc cho học sinh khối 6 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành phố Đà Nẵng.
- Áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn giáo dục công dân tại các trường THCS.
- Nghiên cứu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý việc học tập của học sinh THCS.
- Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục THCS
- Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS địa bàn quận 2 TP HCM.
- Giải pháp giảng dạy tích hợp môn khoa học xã hội cho học sinh các trường THCS vùng Đông Nam Bộ
- Giải pháp giảng dạy tích hợp môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường THCS
- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục THCS: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy bền lớp 9
- Ứng dụng Blended Learning và Flipped Classroom vào dạy học môn toán THCS
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác kênh hình trong dạy học môn Địa lý lớp 6 tại Trường THCS
- Lồng ghép giáo dục về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh THCS trong giờ học ngoại khóa môn Giáo dục công dân
- Tổ chức một số trò chơi thi đua trong dạy học môn Ngữ văn nhằm phát huy sự hứng thú và tính tích cực trong học tập cho học sinh THCS
- Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc nhạc cho học sinh THCS
- Một số bài học nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh THCS
- Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học môn Khoa học Tự nhiên THCS
- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục THCS: Ứng dụng Microsoft OneDrive vào việc lưu trữ và quản lý hồ sơ của tổ/ nhóm chuyên môn
- Ứng dụng Microsoft Forms vào việc kiểm tra, đánh giá học sinh và khảo sát, thu thập dữ liệu, thông tin trong trường THCS
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng qua bộ môn Công nghệ lớp 8
- Phát triển năng lực văn học cho học sinh THCS thông qua rèn luyện kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng trong giờ học tác phẩm văn học
- Một số biện pháp giúp học sinh phân loại, tóm tắt, phân tích bài toán trong dạng bài giải bài toán bằng cách lập phương trình
Mẫu đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục: “Sinh viên trường đại học Ngoại thương trong cách nhìn của cộng đồng”
Xuất phát từ nhu cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, cơ sở II trường đại học Ngoại thương tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1993. Sau hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, cơ sở II đã không ngừng hoàn thiện và phát triển thành một trong những đại học tiên phong trong cả nước đề đào tạo chuyên sâu đội ngũ trình độ đại học và trên đại học.
Vì vậy, sinh viên Ngoại thương thường được mọi người đánh giá cao về kiến thức chuyên môn và ý thức tìm hỏi, học hỏi cách tích cực, năng động và đối với nhà tuyển dụng trong và ngoài nước, sinh viên ngoại thương là một trong những lựa chọn hàng đầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường là 100% với tỷ lệ làm dung ngành nghề trên 90%. Bên cạnh đó, sinh viên ngoại thương cơ sở II luôn hăng hái trong các hoạt động xã hội, tình nguyện với mong muốn đóng góp sức lực của mình vì hoạt động cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực thì vẫn còn những ý kiến phê bình khá tiêu cực và gay gắt về sinh viên trường. Thời gian gần đây có thông tin về một số sinh viên năm nhất và năm hai của trường phát biểu khá chủ quan về vấn đề lương của sinh viên ngoại thương sau khi tốt nghiệp. Điều này tạo nên làn sóng tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Đứng trước tình hình này, việc nghiên cứu các ý kiến, nhận định về sinh viên ngoại thương từ chính sinh viên của trường và quan điểm của nhà tuyển dụng khi chọn lựa sinh viên là điều vô cùng cần thiết.
Tải miễn phí Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục Sinh viên trường đại học Ngoại thương trong cách nhìn của cộng đồng
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục: “Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học thương mại”
Giáo dục thể chất (GDTC) tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp là một mặt giáo dục không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Việc nâng cao dân trí cùng với phát triển thể chất để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là điều cần thiết.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác GDTC và hoạt động thể dục thể thao trong các trường học. Vì vậy, công tác GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quán triệt vấn đề này, Bộ giáo dục và đào tạo đã chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy để đưa vào nề nếp, phát triển thể lực nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp và quy hoạch phát triển, đổi mới.
Tại trường Đại học Thương mại, nắm được vị trí quan trọng của công tác GDTC đối với sinh viên nên Đảng ủy lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện, thể hiện việc thường xuyên đổi mới, nâng cao các thiết bị cơ sở vật chất, sân bãi và đội ngũ giảng viên. Vì thế, công tác GDTC tại nhà trường trong những năm qua luôn được duy trì đảm bảo. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn. Đó là số lượng sinh viên ngày một tăng nên cơ sở vật chất chưa đáp ứng được, chương trình học thay đổi liên tục nên giảng viên chưa thích ứng kịp,…
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, tác giả thực hiện nghiên cứu “Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học thương mại”.
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục: “Xã hội hóa giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học Nội vụ Hà Nội”
Xã hội hóa giáo dục đặc biệt trong giáo dục đại học là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này với mục tiêu là phát huy sức mạnh toàn dân để tạo ra những chuyển biến tốt về chất lượng giáo dục bậc cao. Tuy nhiên, khi đưa vào thực tế, chủ trương này bị nhiều người hiểu đơn giản là chuyển gánh nặng tài chính sang vai người dân.
Giáo dục xét từ bản chất được xem là một dịch vụ công do nhà nước cung cấp cho dân qua các tổ chức nhà nước hay qua việc hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân. Quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học cùng với chi phí tăng cao cho việc đào tạo và nghiên cứu dẫn đến hệ quả không thể tránh khỏi là chính sách bao cấp ấy phải thay đổi, đại học ngày càng phụ thuộc vào học phí của sinh viên để tồn tại.
Trường đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Nội vụ Hà nội nhằm đào tạo đại học, sau đại học,…phục vụ ngành Nội vụ và các yêu cầu xã hội. Để cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ đã đặt ra, Nhà trường cần thực hiện tốt công tác quản lý hành chính, quản lý nhân sự,…trong đó, để thực hiện cách tốt nhất thì vai trò của các nguồn lực được huy động để phát triển Nhà trường rất quan trọng. Nguồn lực đó từ ngân sách Nhà nước và thu học phí của sinh viên, học viên nhưng nó vẫn chưa đủ cho sự phát triển trước các yêu cầu hội nhập. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Xã hội hóa giáo dục đại học: kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học Nội vụ Hà Nội”.
Link download: Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục Xã hội hóa giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học Nội vụ Hà Nội
https://tailieuxanh.com/vn/dlID2549556_bao-cao-de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cap-truong-nang-cao-chat-luong-giao-duc-the-chat-cho-sinh-vien-truong-dai-hoc-thuong-mai.html
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ngành điện tự động tàu thủy theo định hướng mô hình trường đại học trọng điểm của quốc gia”
Trường Đại học hàng hải Việt Nam là một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa bậc học từ cao đẳng đến tiến sĩ nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế- xã hội của đất nước. Với nhiệm vụ và tầm quan trọng này, Ban giám hiệu nhà trường luôn chủ động tìm mọi biện pháp và phát huy đoàn kết, sức mạnh tập thể để tuyên truyền, định hướng và tìm giải pháp phù hợp trong điều kiện nước nhà để nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhằm triển khai và áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam, đặc biệt đối với ngành điện tự động tàu thủy tại Khoa điện- Điện tử, nhóm tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ngành điện tự động tàu thủy theo định hướng mô hình trường đại học trọng điểm quốc gia”. Để tài này ứng dụng trực tiếp vào công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo ngành điện tự động tàu thủy.
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2482273_de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cap-truong-nghien-cuu-thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-giao-duc-dao-tao-nganh-dien-tu-dong-tau-thuy-theo-dinh-huong-mo-hinh-truong-dai-hoc-trong-diem-quoc-gia.html
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục: “Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội”
Giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của ngành giáo dục nhằm tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi tôn trọng pháp luật, góp phần ổn định và nâng cao môi trường giáo dục toàn diện. Ngành giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng có trách nhiệm lớn lao đối với sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam, trong đó hình thành ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý trong nhân dân. Hoạt động giáo dục pháp luật gắn với hoạt động giáo dục nói chung, góp phần ổn định hoạt động của ngành giáo dục mà nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục.
Trong những năm qua, xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này.
Thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật nhà nước về giáo dục pháp luật, Ban giám hiệu các trường đại học đã chỉ đạo, tổ chức và triển khai giáo dục pháp luật cho sinh viên có trọng tâm, trọng điểm gắn với các ngành nghề đào tạo đặc thù của từng trường. Về cơ bản, sinh viên đã học đều hiểu biết về pháp luật nhưng vẫn còn một số bộ phận sinh viên có biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống,….làm cho cả xã hội quan tâm, lo lắng.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trực thuộc Bộ Nội vụ là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có trình độ đại học và sau đại học lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề có liên quan. Như các cơ sở đào tạo khá, trường đã tổ chức thực hiện công tác phổ biến và giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động, chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa và đạt được một số kết qủa nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác này vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Để thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên thực sự mang lại hiệu quả, có tác động tích cực nhằm nâng cao ý thức tuân thủ và xây dựng thói quen chấp hành pháp luật cho sinh viên, tác giả chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường đại học Nội vụ Hà Nội” nhằm đưa ra một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cho sinh viên.
Link tải bài: https://tailieuxanh.com/vn/tlID2372426_de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc-cap-truong-giao-duc-phap-luat-cho-sinh-vien-truong-dai-hoc-noi-vu-ha-noi.html
Trên đây là một số đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục được thực hiện và nhận được những đánh giá tích cực từ hội đồng giám khảo. Luận Văn Beta hy vọng mỗi bài viết mà chúng tôi gửi đến các bạn đều mang một ý nghĩa và thông điệp để giúp các bạn có thể hoàn thành chương trình học, đào tạo của mình một cách tốt nhất với điểm số mong muốn nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ viết thuê đề tài nghiên cứu khoa học mà chúng tôi cung cấp để tiết kiệm thời gian và công sức hiệu quả.