Quản lý giáo dục là một trong những chủ đề được quan tâm nhất giai đoạn hiện nay khi nước ta đang bước vào hội nhập khu vực và quốc tế vô cùng mạnh mẽ. Thông qua giáo dục, chúng ta mới có thể đào tạo được đội ngũ nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, hôm nay Luận Văn Beta sẽ gửi đến các bạn những mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục hay và tiêu biểu nhất.
Đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục là gì?
Đề cương luận văn thạc sĩ giáo dục là một bản thảo chi tiết để làm khung sườn cho quá trình thực hiện luận văn. Trong đó sẽ ghi lại tổng quan những nội dung mà các học viên sẽ thực hiện cho bài luận của mình trở nên hoàn chỉnh. Làm đề cương luận văn là bước đầu tiên mà các bạn học viên cần thực hiện và sau đó trình bày lên đội đồng giám khảo để duyệt trước khi triển khai làm bài luận.
Đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng vì nó được xem như là kim chỉ nam cho các học viên trong suốt quá trình viết luận cũng như là bản thảo để qua đó giảng viên hướng dẫn cùng hội đồng giám khảo đưa ra những góp ý và nhận xét để bạn hoàn thành bài luận của mình một cách tốt nhất. Vì vai trò và ý nghĩa quan trọng của đề cương luận văn mà các bạn cần thực hiện một cách nghiêm túc, đầu tư cả về thời gian lẫn công sức để hoàn thiện.
Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn quản lý giáo dục chuẩn 2023
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài: Một luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục chỉ được đánh giá cao khi nó đảm bảo được về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Do đó, trong phần mở đầu các bạn cần trình bày được lý do tại sao mình lại chọn đề tài này thay vì đề tài khác cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng mà nghiên cứu này mang lại,…
Mục tiêu nghiên cứu vấn đề: Xác định mục tiêu nghiên cứu là một trong những yêu cầu quan trọng cần quan tâm khi bắt tay thực hiện đề tài. Mục tiêu nghiên cứu luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục cần chỉ rõ những yêu cầu mà đề tài tập trung giải quyết cũng như cơ sở để đánh giá kết quả nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Mỗi đề tài sẽ có một phạm vi nghiên cứu khác nhau nên khi soạn đề cương, các bạn cần xác định rõ phạm vi mà mình sẽ thực hiện bao gồm không gian và thời gian nghiên cứu.
Phần nội dung chính
Cơ sở lý thuyết: Đây là phần nền móng cho bất cứ luận văn thạc sĩ nào để người đọc có thể qua đó hiểu được những gì mà bạn trình bày cũng như tăng tính thuyết phục cho lập luận của bạn trong luận văn. Vì vậy, học viên cần nắm rõ được các lý thuyết làm nền tảng cho đề tài, không sử dụng những cơ sở lý luận không liên quan khiến đề tài trở nên lan man. Cơ sở lý thuyết là phần nội dung chung nhất nên cần đảm bảo về độ chính xác và tránh những lỗi sai cơ bản.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện một luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, học viên có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau để xử lý các đối tượng nghiên cứu. Việc lựa chọn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sẽ tùy thuộc vào ý định, mục đích và tính chất của vấn đề nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đây là vấn đề cốt lõi mà học viên cần bám sát trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, thu thập dữ liệu cũng như viết luận văn. Nhiệm vụ nghiên cứu cũng là cơ sở để hội đồng giám khảo đánh giá luận văn của bạn có đạt yêu cầu hay không.
Kết quả nghiên cứu: Đối với phần này, các bạn có thể trình bày kết quả dưới dạng biểu đồ, sơ đồ hoặc hình ảnh để người đọc có thể nắm được kết quả một cách trực quan và hiệu quả nhất. Dù có thể sử dụng nhiều dạng khác nhau nhau nhưng bạn cũng cần diễn giải bằng lời, không nên chỉ sử dụng kết quả dưới dạng hình ảnh để tránh sự nhầm lẫn, khó hiểu không đáng có. Kết quả nghiên cứu đôi khi sẽ không giống với dự đoán ban đầu nhưng chúng ta cũng cần tôn trọng kết quả và bổ sung thêm những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu để người đọc có cái nhìn khách quan về kết quả luận văn.
Tài liệu tham khảo: Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc hẳn các bạn phải tham khảo rất nhiều nguồn khác nhau. Những nguồn tham khảo và trích dẫn này, các bạn cần đưa vào mục tài liệu tham khảo để thể hiện sự tôn trọng với chất xám của người khác cũng như khiến cho bài luận của bạn trở nên thuyết phục hơn. Khi trình bày tài liệu tham khảo, cần sử dụng các nguồn chính thống và đáng tin cậy.
Bài viết cùng chuyên mục:
» Mẫu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Mới Nhất 2023, Tải Miễn Phí
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mới nhất 2023
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục 01
Tên đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn nghệ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở các trường tiểu học tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh”
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học môn nghệ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn mỹ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn mỹ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục 02
Tên đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán cho học sinh tiểu học tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh”
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn toán cho học sinh tiểu học.
Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán cho học sinh tiểu học ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán cho học sinh tiểu học ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục 03
Tên đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non công lập quận 3, thành phố Hồ Chí Minh”
Đề cương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non công lập ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non công lập tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục 04
Tên đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori ở các trường mầm non tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh”
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục theo phương pháp Montessori ở các trường mầm non tư thục thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori ở các trường mầm non tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục 05
Tên đề tài: “Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh”
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống cho học sinh tiểu học
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh
1.2.2 Phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh
1.3. Lý luận về năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh
1.3.1 Cấu trúc năng lực thích ứng với cuộc sống
1.3.2 Biểu hiện của năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh
1.3.3 Công cụ đánh giá năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh
1.4 Lý luận về phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh
1.4.1 Mục tiêu của phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh tiểu học
1.4.2 Nội dung của phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh tiểu học
1.4.3 Phương thức tổ chức và loại hình hoạt động của phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh tiểu học
1.4.4 Đánh giá kết quả phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống cho học sinh tiểu học
1.4.5 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh
Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
2.1 Tổng quan về hoạt động giáo dục và đào tại quận Gò Vấp
2.1.1 Quy mô trường, lớp,học sinh
2.1.2 Kết quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu học
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1 Phương thức chọn mẫu và mẫu khảo sát
2.2.2 Phương pháp khảo sát
2.3 Thực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý tài các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh về năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh
2.4 Thực trạng năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
2.5 Thực trạng phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
2.5.1 Thực trạng về nội dung phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
2.5.2 Thực trạng về hình thức, phương pháp phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
2.5.3 Thực trạng về đánh giá kết quả phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
2.5.4 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống của học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
2.6.1 Điểm mạnh
2.6.2 Hạn chế
Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp
3.1.1 Cơ sở pháp lý
3.1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1 Đảm bảo tính khoa học
3.2.2 Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
3.2.3 Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả
3.3 Biện pháp phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.1 Biện pháp 1: Ban giám hiệu tổ chức bồi dưỡng kiến thức về năng lực thích ứng và triển năng lực thích ứng với cuộc sống cho học sinh cho giáo viên
3.3.2 Biện pháp 2: Giáo viên bồi dưỡng cho học sinh kiến thức về bản thân, về xã hội, môi trường thông qua dạy học và hoạt động trải nghiệm
3.3.3 Biện pháp 3: Giáo viên giáo dục học sinh, nhu cầu và động cơ hình thành năng lực thích ứng với cuộc sống.
3.3.4 Biện pháp 4: Giáo viên luyện cho học sinh các kỹ năng hợp thành của kỹ năng thích ứng với môi trường sống làm cơ sở cho hành vi thích ứng
3.5 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
3.5.1 Khái quát tổ chức khảo nghiệm
3.5.2 Kết quả khảo nghiệm
3.6 Thực nghiệm sư phạm
3.6.1 Mục đích thực nghiệm
3.6.2 Nội dung thực nghiệm
3.6.3 Đối tượng, hình thức, thời gian thực nghiệm
3.6.4 Tiến trình thực nghiệm
3.6.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.6.6 Kết luận chung thực nghiệm
Trên đây là những hướng dẫn để thực hiện đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục và một số bài mẫu hay mà các bạn có thể tham khảo. Luận Văn Beta hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hoàn thành được luận văn của mình một cách tốt nhất với điểm số mong muốn nhé. Ngoài ra, nếu cần sự hỗ trợ với bài luận văn của mình, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục hiện đang được cung cấp bởi Luận Văn Beta nhé! Chúc tôi cam kết sẽ hoàn thành tốt bài luận của bạn.